Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 47)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3.Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội đến

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.3.Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội đến

phát triển chăn nuôi trâu huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

3.1.3.1. Thuận lợi

đất bằng chưa sử dụng và diện tích đồi núi chưa sử dụng sẽ là điều kiện thuận lợi để các hộ tích tụ ruộng đất, phát triển quy mô chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu nói riêng.

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất. Huyện Chiêm Hóa có nguồn lao động dồi dào chủ yếu tham già vào sản xuất nông nghiệp( UBND huyện Chiêm Hóa, 2018).

Nhà nước, các cấp chính quyền có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, đầu tư cho nông nghiệp đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân.

Nhà nước đã có nhiều chủ trương và biện pháp cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn để mở rộng đầu tư phát triển kinh tế.

3.1.3.2. Khó khăn

Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo thành quy mô sản xuất hàng hóa lớn.

Lực lượng lao động dồi dào nhưng số lao động được đào tạo, có tay nghề cao chưa nhiều, chưa đáp ứng được mức độ phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Tóm lại: Chiêm Hóa là huyện có truyền thống phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cách thức canh tác cũng như hình thức sản xuất trong nông nghiệp còn

nhiều khó khăn để phát triển ngành nông nhiệp, việc phát triển chăn nuôi là đòi hỏi bức thiết trong thời gian tới đặc biệt là chăn nuôi trâu vì đây là loại gia súc chính trong cơ cấu kinh tế hộ, mỗi con trâu xem như là tài sản lớn nhất đối với hộ nông dân, nhất là các hộ vùng cao. Trong bối cảnh hiện nay việc mở cửa, hội nhập kinh tế thì để phát triển chăn nuôi gặp nhiều khó khăn cho huyện nói riêng cũng như Tuyên Quang nói chung, với truyền thống chăn nuôi cũ đang làm hạn chế sự tăng đàn, phát triển đàn... Việc thay đổi cách thức, cũng như quản lý ở địa bàn còn nhiều khó khăn để các hộ tập trung phát triển.

Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực rất tốt cho phát triển cho chăn nuôi thêm với trình độ canh tác lâu đời là tiềm lực và việc phát triển chăn nuôi tới có nhiều tiềm năng phát triển cao, việc liên kết giữa người dân với cán bộ sẽ thúc đẩy, vực dậy lại nền chăn nuôi của địa phương.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình phát triển chăn nuôi trâu các xã trong huyện, tôi chọn đại diện 3 xã: Phú Bình, Kiêm

Đàivà Vinh Quang.

Đây là các xã có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và sản xuất có thể đại diện cho các vùng sinh thái và có quy mô đàn trâu tương đối lớn so với các xã còn lại của huyện Chiêm Hóa.

3.2.2. Thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp - Số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập các số liệu liên quan phát triển ngành chăn nuôi trâu ở huyện Chiêm Hóa nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung cũng như trên Việt Nam và thế giới. Đây là những số liệu đã công bố, đảm bảo tính đại diện khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có những bước đầu hình dung được nghề chăn nuôi trâu. Các thông tin thu thập cụ thể như bảng 3.4.

Bảng 3.4 Thông tin thu thập số liệu

STT Thông tin thu thập Nguồn thu thập

1 Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của huyện Chi cục Thống kê, phòng tài nguyên môi trường 2 - Lịch sử chăn nuôi trâu thịt

- Số lượng hộ chăn nuôi trâu qua 3 năm. - Sản lượng trâu của huyện qua 3 năm.

- Giá trị thu được của ngành chăn nuôi trâu trong 3 năm

Phòng nông nghiệp huyện Chiêm Hóa.

3 Các nghiên cứu có liên quan Các tài liệu báo cáo khoa học, các tin bài trên truyền thông về lĩnh vực chăn nuôi trâu huyện Chiêm Hóa.

