Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 47 - 49)

phát triển chăn nuôi trâu huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

3.1.3.1. Thuận lợi

đất bằng chưa sử dụng và diện tích đồi núi chưa sử dụng sẽ là điều kiện thuận lợi để các hộ tích tụ ruộng đất, phát triển quy mô chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu nói riêng.

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất. Huyện Chiêm Hóa có nguồn lao động dồi dào chủ yếu tham già vào sản xuất nông nghiệp( UBND huyện Chiêm Hóa, 2018).

Nhà nước, các cấp chính quyền có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, đầu tư cho nông nghiệp đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân.

Nhà nước đã có nhiều chủ trương và biện pháp cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn để mở rộng đầu tư phát triển kinh tế.

3.1.3.2. Khó khăn

Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo thành quy mô sản xuất hàng hóa lớn.

Lực lượng lao động dồi dào nhưng số lao động được đào tạo, có tay nghề cao chưa nhiều, chưa đáp ứng được mức độ phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Tóm lại: Chiêm Hóa là huyện có truyền thống phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cách thức canh tác cũng như hình thức sản xuất trong nông nghiệp còn

nhiều khó khăn để phát triển ngành nông nhiệp, việc phát triển chăn nuôi là đòi hỏi bức thiết trong thời gian tới đặc biệt là chăn nuôi trâu vì đây là loại gia súc chính trong cơ cấu kinh tế hộ, mỗi con trâu xem như là tài sản lớn nhất đối với hộ nông dân, nhất là các hộ vùng cao. Trong bối cảnh hiện nay việc mở cửa, hội nhập kinh tế thì để phát triển chăn nuôi gặp nhiều khó khăn cho huyện nói riêng cũng như Tuyên Quang nói chung, với truyền thống chăn nuôi cũ đang làm hạn chế sự tăng đàn, phát triển đàn... Việc thay đổi cách thức, cũng như quản lý ở địa bàn còn nhiều khó khăn để các hộ tập trung phát triển.

Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực rất tốt cho phát triển cho chăn nuôi thêm với trình độ canh tác lâu đời là tiềm lực và việc phát triển chăn nuôi tới có nhiều tiềm năng phát triển cao, việc liên kết giữa người dân với cán bộ sẽ thúc đẩy, vực dậy lại nền chăn nuôi của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 47 - 49)