Cơ cấu đàn trâu hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 75 - 76)

ĐVT: Con

Vùng địa lý ĐVT Tổng số trâu (>42 tháng Đực giống tuôi) Cái sinh sản (>42 tháng tuổi) Nghé (12 tháng tuôi) Tơ, lỡ (12 - 42 tháng tuổi) Vùng cao Hộ 180 15 61 42 62 Vùng giữa Hộ 101 11 50 15 25 Vùng thấp Hộ 180 18 72 42 48 Tông Hộ 461 44 183 99 135 Vùng cao % 100,00 8,35 33,88 23,33 34,44 Vùng giữa % 100,00 10,89 49,50 14,85 24,75 Vùng thấp % 100,00 10,0 40,0 23,33 26,66 Tông % 100,00 9,54 39,69 21,47 29,28

4.1.2.3 . Phương thức chăn nuôi trâu của hộ

Chiêm Hóa là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng và các điều kiên thuận lợi phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biêt là trâu. Cùng quá trình phát triển sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn, chăn nuôi trâu luôn gắn bó với người nông dân Chiêm Hóa. Trước đây, chăn nuôi trâu ở Chiêm Hóa chủ yếu là trâu sinh sản, một phần lấy sức kéo và phân bón phục vụ cho trồng trọt, viêc sử dụng thịt Trâu làm thực phẩm hạn chế. Trong những năm 1960, Chiêm Hóa là một trong những địa phương cung cấp nhiều trâu giống và trâu cày kéo cho các tỉnh đổng bằng Bắc Bộ, mặc dù vậy chăn nuôi trâu ở Chiêm Hóa có tốc độ tăng trưởng chậm, phong trào chăn nuôi trâu hạn chế. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mục đích phát triển chăn nuôi trâu của người nông dân Chiêm Hóa đã thay đổi, đặc biệt khi thịt trâu được sử dụng ngày càng tăng lên trong các bữa ăn, thì chăn nuôi trâu ở Chiêm Hóa không chỉ đơn thuần là sản xuất con giống và lấy sức kéo mà chuyển sang nuôi thịt cung cấp thực phẩm phục vụ cho đời sống con người. Chăn nuôi trâu được các hộ nông dân quan tâm đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, con trâu trở thành vật nuôi xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 75 - 76)