- Số liệu sơ cấp

về tình hình cơ bản của hộ; kết quả sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất khác của hộ; vốn đầu tư của hộ; lao động và sử dụng lao động của hộ; cách tổ chức sản xuất của hộ; tình hình tiêu thụ sản phẩm trâu của hộ; các khó khăn vướng mắc của hộ; sự quan tâm của chính quyền địa phương trong hoạt động sản xuất của hộ; các nhận định, đánh giá về tình hình phát triển kinh tế xã hội và phát triển chăn nuôi trâu của huyện,

* Căn cứ chọn điểm nghiên cứu:

Với mục tiêu của đề tài là nghiên cứu phát triển chăn nuôi trâu ở huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang, vì điều kiện thực hiện đề tài không cho phép chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên khắp các địa phương trong huyện mà chỉ chọn xã đại diện để tiến hành nghiên cứu.

* Chọn xã nghiên cứu: căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình phát triển chăn nuôi trâu của các xã trong huyện, chúng tôi chọn ba xã Phú Bình đại diện cho vùng cao điều tra 28 hộ, xã Kiên Đài đại diện cho vùng giữa điều tra 41 hộ và xã Vinh Quang đại diện cho vùng thấp điều tra 51hộ đây là các hộ tham gia nuôi trâu, 10 cán bộ quản lý bao gồm các cán bộ xã, huyện . Đây là các xã có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và sản xuất có thể đại diện cho các vùng sinh thái và có quy mô đàn trâu tương đối lớn so với các xã còn lại của huyện Chiêm Hóa.

Sau khi phân tổ thống kê đề tài bắt đầu thu thập số liệu sơ cấp với những nội dung sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các số liệu về đặc điểm nhân khẩu học, tuổi, giới tính, trình độ học vấn Tình hình chăn nuôi trâu chung của huyện

Tình hình chăn nuôi trâu của hộ: Số trâu; giống trâu; phương thức chăn nuôi; thức ăn; cơ sở hạ tầng chuồng trại; công tác chăm sóc, thú y; tiêu thụ, liên kết sản xuất; vốn và sử dụng vốn cho đầu tư sản xuất của hộ; sử dụng lao động trong hộ; các khó khăn vướng mắc của hộ; sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương đối với hộ; các ý kiến nhận xét và kiến nghị của hộ…Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra với các câu hỏi phỏng vấn sâu theo mục đích nghiên cứu.Điều tra đại diện cán bộ nhằm thu thập các thông tin khái quát về tình hình phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện.

3.2.3. Phương pháp xử lý và tồng hợp số liệu

xử lý phiếu điều tra.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

a)Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp số liệu tuyệt đối, số tương đối, số bình quân trong thống kê để mô tả, phản ánh mức độ, quy mô, cơ cấu kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi trâu

b)Phương pháp thống kê so sánh

Sử dụng dãy số thời gian và các chỉ tiêu phân tích biến động, của tình hình chăn nuôi, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trâu ở huyện Chiêm Hóa.

c) Phương pháp chuyên gia, (KTP)

Trao đổi với một số cán bộ của Bộ NN&PNT, của Sở NN&PTNT, phòng nông nghiệp ở huyện... để nghiên cứu các giải pháp phát triển chăn nuôi Trâu phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của con trâu và vùng nghiên cứu.

d) Phương pháp phân tích ma trận SWOT Khung phân tích SWOT

Đôi tượng phân tích SWOT

Điểm Mạnh Điểm yếu

Cơ hội Thách thức

_ _

”Điểm mạnh” (Duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy) ”Cơ hội” (Đánh giá một cách lạc quan)

”Điểm yếu” (Phương thuốc để sửa chữa hoặc để thoát khỏi điểm yếu) ”Nguy cơ” (Các trở ngại)

Từ các cơ sở đó để đưa ra các giải pháp, cách thức thực hiện phù hợp

e) Phương pháp điều tra kinh tế hộ, kinh tế trang trại theo phương pháp phỏng

vấn trực tiếp và PRA, để phân tích hiệu quả của các hoạt động quản lý trong chăn nuôi

Đây là phương pháp được nhiều chương trình, đề tài áp dụng trong điều tra đánh giá nhanh nông thôn, với phương pháp này người được phỏng vấn (nông dân) vừa là người cung cấp thông tin, trả lời những câu hỏi trong phiếu liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội của gia đình họ, đồng thời họ cũng có quyền tham gia tư vấn các vấn đề chuyên môn, xác định các vấn đề nổi cộm và đề xuất các

giải pháp khắc phục.

