Kết quả chăn nuôi theo vùng sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 85 - 88)

Chỉ tiêu Tính Vùng Cao Vùng Giữa Vùng Thấp

Số hộ điêu tra nuôi trâu địa phương hộ 28 41 51 Số lượng trâu nuôi bình quân/hộ con/hộ/năm 5,4 3,1 2,3 Trọng lượng thịt tăng/1 con trâu Kg 180 187 210 1. Thu nhập từ trâu thịt bình quân (GO) 1000đ/năm 4250,1 4675,0 4781,0 2. Tổng chi phí trung gian (IC) 1000đ/năm 2687,0 3091,5 3134,1

2.1.Con giống 1000đ/năm 750,1 1050,2 1270,6

2.2. Thức ăn 1000đ/năm 172,0 213,5 280,3

2.3. Nguyên nhiên vật liệu 1000đ/năm 271,6 282,7 301,5 3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ/năm 1.563 1.583 1.647 4. Phân bổ chi phí chuồng trại (F) 1000đ/năm 571 597 698 5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ/năm 992 986 949

6. GO/IC lần 1,58 1,51 1,52

7. MI/IC lần 1,47 1,34 1,32

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Mặt khác, trình độ chăn nuôi và mức độ đầu tư ở các xã vùng cao cao kéo theo tổng chi phí chăn nuôi trâu thịt cao hơn các xã vùng cao và vùng giữa, nhưng điều đó cũng làm năng suất cao kết hợp với quy mô chăn nuôi và hoạt động tiêu thụ thuận lợi hơn và có lợi hơn đối với người chăn nuôi nên kết quả chăn nuôi cũng như hiệu quả chăn nuôi ở vùng này cao nhất. Trong khi đó hầu hết các xã vùng thấp, vùng giữa có giá bán, giá mua thấp, đối với con giống hộ thường lấy con giống từ trâu cái gia đình đẻ ra hoặc mua của các hộ gia đình trong cùng khu vực đó nên chi phí mua giống thấp hơn các xã vùng ngoài nhưng

chất lượng con giống không cao. Do tập quán chăn thả quảng canh là chủ yếu, vệ sinh chuồng trại không tốt nên có thể phát sinh nhiều bệnh cho trâu, dẫn đến chi phí dịch vụ thú y ở các vùng này tương đối cao. Từ đó có thể thấy rằng hiệu quả chăn nuôi hiện nay của huyện phụ thuộc nhiều vào quy mô chăn nuôi và trình độ chăn nuôi cũng như mức độ đầu tư của chủ hộ. Kết quả nghiên cứu này có thể là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng quy mô chăn nuôi trâu thịt theo hướng sản xuất hàng hóa, tuy nhiên khi quy mô chăn nuôi đã tăng lên một mức độ nhất định thì kiến thức, trình độ kỹ thuật và sự chăm sóc nuôi dưỡng trâu của các hộ nông lại phải quan tâm nhiều.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÂU TẠI HUYỆN CHIÊM HÓA TẠI HUYỆN CHIÊM HÓA

4.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 4.2.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Khí hậu, thời tiết các khu vực trên địa bàn huyện phù hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc, duy chỉ có một số vùng có độ cao so với mặt nước biển lớn như vùng thượng, vùng cao có năm vào mùa đông nhiệt độ xuống quá thấp, sương muối kéo dài nên ảnh hưởng đến sức khỏe đàn trâu, trong khi việc chăm sóc nuôi dưỡng trâu không tốt đã làm trâu bị chết rét nhiều.

Là địa bàn có lượng mưa tương đối lớn, mùa mưa kéo dài, hệ thống sông suối nhiều nên không những tạo điều kiện cho cỏ tự nhiên và cây thức ăn gia súc phát triển mạnh, đủ đảm bảo thức ăn thô xanh mà còn đảm bảo đủ nước uống cho đàn trâu. Tuy nhiên, vào mùa đông khô hạn, sương muối nhiều nên lượng thức ăn tự nhiên giảm cả số lượng và chất lượng nên người dân cần có biện pháp dự trữ thức ăn cho trâu; hệ thống hồ chứa nước, bai đập chưa hoàn toàn được kiên cố nên có thể bị thiếu nước cục bộ cho chăn nuôi trâu ở một số địa bàn

