Gia đình trâu xã Phú Bình, huyện Chiêm Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 56)

Nguồn: UBND huyện Chiêm Hóa (2018) Chăn nuôi trâu tích luỹ (kiêm dụng) lâu năm thuộc vùng thấp của Chiêm Hóa Là hình thức nuôi kiêm dụng với nhiều mục đích: lấy sức kéo, lấy phân, bán giống, bán thịt khi già yếu hoặc cần tiền. Do dân tộc Tày và Nùng nuôi chủ yếu, người dân tộc Tày và Nùng chăn nuôi trâu tích luỹ có nhiều điểm khác biệt so với kiểu chăn nuôi tích luỹ của người Mông.

Người dân tộc Tày và Nùng sinh sống ở vùng thấp hơn so với các dân tộc khác, có ruộng nước nên loại cây trồng chủ yếu của họ là lúa nước ngoài ra còn trồng thêm ngô, đậu, lạc... Bởi vậy họ có nhiều điều kiện thuận lợi đa dạng hoá nguồn thu nhập, phát triển kinh tế.

Trong trồng trọt, những loại cây trồng chính của nhóm hộ này là: lúa ruộng, ngô ruộng, ngô rẫy và đậu đỗ các loại. Trong trồng trọt, ngoài cây trồng cung cấp lương thực chính là lúa nước, một số cây rau mầu trồng vụ đông như ngô, đậu, lạc cung cấp cho nhu cầu sử dụng của gia đình, những hộ gia đình tại đây còn có một nguồn thu nhập khá quan trọng, đó là thu từ cây thuốc lá.

Bảng 4.2. Cơ cấu đàn trâu theo phương thức chăn nuôi

Hạng mục

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Số lượng (Con) Cơ cấu (%) Số lượng (Con) Cơ cấu (%) Số lượng (Con) Cơ cấu (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 BQ Tổng đàn trâu 22.150 100 21.812 100 22.610 100 98,40 103,60 101,60

Theo hình thức chăn nuôi

- Nuôi tập trung 12.860 58,05 12.861 58,96 13.710 60,63 101,56 102,83 102,19 - Nuôi phân tán 9.290 41,95 8.951 41,14 8.891 39,37 97,83 95,93 96,88

Theo phương thức chăn nuôi

- Nuôi thả tự do 10.181 45,96 10.250 46,99 11,015 48,71 102,24 103,66 102,95 - Nuôi nhốt 1.212 5,47 2.013 13,22 2.060 9,11 168,55 99,80 133,67 - Bán chăn thả 10.157 45,85 9.549 43,77 9.546 42,22 95,46 96,45 95,95

Theo tính chất chăn nuôi

- Chăn nuôi

tích lũy 18.013 81,32 18.101 82,99 17.827 78,84 102,05 94,99 98,17 - Chăn nuôi

vỗ béo 4.137 18,68 3.711 17,01 4.774 21,16 91,05 124,39 107,72 Nguồn : Tổng hợp từ số liệu thống kê (2018) Qua số liệu trên ta thấy rằng hình thức chăn nuôi của nông dân trên huyện vẫn mang nặng tính chất sản xuất tự phát là chính, chưa mang tính quản lý cao cụ thể tỉ lệ nuôi nhốt đến năm 2018 chỉ chiếm 9,11%, tỷ lệ này đã được tăng lên so với 5,47% năm 2016. Diễn biến qua ba năm thì tình hình quản lý của hộ cũng tốt hơn như tỷ lệ thả tự do giảm dần, tăng tỷ lệ nuôi tập trung.

Một điều đáng nói ở dây là tỷ lệ nuôi vỗ béo tăng lên, điều này nói rằng các hộ đang chuyển dần xu hướng sang sản xuất hàng hóa, nuôi thời gian ngắn bán để kiếm chênh lệch là hướng đi đúng đắn trong thời buổi hiện nay.