Phương pháp này áp dụng để điều tra các thông tin cụ thể về: Thông tin về kinh tế hộ chăn nuôi; Thông tin về các kỹ thuật chăn nuôi; Thông tin về hiệu quả sản xuất của các mô hình.v.v

+ Phương pháp hạch toán CF, KQ và HQ sản xuất trâu

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a) Chỉ tiêu nghiên cứu tình hình chung về chăn nuôi trâu trong toàn huyện

- Số lượng và tốc độ phát triển đàn trâu của huyện hàng năm -Biến động cơ cấu đàn trâu của huyện

-Biến động nguồn thức ăn cho chăn nuôi trâu

-Công tác thú y và vệ sinh, phòng bệnh cho đàn trâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu của hộ nông dân huyện Chiêm Hóa

-Quy mô chăn nuôi trâu của hộ -Mục đính chăn nuôi trâu của hộ -Thức ăn cho chăn nuôi trâu của hộ -Phương thức nuôi của hộ

-Tình hình chăm sóc và nuôi dưỡng của hộ -Tình hình tiêu thụ trâu của hộ

-Thu nhập từ chăn nuôi trâu của hộ

-Một số chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi trâu của hộ + Giá trị sản xuất (GO)

+ Tong chi phí trung gian (IC) + Giá trị gia tăng (VA)

VA = GO - IC + Thu nhập hỗn hợp MI

+Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên giá trị sản xuất: MI/GO + Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian MI/IC

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÂU TẠI HUYỆN

CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG

4.1.1. Thực trạng về qui mô, cơ cấu và sự phát triển chăn nuôi trâu tại huyện Chiêm Hóa huyện Chiêm Hóa

4.1.1.1. Quy mô và cơ cấu chăn nuôi trâu huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Chiêm Hóa là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng và các điều kiên thuận lợi phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là trâu. Cùng quá trình phát triển sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn, chăn nuôi bò luôn gắn bó với người nông dân Chiêm Hóa. Trước đây, chăn nuôi trâu ở Chiêm Hóa chủ yếu là trâu sinh sản, một phần lấy sức kéo và phân bón phục vụ cho trồng trọt, viêc sử dụng thịt Trâu làm thực phẩm hạn chế. Trong những năm 1960, Chiêm Hóa là một trong những địa phương cung cấp nhiều trâu giống và trâu cầy kéo cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, mặc dù vậy chăn nuôi trâu ở Chiêm Hóa có tốc độ tăng trưởng chậm, phong trào chăn nuôi trâu hạn chế. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mục đích phát triển chăn nuôi trâu của người nông dân Chiêm Hóa đã thay đổi, đặc biêt khi thịt trâu được sử dụng ngày càng tăng lên trong các bữa ăn, thì chăn nuôi trâu ở Chiêm Hóa không chỉ đơn thuần là sản xuất con giống và lấy sức kéo mà chuyển sang nuôi thịt cung cấp thực phẩm phục vụ cho đời sống con người. Chăn nuôi trâu được các hộ nông dân bắt đầu quan tâm đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, con trâu trở thành vật nuôi xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân.

Trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, trong số các loại gia súc chính Con trâu là loại chiếm nhiều ưu thế nhất và nó gắn liền với cuộc sống của nhân dân nơi đây, thực trạng chăn nuôi trâu của huyện có thể nhìn qua số liệu bảng 4.1 về diễn biến chăn nuôi trâu của huyện.

