Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 86 - 95)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔ

4.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Khí hậu, thời tiết các khu vực trên địa bàn huyện phù hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc, duy chỉ có một số vùng có độ cao so với mặt nước biển lớn như vùng thượng, vùng cao có năm vào mùa đông nhiệt độ xuống quá thấp, sương muối kéo dài nên ảnh hưởng đến sức khỏe đàn trâu, trong khi việc chăm sóc nuôi dưỡng trâu không tốt đã làm trâu bị chết rét nhiều.

Là địa bàn có lượng mưa tương đối lớn, mùa mưa kéo dài, hệ thống sông suối nhiều nên không những tạo điều kiện cho cỏ tự nhiên và cây thức ăn gia súc phát triển mạnh, đủ đảm bảo thức ăn thô xanh mà còn đảm bảo đủ nước uống cho đàn trâu. Tuy nhiên, vào mùa đông khô hạn, sương muối nhiều nên lượng thức ăn tự nhiên giảm cả số lượng và chất lượng nên người dân cần có biện pháp dự trữ thức ăn cho trâu; hệ thống hồ chứa nước, bai đập chưa hoàn toàn được kiên cố nên có thể bị thiếu nước cục bộ cho chăn nuôi trâu ở một số địa bàn

4.2.1.2. Kinh tế xã hội

Chiêm Hóa là một huyện miền núi lực lượng lao động của huyện khá dồi dào nhưng chủ yếu chưa qua đào tạo, trình độ dân trí không đồng đều đặc biệt là các xã xa trung tâm huyện thì trình độ dân trí trung bình thấp, người dân tộc mường chiếm đại đa số nên việc tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi hạn chế. Bên cạnh đó, địa hình các vùng phức tạp chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn và càng khó khăn hơn khi vào mùa mưa, phần lớn đường giao thông chưa được kiên cố hóa nên ảnh hưởng đến việc cung ứng yếu tố đầu vào cho chăn nuôi trâu, cho công tác khuyến nông, thú y và hoạt động tiêu thụ sản phẩm

- Đầu tư cho phát triển chăn nuôi trâu

Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, nhưng điều kiện sống của đại bộ phận nông dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư cho phát triển chăn nuôi trâu thịt hiện nay của các hộ dân chưa thỏa đáng. Thứ nhất: về đầu tư con giống, rất ít hộ dân bỏ tiền mua con giống tốt như giống trâu lai, con giống đẹp mà chủ yếu mua con giống của các hộ trong vùng hoặc do trâu cái gia đình đẻ ra với số lượng hạn chế nên năng suất, chất lượng và quy mô đàn trâu

không cao; Thứ hai: về đầu tư chuồng trại, thường chuồng trại chăn nuôi trâu của các hộ hiện nay là tạm bợ, thô sơ thậm chí có hộ không làm chuồng cho trâu ở nên trâu hay bị mắc một số bệnh ký sinh trùng hoặc chết rét (đặc biệt khu vực vùng thượng, vùng cao, vùng sâu); Thứ ba: về đầu tư thức ăn cho trâu, người chăn nuôi chưa tận dụng triệt để phụ phẩm nông nghiệp là thức ăn cho trâu, thức ăn tinh và một số khoáng chất rất ít được sử dụng nên trâu chậm lớn. Như đánh giá phần trên cho thấy, chi phí thức ăn phát sinh lớn đối với phương thức thâm canh, còn phương thức bán thâm canh và quảng canh là thấp thậm chí không có. Thứ 4: Đầu tư cho phòng, chữa bệnh: khoảng 47% hộ dân không bỏ chi phí tiêm phòng thường xuyên cho đàn trâu, khi trâu bị mắc bệnh nặng, thường các hộ không muốn chữa mà đem ”bán chạy” vì vậy giá bán thường thấp và có khả năng làm lây lan dịch bệnh sang các vùng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Thứ năm: đầu tư về lao động, chủ yếu lao động được sử dụng trong chăn nuôi trâu thịt là người già và trẻ em, hoặc lao động kiêm dụng, không nắm bắt được kỹ thuật chăn nuôi, vì vậy việc chăm sóc và nuôi dưỡng trâu còn nhiêu hạn chế....