4.2.1.2. Kinh tế xã hội

Chiêm Hóa là một huyện miền núi lực lượng lao động của huyện khá dồi dào nhưng chủ yếu chưa qua đào tạo, trình độ dân trí không đồng đều đặc biệt là các xã xa trung tâm huyện thì trình độ dân trí trung bình thấp, người dân tộc mường chiếm đại đa số nên việc tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi hạn chế. Bên cạnh đó, địa hình các vùng phức tạp chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn và càng khó khăn hơn khi vào mùa mưa, phần lớn đường giao thông chưa được kiên cố hóa nên ảnh hưởng đến việc cung ứng yếu tố đầu vào cho chăn nuôi trâu, cho công tác khuyến nông, thú y và hoạt động tiêu thụ sản phẩm

- Đầu tư cho phát triển chăn nuôi trâu

Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, nhưng điều kiện sống của đại bộ phận nông dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư cho phát triển chăn nuôi trâu thịt hiện nay của các hộ dân chưa thỏa đáng. Thứ nhất: về đầu tư con giống, rất ít hộ dân bỏ tiền mua con giống tốt như giống trâu lai, con giống đẹp mà chủ yếu mua con giống của các hộ trong vùng hoặc do trâu cái gia đình đẻ ra với số lượng hạn chế nên năng suất, chất lượng và quy mô đàn trâu

không cao; Thứ hai: về đầu tư chuồng trại, thường chuồng trại chăn nuôi trâu của các hộ hiện nay là tạm bợ, thô sơ thậm chí có hộ không làm chuồng cho trâu ở nên trâu hay bị mắc một số bệnh ký sinh trùng hoặc chết rét (đặc biệt khu vực vùng thượng, vùng cao, vùng sâu); Thứ ba: về đầu tư thức ăn cho trâu, người chăn nuôi chưa tận dụng triệt để phụ phẩm nông nghiệp là thức ăn cho trâu, thức ăn tinh và một số khoáng chất rất ít được sử dụng nên trâu chậm lớn. Như đánh giá phần trên cho thấy, chi phí thức ăn phát sinh lớn đối với phương thức thâm canh, còn phương thức bán thâm canh và quảng canh là thấp thậm chí không có. Thứ 4: Đầu tư cho phòng, chữa bệnh: khoảng 47% hộ dân không bỏ chi phí tiêm phòng thường xuyên cho đàn trâu, khi trâu bị mắc bệnh nặng, thường các hộ không muốn chữa mà đem ”bán chạy” vì vậy giá bán thường thấp và có khả năng làm lây lan dịch bệnh sang các vùng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Thứ năm: đầu tư về lao động, chủ yếu lao động được sử dụng trong chăn nuôi trâu thịt là người già và trẻ em, hoặc lao động kiêm dụng, không nắm bắt được kỹ thuật chăn nuôi, vì vậy việc chăm sóc và nuôi dưỡng trâu còn nhiêu hạn chế....

Mặc dù đã có nhiêu kênh tín dụng với lãi suất ưu đãi của Nhà nước và các tổ chức dự án như: Ngân hàng chính sách, dự án giảm nghèo, dự án PSAR... nhưng thời hạn vay vốn ngắn, lượng tín dụng cho vay ít, nhiêu hộ nghèo vẫn chưa mạnh dạn vay vốn để nuôi trâu vì sợ rủi ro, mặt khác do trình độ kỹ thuật chăn nuôi thấp nên năng suất chăn nuôi thấp và lợi nhuận không cao. Vì vậy, việc giúp đỡ về vốn cho người nghèo thì đồng thời phải hỗ trợ về kỹ thuật để họ có thể phát triển chăn nuôi trâu nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn trâu của huyện. Người dân địa phương rất mong muốn được sự quan tâm của Nhà nước hỗ trợ về vốn sản xuât, kỹ thuật chăn nuôi để tăng quy mô chăn nuôi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống và tích lũy ngày càng cao để phát triển kinh tế hộ.

- Lao động trong chăn nuôi trâu thịt của hộ

Kết quả điều tra cho thấy, việc sử dụng lao động trong chăn nuôi trâu thịt ở các hộ chủ yếu là người già và trẻ em chiếm khoảng 76,66% trong lao động tham gia chăn nuôi trâu - bảng 4.19. Trong thời gian chăn thả trâu họ thường kết hợp làm rất nhỉều việc như: làm ruộng, lấy củi, lấy măng, hái rau...

Và họ sử dụng rất ít thời gian trong ngày để chăm sóc trâu, trung bình khoảng 25 giờ/ngày, kết quả này cũng phù hợp khi mà phương thức chăn nuôi

của hộ phần lớn là phương thức quảng canh. Trâu chỉ có khoảng 4-5 giờ/ngày để gặm cỏ (chiếm 20 thời gian của một ngày) số thời gian còn lại trâu bị nhốt trong chuồng và trong tình trạng bị bỏ đói vì vậy trâu chậm lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 85 - 88)