Qua số liệu năm 2016 ta thấy rằng tổng đàn trâu toàn huyện là 22.150con. Trong đó, đàn cái sinh sản là 9.812 con chiếm 44.29% tổng số trâu toàn huyện một tỷ lệ rất lớn điều này cũng phản ánh sự tăng đàn sẽ khá ổn định, đàn hậu bị sinh sản là 2.400 con chiếm 10,81% tổng số trâu toàn huyện, đàn đực làm giống là 3.415 con chiếm 15,61% tỷ lệ khá thấp, còn lại là nghé và tơ lỡ chiếm 20,73

%. Đến năm 2017 cơ cấu đàn trâu có thay đổi như sau, đàn trâu cái sinh sản là 10.896 con giảm so với năm 2016 là 655 con nhưng vẫn chiếm 49,95% tổng đàn trâu do tổng đàn trâu của huyện, đàn đực giống là 2.487 con chiếm 2,56% so tổng trâu toàn huyện, còn lại là tơ lỡ bê nghé chiếm 24,19% giảm so với năm 2016 cụ thể giảm 640 con điều này do cuối năm có 2 đợt rét đậm, rét hại cộng với dịch hại nên số lượng nghé chết khá nhiều, Tuy nhiên trong cơ cấu đàn có thay đổi là đàn đực giống là 3.108 con chiếm14,01% so với tổng đàn, đàn cái sinh sản là 11.072 con 48,96% so với tổng đàn giảm so với cùng kỳ năm trước.

Vì vậy, qua ba năm nhìn chung đàn trâu có xu hướng tăng không đều kết quả này cũng phù hợp với tình hình chung của tỉnh xu thế các loài động vật đại gia súc biến động tăng, giảm qua các năm. Riêng đàn trâu cái sinh sản bị sinh sản có chiều hướng tăng đạt 106,33% nhưng chưa cao điều này cũng thể hiện đúng vì tỷ lệ giống để hỗ trợ nhân đàn, phát triển đàn khá thấp nên việc giữ lại và mua trâu đực làm giống là việc cần thiết, đây cũng là một trong những giải pháp để phát triển, ổn định đàn trâu của huyện.

Tính chất chăn nuôi trâu trên địa bàn vẫn mang nặng tính truyền thống lạc hậu, như chăn thả không dắt, và không chủ động trồng cỏ cho trâu ăn thêm, ngoài ra chưa có hoặc rất ít các hộ biết cách dự trữ thức ăn cho mùa khô, đông khi lượng thức ăn tự nhiên ít đi. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tổng đàn. Trâu Chiêm Hóa thuộc nhóm trâu trung bình con trưởng thành có thể đạt trọng lượng 500 kg chưa phải là loại lớn.

Tính đến 2018 có thể xem trâu Chiêm Hóa thuộc nhóm trâu già, chủ yếu giống trâu ngố (địa phương) chưa có sự đa dạng giống trâu trong vùng, các hộ cũng chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc cải thiện tầm vóc trâu của mình, và việc phát triển đang phó mặc cho tự nhiên chưa có tác động cụ thể nào lên đàn trâu.

a. Đặc điểm của các hệ thống chăn nuôi trâu tại huyện Chiêm Hóa

Huyện Chiêm Hóa có 3 kiểu chăn nuôi trâu:

- Chăn nuôi tích luỹ (kiêm dụng) thuộc các hộ vùng thấp - Chăn nuôi tích luỹ (kiêm dụng) thuộc các hộ vùng núi cao.

Bảng 4.1 Tổng hợp quy mô chăn nuôi trâu của huyện Chiêm Hóa

Hạng mục

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Số lượng (Con) cấu (%) Số lượng (Con) cấu (%) Số lượng (Con) Cơ cấu (%) 2017/2016 2018/2017 BQ

Trâu cái sinh sản 9812 44,29 10896 49,45 11072 48,96 11110 303,61 106,33

Trâu hậu bị sinh sản 2400 10,81 1823 8,31 1681 7,41 75,9 92.82 84,51

Trâu cái tơ từ 25 – 36 tháng 381 1,72 218 0,99 217 0,95 57,21 99,54 78,37 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trâu cái lỡ từ 13 – 24 tháng 1026 4,69 1016 4,64 986 4,36 99,02 97,04 98,03

Nghé cái sau cai sữa từ tháng 12 tuổi 993 4,48 589 2,70 478 2,11 59,31 81,15 70,23

Nghé theo mẹ 1925 8,62 3026 18,44 2163 9,52 105,24 106,73 105,95

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 47)