MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÂU TẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 97 - 98)

CHIÊM HÓA

4.3.1.Mục tiêu phát triển

Phát triển chăn nuôi trâu theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, đưa chăn nuôi trâu thịt thành một ngành kinh tế có tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của huyện nhằm các mục tiêu:

Tăng nhanh số lượng và chất lượng các sản phẩm thịt trâu và bê, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân trong vùng và các vùng lân cận. Xác định trâu làm vật nuôi chính để giúp nâng tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi của huyện lên bằng hoặc vượt mức đề ra của tỉnh là mức tăng trưởng đạt 10% và đạt 35% tổng giá trị ngành nông nghiệp vào năm 2020 và đến năm 2025 sẽ đạt 50%.

Phát triển quy mô chăn nuôi trâu thịt một cách hợp lý, tùy theo điều kiện chăn nuôi của hộ và điều kiện cụ thể ở mỗi vùng sinh thái. Hình thành các trang trại chăn nuôi trâu ở những nơi có điều kiện, tập trung chủ yếu ở vùng giữa, vùng cao.

Tăng nhanh tốc độ cải tạo đàn trâu, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ trâu lai trong tổng đàn tối thiểu là 20%, và đến năm 2025 đạt mức 50%.

Thực hiện phương thức chăn nuôi hợp lý với các vùng sinh thái, đối với vùng thấp phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng thâm canh và bán thâm canh, nâng tỷ lệ này lên 40% đến 2020 và 65% đến năm 2025; Vùng cao và vùng giữa có thể kết hợp phương thức chăn nuôi quảng canh và bán thâm canh và dần chuyển hướng nuôi thâm canh.

Giải quyết tốt các vấn đề về thức ăn và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, tất cả các hộ nuôi trâu đều biết cách xử lý chế biến thức ăn gia súc nhằm tận dụng tối ưu các nguồn phụ phẩm sẵn có cho chăn nuôi. Khoảng 65% số hộ chăn nuôi có thể sử dụng được các kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của các thức ăn hiện có và trồng cỏ để giải quyết đủ thức ăn và nâng cao quy mô chăn nuôi trâu của hộ.

Làm tốt công tác thú y và phòng trừ dịch bệnh, 100% số trâu được tiêm phòng định kỳ hàng năm, thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y để đảm bảo an toàn về dịch bệnh và sức khỏe cho đàn trâu.

Tất cả các hộ có nhu cầu vay vốn để phát triển chăn nuôi trâu đều được giúp đỡ. Tăng cường hoạt động của hệ thống khuyến nông, đảm bảo 60% số hộ

nuôi trâu được tham dự các lớp tập huấn và tư vấn về kỹ thuật nhằm phát triển chăn nuôi trâu.

Tăng cường các hoạt động về tổ chức quản lý và các hình thức hợp tác để phát triển chăn nuôi tốt hơn, phấn đấu 50% số xã xây dựng được các nhóm sở thích nuôi trâu và hoạt động có hiệu quả.

Từ đó, tăng thu nhập cho người nông dân, tạo công ăn việc làm và cải thiện điều kiện sống của họ, tăng tích lũy ngày càng cao để đầu tư phát triển kinh tế gia đình và góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 97 - 98)