Đối với ngành chăn nuôi ở huyện Chiêm Hóa, chăn nuôi trâu luôn mang lại hiệu quả cao nhất so với các loại vật nuôi khác cũng như so với trồng trọt, Khi xem xét các hộ trên địa bàn huyện Chiêm Hóa hầu hết các hộ cũng xác định là

chăn nuôi trâu là ngành chính, mang lại hiệu quả cao nhất và gắn liền với kinh tế của hộ.

Chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện Chiêm Hóa vẫn mang hình thức truyền thống chưa có sự đột phá, lượng trâu thịt xuất bán vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ đến 2018 chỉ xuất bán 1.015 con trên 22.610 con trâu toàn huyện. Đa số lượng trâu bán chủ yếu là trong huyện.

Bảng 4.3. Kết quả phát triển chăn nuôi trâu ở Tuyên quang Chỉ tiêu Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018 So Sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 BQ Tổng đàn trâu Con 22.150 21.812 22.610 98,47 103,61 101,04

Tổng số trâu, bán chết loại thải Con 4.520 3.850 4.630 85,17 120,25 102

Số trâu xuất bán Con 2.080 2.010 2.810 96,63 139,86 118,21

- Trâu thit Con 910 910 1.015 100,00 100,0 111,53

- Trâu nuôi Con 1.770 1.109 1.795 62,65 161,85 112,10 Lượng thịt hơi xuất bán Tấn 75,3 72,6 74,5 96,41 102,61 99,51 - Bán trong huyện Tấn 60,8 51,3 58,1 84,37 113,25 98,81 - Bán ngoài huyện Tấn 14,3 21,3 16,4 148,95 76,29 112,90

Trâu loại thải Con 1.062 985 876 92,74 88,93 90,83

Số trâu chết Con 776 855 944 110,18 110,40 110,24

Tỷ lệ chết mất của đàn trâu % 3,50 3,91 4,17 - - - Nguồn: Tổng hợp từ phòng nông nghiệp (2018) Qua bảng số liệu trên ta thấy được đàn trâu có xu hướng tăng không đều, tuy nhiên tỷ lệ trâu loại thải xuất bán có chiều hướng tăng, tức là bán thịt sự chuyển biến từ trâu nuôi phục vụ sinh hoạt chính cho nông dân sang hướng sản xuất trâu thịt, trâu hàng hóa.

4.1.1.2. Biến động thức ăn

Biến động nguồn thức ăn cho chăn nuôi trâu, trâu của huyện Chiêm Hóa Thức ăn sử dụng chủ yếu trong chăn nuôi trâu, trâu ở Chiêm Hóa hiện nay là cỏ tự nhiên, ngoài ra người dân còn tận dụng một số phụ phẩm trong sản xuất

nông nghiệp như rơm, lá mía, thân ngô, cỏ trồng...

Bảng 4.4. Diện tích một số cây trồng tại huyện Chiêm Hóa Loại cây trồng Loại cây trồng chính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Lúa 9.230 9.435 9.471 9.481 9.354 9.482 Ngô 4.000 4.121 4.276 4.671 5.958 6.545 Khoai 529 662 728 663 473 617,7 Sắn 1805 1.800 1.800 1.457 1.701 1527,3 Rau 826 1.215 1.585 1.832 1.854 3.304 Mía 60 61 85 85 85 85 Lạc 75 78 85 116 58 59 Đậu 324 701 750 836 529 712

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Chiêm Hóa (2018) Căn cứ vào số liệu ở bảng 4.7 cho thấy, tổng diện tích của một số loại cây trồng mà phụ phẩm có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu lại tương đối ổn định, diện tích lúa toàn huyện khoảng 9.482 ha, diện tích ngô khoảng 6.545 ha diện tích mía là 85 ha và một diện tích đáng kể của các cây trồng cho thức ăn tinh là, sắn, đỗ tương ... nên hàng năm huyện Chiêm Hóa có hàng chục ngàn tấn phụ phẩm nông nghiệp có khả năng dùng làm thức ăn gia súc.

