PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. 4 Phương pháp phân tích số liệu
a)Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp số liệu tuyệt đối, số tương đối, số bình quân trong thống kê để mô tả, phản ánh mức độ, quy mô, cơ cấu kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi trâu
b)Phương pháp thống kê so sánh
Sử dụng dãy số thời gian và các chỉ tiêu phân tích biến động, của tình hình chăn nuôi, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trâu ở huyện Chiêm Hóa.
c) Phương pháp chuyên gia, (KTP)
Trao đổi với một số cán bộ của Bộ NN&PNT, của Sở NN&PTNT, phòng nông nghiệp ở huyện... để nghiên cứu các giải pháp phát triển chăn nuôi Trâu phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của con trâu và vùng nghiên cứu.
d) Phương pháp phân tích ma trận SWOT Khung phân tích SWOT
Đôi tượng phân tích SWOT
Điểm Mạnh Điểm yếu
Cơ hội Thách thức
_ _
”Điểm mạnh” (Duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy) ”Cơ hội” (Đánh giá một cách lạc quan)
”Điểm yếu” (Phương thuốc để sửa chữa hoặc để thoát khỏi điểm yếu) ”Nguy cơ” (Các trở ngại)
Từ các cơ sở đó để đưa ra các giải pháp, cách thức thực hiện phù hợp
e) Phương pháp điều tra kinh tế hộ, kinh tế trang trại theo phương pháp phỏng
vấn trực tiếp và PRA, để phân tích hiệu quả của các hoạt động quản lý trong chăn nuôi
Đây là phương pháp được nhiều chương trình, đề tài áp dụng trong điều tra đánh giá nhanh nông thôn, với phương pháp này người được phỏng vấn (nông dân) vừa là người cung cấp thông tin, trả lời những câu hỏi trong phiếu liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội của gia đình họ, đồng thời họ cũng có quyền tham gia tư vấn các vấn đề chuyên môn, xác định các vấn đề nổi cộm và đề xuất các
giải pháp khắc phục.
Phương pháp này áp dụng để điều tra các thông tin cụ thể về: Thông tin về kinh tế hộ chăn nuôi; Thông tin về các kỹ thuật chăn nuôi; Thông tin về hiệu quả sản xuất của các mô hình.v.v
+ Phương pháp hạch toán CF, KQ và HQ sản xuất trâu