Mặc dù đã có nhiêu kênh tín dụng với lãi suất ưu đãi của Nhà nước và các tổ chức dự án như: Ngân hàng chính sách, dự án giảm nghèo, dự án PSAR... nhưng thời hạn vay vốn ngắn, lượng tín dụng cho vay ít, nhiêu hộ nghèo vẫn chưa mạnh dạn vay vốn để nuôi trâu vì sợ rủi ro, mặt khác do trình độ kỹ thuật chăn nuôi thấp nên năng suất chăn nuôi thấp và lợi nhuận không cao. Vì vậy, việc giúp đỡ về vốn cho người nghèo thì đồng thời phải hỗ trợ về kỹ thuật để họ có thể phát triển chăn nuôi trâu nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn trâu của huyện. Người dân địa phương rất mong muốn được sự quan tâm của Nhà nước hỗ trợ về vốn sản xuât, kỹ thuật chăn nuôi để tăng quy mô chăn nuôi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống và tích lũy ngày càng cao để phát triển kinh tế hộ.

- Lao động trong chăn nuôi trâu thịt của hộ

Kết quả điều tra cho thấy, việc sử dụng lao động trong chăn nuôi trâu thịt ở các hộ chủ yếu là người già và trẻ em chiếm khoảng 76,66% trong lao động tham gia chăn nuôi trâu - bảng 4.19. Trong thời gian chăn thả trâu họ thường kết hợp làm rất nhỉều việc như: làm ruộng, lấy củi, lấy măng, hái rau...

Và họ sử dụng rất ít thời gian trong ngày để chăm sóc trâu, trung bình khoảng 25 giờ/ngày, kết quả này cũng phù hợp khi mà phương thức chăn nuôi

của hộ phần lớn là phương thức quảng canh. Trâu chỉ có khoảng 4-5 giờ/ngày để gặm cỏ (chiếm 20 thời gian của một ngày) số thời gian còn lại trâu bị nhốt trong chuồng và trong tình trạng bị bỏ đói vì vậy trâu chậm lớn.

Bảng 4.19. Tình hình sử dụng lao động trong chăn nuôi trâu của hộ

Giờ lao động Loại lao động

Tổng cộng < 2giờ 2 - 4 giờ Số hộ CC(%) Số hộ CC(%) Số hộ CC(%)

Tổng lao động 90 100 39 100 61 100

1.Trong độ tuổi lao 21 23,33 18 46,15 13 21,31

2. Người già 33 36,66 11 23,21 22 36,06

3. Trẻ em 36 40 10 25,64 26 42,62

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Với đặc điểm sử dụng lao động của các hộ dân như trên sẽ gây khó khăn trong việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trâu của các chương trình dự án đến nông hộ (vì người tham gia tập huấn thường là lao động chính

Người trong độ tuổi lao động nhưng họ thường không tham gia trực tiếp trong hoạt động chăn sóc trâu, còn người tham gia trực tiếp vào hoạt động chăn nuôi trâu là người già và trẻ em thì không được tham gia tập huấn). Bên cạnh đó cũng gây khó khăn trong việc đánh hiệu quả tình hình sử dụng lao động trong chăn nuôi (chỉ tiêu hiệu quả chăn nuôi/lao động) vì rất khó phân bổ thời gian của người lao động sử dụng cho chăn nuôi, khó quy đổi thời gian (hoặc giá trị) lao động của người già và trẻ em theo lao động trong độ tuổi.

(3) Công tác khuyến nông trong phát triển chăn nuôi trâu

Trong thời gian qua, trạm khuyến nông huyện và trung tâm khuyến nông tỉnh đã có nhiều đóng góp cho phát triển chăn nuôi trâu ở huỵện Chiêm Hóa thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu thịt, triển khai thực hiện các mô hình trồng cỏ voi, trạm khuyến nông cung ứng được 15 trâu đực giống (Ngố) tốt cho các xã mà một số chương trình, dự án tài trợ... Tuy vậy, hiệu quả công tác khuyến nông chưa thực sự thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu thịt tại địa phương. Việc phổ biến kỹ thuật chăn nuôi mang tính lý thuyết chưa chú trọng gắn với thực tế điều kiện chăn nuôi của các hộ trong địa bàn, chưa có hoạt động tiếp theo sau tập huấn như hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện áp dụng kỹ thuật chăn nuôi của các hộ dân đã được tập huấn, ”người dân đi tập huấn chủ

yếu là để nhận tiền, họ hầu như không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đã được tập huấn vào chăn nuôi chứ đừng nói họ sẽ phổ biến lan rộng kiến thức đó cho các hộ khác. Các mô hình thí điểm mới chỉ dừng lại ở kết luận tổng kết các mô hình, chưa được triển khai nhân rộng trong toàn huyện. Điều đó dẫn đến thực trạng tổ chức chăn nuôi trâu của hộ còn nhỏ lẻ, manh mún, tỷ lệ đàn trâu lai thấp, phương thức chăn nuôi phổ biến là quảng canh, số lượng và chất lượng đàn trâu thấp.