Các loại thức ăn tinh sản xuất ra hầu hết được bán về vùng xuôi, còn lại các loại thứ ăn thuộc loại phụ phẩm nông nghiệp chỉ cho ăn tươi với số lượng không đáng kể. Trong khi đó, nếu quy đổi ra cỏ tươi thì: 1 kg cỏ khô thay được 4 - 5 kg cỏ tươi; 1 kg rơm thay được 2 kg cỏ tươi; 1 kg khoai lang, sắn thay được 2 kg cỏ tươi; 1 kg cám thay thế được 6 kg cỏ tươi . Như vậy khi người chăn nuôi không sử dụng triệt để, có hiệu quả các loại thức ăn trên là đã bỏ hoặc sử dụng không hiệu quả một lượng thức ăn rất lớn. Với khối lượng thức ăn đó có thể nuôi được thêm hàng chục ngàn con trâu nếu chúng được sử dụng một cách đúng kỹ thuật và hiệu quả.

Hiện nay bãi chăn thả trâu trâu của huyện tuy có giảm đi qua các năm nhưng vẫn đảm bảo cho việc mở rộng quy mô đàn trâu so với hiện tại với mật độ 2106 con/ha, nhưng do huyện là một huyện vùng núi nên tận dụng các đồi núi,

các khu rừng giao hộ, người chăn nuôi vẫn chăn thả trâu trâu.

Hình 4.2: Bãi chăn thả cho trâu của huyên Chiêm Hóa 2018

Nguồn: UBND huyện Chiêm Hóa (2018)

Hơn nữa diện tích đất lâm nghiệp lớn và đồi núi chưa sử dụng khá cao hơn 10.000 ha vì vậy một phần diện tích đất này có thể được quy hoạch làm bãi chăn thả hoặc diện tích trồng cỏ khi quy mô chăn nuôi tăng lên. Bên cạnh đó, ở một số xã thấp nơi mà diện tích đồng cỏ bị thu hẹp nhiều thì diện tích trồng cây thức ăn gia súc lại tăng lên, làm tốc độ tăng trung bình của cả huyện lên 8,92%, điều đó cho thấy người dân địa phương đã và đang chú ý đến việc bố sung thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt khi xu hướng chăn nuôi theo phương thức bán thâm canh đang được người dân dần dần áp dụng.

Tuy nhiên, số lượng các loại thức ăn trên phụ thuộc theo mùa vụ và điều kiện tự nhiên, nên trong năm có thời điểm (vụ đông) hầu hết các địa bàn của huyện vẫn xảy ra tình trạng thiếu thức ăn cho trâu.

Thức ăn cho chăn nuôi trâu của hộ

Hiện nay các hộ chăn nuôi vẫn sử dụng cỏ tự nhiên là nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi trâu, tuy nhiên do điều kiện thời tiết và khí hậu nên số lượng và

chất lượng cỏ phụ thuộc rất nhiều vào các mùa, vụ trong năm (cỏ tự nhiên thường thiếu vào vụ đông và vụ xuân). Ngoài cỏ tự nhiên, cỏ trồng và một số nguồn phế phụ phẩm của trồng trọt như rơm, thân cây ngô đã thu bắp,... còn sử dụng rất hạn chế và phụ thuộc rất nhiều vào các thời điểm mùa vụ trong năm – bảng 4.8. Do điều kiện tự nhiên và sản xuất khác nhau nên có sự phân bố khác nhau về nguồn thức ăn theo các vùng sinh thái của huyện.

Vụ xuân (từ đầu tháng 2 đến hết tháng tư âm lịch) chỉ có 3 nguồn thức ăn chủ lực là cỏ tự nhiên và rơm lúa mới thu thường với trữ lượng ít.

Về vụ hè (từ tháng 5 đến hết tháng 7 âm lịch) là thời điểm cỏ tự nhiên có trữ lượng cao nhất trong năm, đặc biệt trong thời điểm này có thêm một loại thức ăn mới là cây ngô đã thu bắp với trữ lượng tương đối lớn.

