4.3.1 .Mục tiêu phát triển
4.3.3. Căn cứ đưa ra giải pháp
Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng phát triển chăn nuôi trâu thịt tại huyện cho thấy:
Thứ nhất: Công tác quy hoạch vùng chăn nuôi trâu thịt chưa được triển
khai, dẫn đến quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất mang tính tự phát, gây khó khăn trong việc đầu tư, phổ biến chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, khó kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi
trường cũng như hoạt động tiêu thụ.
Thứ hai: Công tác giống còn yếu kém, chất lượng giống trâu chưa đảm
bảo, số lượng con giống và trâu đực tốt còn thiếu, nên làm chậm tốc độ cải tạo đàn trâu địa phương.
Thứ ba: Nhiều nguồn thức ăn sẵn có cho chăn nuôi trâu sử dụng lãng phí,
phần lớn các hộ chăn nuôi chưa biết kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc, do đó tình trạng thiếu thức ăn cho trâu vẫn xảy ra (đặc biệt vào vụ đông), giá trị dinh dưỡng của các thức ăn hiện có cho trâu thấp.
Thứ tư: Việc chăm sóc và nuôi dưỡng trâu hiện nay của hộ nông dân còn
nhiều hạn chế, dẫn đến trâu sinh trưởng và phát triển chậm, năng suất và chất lượng trâu không cao.
Thứ năm: Hệ thống khuyến nông của huyện chưa thực sự hoạt động có
hiệu quả, nên việc phổ biến, chuyển giao kiến thức kỹ thuật chăn nuôi cho hộ nông còn rất hạn chế.
Thứ sáu: Hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi trâu thịt chưa được đa
dạng hóa, chủ yếu là chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ, thiếu các hình thức chăn nuôi có quy mô lớn tập trung như: trang trại lớn, nông trường chăn nuôi, các hợp tác xã chăn nuôi.
Thứ bảy: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trâu thịt trên trị trường ngày càng cao
nhưng hoạt động tiêu thụ trâu thịt của huyện còn nhiều khó khăn, yếu kém và chưa thể đảm bảo ổn định đầu ra của sản phẩm khi quy mô chăn nuôi tăng lên.
Thứ tám: Một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu thịt
của huyện và tỉnh chậm triển khai hoặc đã triển khai nhưng không hiệu quả, làm cho việc quy hoạch vùng chăn nuôi, hoạt động đầu tư, hỗ trợ cho người chăn nuôi chậm thực thi.