Nói tóm lại, công tác khuyến nông chưa thúc đẩy được phong trào phát triển chăn nuôi trâu thịt theo hướng sản xuất hàng hóa của các hộ dân trên địa bàn huyện.

4.2.1.3. Nhân tố về kỹ thuật

- Giống và công tác giống

Hiện nay giống trâu được sử dụng chăn nuôi của huyện Chiêm Hóa chủ yếu là trâu Ngố địa phương, tuy có ưu điểm là thích nghi với điêu kiện chăn nuôi của các hộ dân trên địa bàn (phương thức chăn nuôi quảng canh, thu nhập người dân thấp nên ít đầu tư, chăm sóc đàn trâu ...) nên tổng chi phí chăn nuôi không nhiêu, nhưng năng suất và chất lượng thịt không cao, ”thời gian nuôi kéo dài, thịt dai và có mầu thẫm” (Nguyễn Đức Thạc,2016), điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường đặc biệt đối với thị trường lớn và khó tính như thành phố Hòa Bình, Hà Nội .... Vì vậy hiệu quả chăn nuôi của hộ nói chung là thấp.

Về công tác giống chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Mặc dù nhiều hộ chăn nuôi (chủ yếu ở vùng ngoài, vùng ruột), cán bộ địa phương đã nhận biết được tầm quan trọng của công tác giống cho phát triển chăn nuôi trâu thịt, khi được sự quan tâm tài trợ của một số dự án như: Dự án ETSP, Sadu, giảm nghèo.... Thực tế toàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay chỉ có duy nhất một trung tâm giống vật nuôi nằm trên địa bàn và chưa hình thành một đơn vị thành viên nào ở tuyến huyện. Trung tâm giống vật nuôi của tỉnh còn rất yếu trong việc nghiên cứu và phát triển các giống vật nuôi nói chung và giống trâu có chất lượng cao, việc thực hiện thụ tinh nhân tạo giống trâu ngoại cho đàn trâu địa phương đã triển khai tại các địa điểm gần trung tâm thành phố nhưng rất hạn chế về số lượng, chi phí phối giống cao không phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ dân. Vì vậy ảnh hưởng tới sự triển chăn nuôi trâu thịt của các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, tự bản thân người chăn nuôi cũng chưa chú ý đến quản lý

về công tác phối giống cho đàn trâu cái sinh sản của gia đình (đặc biệt là các hộ chăn nuôi trâu theo phương thức quảng canh). Vì vậy, việc cải tạo giống trâu diễn ra rất chậm. tăng trưởng và phát triển quy mô đàn trâu của huyện mang tính tự nhiên, chất lượng giống ngày càng bị thoái hóa do lai tạo cận huyết, năng suất và chất lượng sản phẩm không cao, giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. “Nếu phối giống cận huyết sẽ làm cho đàn con bị giảm trọng lượng trưởng thành, giảm sức sống do khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bị suy giảm, làm phát sinh các bệnh liên quan đến di truyền” (UBND huyện Chiêm Hóa, 2010).

Nguồn thức ăn trong chăn nuôi trâu

Với quy mô đàn trâu và bãi chăn thả tự nhiên của huyện hiện nay cho thấy, trung bình 475m đồng cỏ/1 con trâu, bên cạnh đó còn hơn 10.000 ha đất chưa sử dụng có khả năng quy hoạch thành vùng trồng cỏ, thì nguồn thức ăn thô xanh cho trâu vẫn đảm bảo đủ cho đàn trâu hiện tại và một số vùng vẫn đảm bảo khi quy mô đàn trâu tăng lên. Tuy nhiên diện tích bãi chăn thả tự nhiên và đất chưa sử dụng tập trung chủ yếu ở các xã vùng cao và vùng giữa, còn các xã ở vùng thấp diện tích này ngày càng bị thu hẹp vì bị chuyển sang làm đất canh tác và đất phi nông nghiệp. Vì vậy khi đánh giá tình hình chăn nuôi của hộ ở phần trên ta thấy, phần lớn các hộ chăn thả theo phương thức quảng canh thuộc các xã có nhiêu diện tích đất chăn thả tự nhiên, và khi đánh giá hiệu quả chăn nuôi theo vùng sinh thái cho thấy hiệu quả chăn nuôi cao lại tăng dần theo các vùng xa trung tâm huyện. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng cỏ ngày càng suy giảm và mang tính thời vụ rõ nét.

