Thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 49 - 50)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.2.2. Thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập các số liệu liên quan phát triển ngành chăn nuôi trâu ở huyện Chiêm Hóa nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung cũng như trên Việt Nam và thế giới. Đây là những số liệu đã công bố, đảm bảo tính đại diện khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có những bước đầu hình dung được nghề chăn nuôi trâu. Các thông tin thu thập cụ thể như bảng 3.4.

Bảng 3.4 Thông tin thu thập số liệu

STT Thông tin thu thập Nguồn thu thập

1 Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của huyện Chi cục Thống kê, phòng tài nguyên môi trường 2 - Lịch sử chăn nuôi trâu thịt

- Số lượng hộ chăn nuôi trâu qua 3 năm. - Sản lượng trâu của huyện qua 3 năm.

- Giá trị thu được của ngành chăn nuôi trâu trong 3 năm

Phòng nông nghiệp huyện Chiêm Hóa.

3 Các nghiên cứu có liên quan Các tài liệu báo cáo khoa học, các tin bài trên truyền thông về lĩnh vực chăn nuôi trâu huyện Chiêm Hóa.

- Số liệu sơ cấp

về tình hình cơ bản của hộ; kết quả sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất khác của hộ; vốn đầu tư của hộ; lao động và sử dụng lao động của hộ; cách tổ chức sản xuất của hộ; tình hình tiêu thụ sản phẩm trâu của hộ; các khó khăn vướng mắc của hộ; sự quan tâm của chính quyền địa phương trong hoạt động sản xuất của hộ; các nhận định, đánh giá về tình hình phát triển kinh tế xã hội và phát triển chăn nuôi trâu của huyện,

* Căn cứ chọn điểm nghiên cứu:

Với mục tiêu của đề tài là nghiên cứu phát triển chăn nuôi trâu ở huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang, vì điều kiện thực hiện đề tài không cho phép chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên khắp các địa phương trong huyện mà chỉ chọn xã đại diện để tiến hành nghiên cứu.

* Chọn xã nghiên cứu: căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình phát triển chăn nuôi trâu của các xã trong huyện, chúng tôi chọn ba xã Phú Bình đại diện cho vùng cao điều tra 28 hộ, xã Kiên Đài đại diện cho vùng giữa điều tra 41 hộ và xã Vinh Quang đại diện cho vùng thấp điều tra 51hộ đây là các hộ tham gia nuôi trâu, 10 cán bộ quản lý bao gồm các cán bộ xã, huyện . Đây là các xã có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và sản xuất có thể đại diện cho các vùng sinh thái và có quy mô đàn trâu tương đối lớn so với các xã còn lại của huyện Chiêm Hóa.

Sau khi phân tổ thống kê đề tài bắt đầu thu thập số liệu sơ cấp với những nội dung sau đây:

Các số liệu về đặc điểm nhân khẩu học, tuổi, giới tính, trình độ học vấn Tình hình chăn nuôi trâu chung của huyện

Tình hình chăn nuôi trâu của hộ: Số trâu; giống trâu; phương thức chăn nuôi; thức ăn; cơ sở hạ tầng chuồng trại; công tác chăm sóc, thú y; tiêu thụ, liên kết sản xuất; vốn và sử dụng vốn cho đầu tư sản xuất của hộ; sử dụng lao động trong hộ; các khó khăn vướng mắc của hộ; sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương đối với hộ; các ý kiến nhận xét và kiến nghị của hộ…Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra với các câu hỏi phỏng vấn sâu theo mục đích nghiên cứu.Điều tra đại diện cán bộ nhằm thu thập các thông tin khái quát về tình hình phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)