Về vụ thu (từ đầu tháng 8 đền hết tháng 11 âm lịch) các loại thức ăn trong thời điểm này tập chung vào 2 loại chính đó là cỏ tự nhiên và rơm lúa mới thu. Nhưng sản lượng cỏ tự nhiên đã bắt đầu giảm dần .

Trong vụ đông, các loại thứ ăn như thân cây ngô, rơm lúa mới thu, rơm dự trữ hầu như không còn, cỏ tự nhiên ít. Có thể coi đây là vụ thiếu thức ăn nhất trong năm cả về chủng loại và số lượng.

Bảng 4.5. Tổng hợp ý kiến đánh giá về nguồn thức ăn của các hộ điều tra

ĐVT: %

Xuân Hạ Thu Đông

Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Đủ 83 83,00 92 92,00 95 95,00 70 70,00 Chưa đủ 17 17,00 8 8,00 51 5,00 25 25,00 Thiếu 0 0,00 0 0,00 0 0,00 5 5,00

Nguồn: Số liê ̣u điều tra hộ (2018) Người dân bắt đầu chú trọng đến việc trồng cỏ để làm thức ăn xanh cho trâu nhưng mới phát triển theo hướng tự phát, diện tích nhỏ lẻ, manh mún. Các hộ thường học tập kinh nghiệm của nhau nên trồng không đúng kỹ thuật, diện tích không đáng kể, năng xuất thấp và mới chú trọng đến trồng giống cỏ voi có năng suất cao nhưng giá trị dinh dưỡng thấp.

Điều đáng quan tâm là rơm, thân cây ngô ít được tận dụng và phơi khô dự trữ để chăn nuôi trâu, một số nguồn thức ăn khác như dây lang, dây lạc, ... cũng

chưa được tận dụng triệt để, hầu hết các hộ chỉ sử dụng loại thức ăn này để cho trâu ăn tươi trong vụ thu hoạch, phần còn lại dùng làm phân xanh. Rất nhiều hộ chưa biết xử lý, chế biến để làm thức ăn dự trữ cho trâu trong khi vào mùa khô trâu phải tìm kiếm thức ăn trên những bãi cỏ càng ngày càng cạn kiệt và không được bổ sung thêm thức ăn gì vào ban đêm.

Các địa phương trong huyện có nguồn thức ăn tinh dồi dào, như cám gạo, bột ngô, bột sắn, đỗ tương và thức ăn đậm đặc... nhưng hộ chăn nuôi hầu như chưa sử dụng hoặc sử dụng một cách không thường xuyên. Đây là những vấn đề bất hợp lý cần sớm được khắc phục, đặc biệt cần thiết khi phát triển chăn nuôi trâu thịt theo hướng hàng hoá.

4.1.1.3.Tình hình thu nhập và hiệu quả kinh tế chăn nuôi trâu của hộ

Để đánh giá kết quả sản xuất chung và kết quả chăn nuôi trâu của hộ thông qua chỉ tiêu thu nhập, tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả như sau

Bảng 4.6. Tình hình thu nhập bình quâncủa kiểu chăn nuôi kiêm dụng từ 1

- 3 con/hộ TT Chỉ tiêu Thành tiền (1000 đồng) I Giá trị sản xuất 18,934 II Chi phí vật chất 18,164 1 Giống 11,952 2 Thức ăn tinh 2,406

3 Thức ăn thô xanh 3,440

4 Thú y 74

5 Khác (Khấu hao chuồng trại, muối...) 292

III Thu nhập hỗn hợp (MI) 770

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Qua bảng trên ta thấy, thu nhập hỗn hợp của kiểu chăn nuôi kiêm dụng từ 1-3 con/hộ (Trung bình 1,62 con/hộ) trong một chu kỳ sản xuất là 770 nghìn đồng. Hoạt động chăn nuôi trâu, bò đóng góp từ 10 đến 15% trong thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp của hộ. Thu nhập từ kiểu chăn nuôi trâu kiêm dụng thuộc nhóm này không có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, chăn nuôi trâu kiểu này còn có một số hạn chế sau:

thuộc nhóm này đều nuôi nhiều trâu làm sức kéo chính của gia đình. Còn chăn nuôi trâu chỉ được chăn nuôi với mục đích nuôi thêm, có thêm sức kéo và nguồn thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.

Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả (có người dắt) hoặc thả rông (sau vụ thu hoạch), trâu tự kiếm thức ăn dọc theo các triền đồi thấp, hoặc đồng lúa, ngô sau vụ thu hoạch. Thời gian chăn thả cả ngày, từ sáng đến chiều tối tự tìm đường về chuồng.

Hệ thống chuồng trại: do đặc trưng thành phần dân tộc chính là người Nùng và Tày ở vùng thấp hơn hệ thống chuồng trại chưa đảm bảo, nuôi nhốt gầm sàn là đặc điểm chính.

Công tác quản lý giống tại các hộ thuộc nhóm này chưa có tổ chức và thiếu kỹ thuật. Do đặc điểm thả rông nên trâu phối giống tự do, dẫn tới tình trạng thoái hoá giống đang diễn ra tại địa phương.

Nguồn thức ăn: nguồn thức ăn được sử dụng cho chăn nuôi trâu hiện nay gồm: rơm (vùng thấp), cỏ tự nhiên, cỏ trồng và bổ sung thêm các nguồn thức ăn tinh vào mùa đông, thời điểm thiếu các nguồn thức ăn tự nhiên (từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm). Hiện người dân đã bắt đầu trồng cỏ voi để cung cấp thêm thức ăn cho trâu tuy nhiên diện tích trồng còn nhỏ lẻ, chưa tập trung, chủ yếu là tận dụng những diện tích không thể canh tác một số loại cây trồng (ngô, đậu tương,.. ).

Thị trường tiêu thụ: Ít tham gia vào thị trường tiêu thụ trâu, trâu thịt, trâu già loại thải bán cho thu gom, lò mổ tại tỉnh, 2-3 năm bán 1 con.

Kiểu chăn nuôi trâu tích luỹ thuôc vùng cao - Chiêm Hóa

Đây là kiểu chăn nuôi trâu điển hình cho các xã vùng cao tại huyện Chiêm Hóa hiện nay. Các hộ thuộc nhóm này cũng đa dạng về thành phần dân tộc (Mông, Dao và ít hộ người Nùng). Nguồn thu nhập chính của các hộ là từ trồng trọt (trồng ngô) và chăn nuôi trâu, bò, trong đó ngô là cây trồng có vị thế rất quan trọng. Chăn nuôi chiếm 57% tổng thu nhập của hộ/năm, còn 43% thu từ trồng trọt. Trong chăn nuôi, vật nuôi đem lại nguồn thu nhập chính của các hộ thuộc nhóm này là trâu, lợn và gà. Lợn được nuôi trong thời gian lâu, từ 10 - 12 tháng/lứa, giống lợn chủ yếu là lợn đen địa phương. Chăn nuôi trâu chiếm vị trí quan trọng, chiếm tới 53% tổng từ chăn nuôi, chăn nuôi lợn chiếm 37% còn lại 10% từ chăn nuôi gà. Trong đó cơ cấu nguồn thu nhập từ các loại cây trồng như

sau: thu từ ngô chiếm tới 65%, từ đậu tương và lạc chiếm 35%. Giống ngô người dân trồng chủ yếu là ngô địa phương (chiếm tới 60% diện tích gieo trồng), trong mấy năm gần đây, ngô lai đã được trồng nhân rộng ra một số vùng đất thuận lợi (chiếm 40%) để có ngô hàng hoá bán ra ngoài thị trường. Về chăn nuôi trâu, bò: Người dân chủ yếu chăn trâu để cày, bán trâu khi cần tiền chi tiêu, con trâu là tài sản lớn của cả gia đình. Các hộ nuôi trâu tích lũy thì có quy mô đàn trâu từ 4 - 6 con.

Hiệu quả của kiểu chăn nuôi tích lũy thuộc vùng cao Chiêm Hóa

Chuồng trại chăn nuôi của người Mông rất tốt, một số hộ người Nùng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 56)