Năng suất và chất lượng đàn trâu cũng được tăng lên khi hộ chú trọng đến việc bổ sung thức ăn thô, tinh và muối cho trâu. Hiệu quả chăn nuôi của các hộ theo phương thức bán thâm canh cao nhất (do chi phí đầu tư thấp, năng suất đàn trâu cao). Trong khi đó, người dân vẫn chưa tận dụng nguồn thức ăn tinh bột dồi dào, phong phú, lượng phụ phẩm từ sản phẩm nông nghiệp nhiêu và đặc biệt người dân chưa biết cách chế biển để nâng cao độ dinh dưỡng của thức ăn và chưa biết cách bảo quản thức ăn cho trâu vào vụ đông.

Phương thức chăn nuôi trâu

Khi đánh giá hiệu quả chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi đối với các hộ trong cùng một vùng cho thấy, nếu hộ chăn nuôi theo phương thức quảng canh mặc dù không phải bỏ chi phí thức ăn do tận dụng cỏ tự nhiên nhưng thời gian nuôi kéo dài (trâu chậm lớn ), chi phí thú y cũng cao hơn các phương thức

khác do công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trâu không được tốt, trâu hay mắc bệnh nên hiệu quả chăn nuôi vẫn thấp hơn so với phương thức bán thâm canh. Hiệu quả chăn nuôi theo phương thức thâm canh thấp nhất điều đó không có nghĩa là chăn nuôi theo phương thức này không hiệu quả, mà tính hiệu quả phải xem xét đến thu nhập ròng của hộ trong một năm là cao hay thấp. Với phương thức chăn nuôi này, chi phí đầu tư lớn (đặt biệt là chi phí giống và thức ăn), nhưng tổng thu nhập của hộ lại rất cao. Vì vậy, muốn làm giầu từ chăn nuôi trâu thì phát triển chăn nuôi theo phương thức này là nhanh nhất. Tuy nhiên, phương thức thâm canh chỉ phù hợp với điêu kiện kinh tế của hộ khá và có kiến thức kỹ thuật chăn nuôi trâu vỗ béo. Việc phát duy trì và phát triển chăn nuôi theo hướng quảng canh vẫn phù hợp với các hộ ở vùng cao, vùng giữa nhưng để thu nhập của hộ cao cần phát triển quy mô chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa vì diện tích chăn thả vẫn đảm bảo, ”diện tích chăn thả của xã vẫn đảm bảo khi tăng tổng đàn trâu trâu lên 1,5 đến 2 lần hiện tại”. Còn các xã thấp cần chuyển dần sang chăn nuôi theo hướng bán thâm canh và thâm canh nếu muốn tăng quy mô đàn trâu khi mà diện tích chăn thả ngày một giảm.

Quản lý bệnh dịch, công tác thú y

Công tác thú y và phòng bệnh ở huyện Chiêm Hóa trong những năm gần đây được người dân và cán bộ quản lý chuyên môn đánh giá tương đối tốt, tỷ lệ trâu chết do bệnh dịch trong những năm vừa qua không đáng kể. Đạt được kết quả đó phải kể đến sự hoạt động có hiệu quả của đội ngũ cán bộ thú y, hiện nay số cán bộ thú y xã có trình độ cao học, đại học, cao đẳng chiếm 15,37%, số còn lại đều có trình độ trung cấp thú y - bảng 4.20. Tuy nhiên, do địa bàn các xã miền núi rộng, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn nên việc kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn quản lý của thú y xã gặp nhiều khó khăn, các cán bộ thú y xã chủ yếu phần đa có thời gian công tác chưa lâu nên chưa tích luỹ nhiều kinh nghiệm chuyên môn và hoạt động có phần non yếu. Theo chương trình hỗ trợ của dự án JVC về việc hình thành mạng lưới thú y thôn bản (mỗi xóm có một thú y viên) có trình độ từ trung cấp trở lên và có chứng chỉ hành nghề thú y do cục thú y cấp nên đã và đang giải quyết phần nào khó khăn tại chỗ về công tác phòng, chữa bệnh cho đàn gia súc. Thời gian dự án hỗ trợ từ năm 2008- 2013, với hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 86 - 95)