Tình trạng hộ nắm bắt thông tin thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 82 - 85)

Đơn vị tính : Phiếu

Vùng Người chăn nuôi khác Đài, ti vi, báo chí... Người mua trâu Tông vùng

Vùng cao 16 2 10 28 Vùng giữa 25 2 14 41 Vùng thấp 20 5 26 51 Tổng 61 9 50 120 Vùng cao 57,14 7,15 35,71 100,00 Vùng giữa 60,97 4,87 34,16 100,00 Vùng thấp 39,21 9,80 50,98 100,00 Tổng 50,84 7,50 41,66 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Tuy nhiên ý nghĩa của thông tin còn phụ thuộc rất nhiều chất lượng của các thông tin đó. Nếu thông tin thị trường mang tính chất khách quan sẽ giúp cho người chăn nuôi nhận biết được chính xác giá trị thật của sản phẩm mình làm ra và giúp người chăn nuôi có thể dự đoán chính xác thời điểm bán sản phẩm có lợi nhất. Thường thông tin thị trường tiêu thụ trâu thịt mà hộ dân biết được là do qua truyền miệng từ các hộ dân khác trong khu vực (khoảng 75% ý kiến được điều tra), số hộ dân cập nhật thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng còn rất hạn

chế, điều đó có thể khẳng định được các thông tin về giá cả mà các hộ gia đình thu nhận được hầu hết có chất lượng thấp, không phản ánh được giá trị thật của các sản phẩm mà họ làm ra. Đây cũng là yếu tố sẽ làm thiệt hại cho người chăn nuôi và làm hạn chế sức tiêu thụ các sản phẩm.

Thứ tư: Mức độ tiêu thụ và thời điểm tiêu thụ sản phẩm

Theo ý kiến của các hộ dân và cán bộ quản lý địa phương, thì việc tiêu thụ trâu thịt được nhận định là dễ bán (khoảng 75% ý kiến được điều tra), Theo đánh giá của một số cơ sở giêt mổ lớn, thì trâu thịt Chiêm Hóa chủ yếu là trâu già, loại thải nên chất lượng thịt không cao, tỷ lệ thịt xẻ thấp, sẫm màu nên khó bán.

Về thời điểm tiêu thụ, thời điểm từ tháng 9 đến tháng 12 là thời điểm dễ bán sản phẩm và bán được giá cao, đây là thời điểm thuận tiện nhất cho việc việc tiêu thụ trâu thịt. Tuy nhiên, nhiều hộ dân chỉ bán trâu thịt khi gia đình cần tiền hoặc khi gặp điều kiện khó khăn (khoảng 70%). Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh tế của nghề chăn nuôi trâu và cũng cho chúng ta thấy nghề nuôi trâu của huyện chưa theo mục đích sản xuất hàng hoá.

4.1.2.5. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi trâu của hộ

Với quy mô chăn nuôi trâu và phương thức chăn nuôi trâu của các nhóm hộ có khả năng mở rộng thì việc tăng thu nhập ngay trên địa phương là hoàn toàn co thể thực hiện được như đã phân tích ở trên, có lẽ do điều kiện kinh tế khá hơn, lượng thức ăn gia súc dồi dào dẫn đến việc đầu tư tốt hơn cho chăn nuôi trâu, vì vậy thu nhập từ chăn nuôi trâu thịt bình quân của các hộ ở vùng này cao hơn so với các hộ khác.

Nếu so sánh thu nhập từ chăn nuôi trâu so với tổng thu từ chăn nuôi ta cũng có kết quả tương tự, điều đó khẳng định chăn nuôi nói chung, chăn nuôi trâu thịt nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế của hộ, các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như điều kiện sản xuất thuận lợi của từng vùng.

Hiệu quả kinh tế chăn nuôi trâu thịt

Hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu của các hộ, do mức độ đầu tư và kinh nghiệm chăn nuôi của các hộ khác nhau dẫn đến hiệu quả kinh tế của các hộ, các vùng sinh thái cũng khác nhau. Việc nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi là cơ sở để khuyến cáo hướng phát triển chăn nuôi trâu ở địa phương.

Hiệu quả kinh tế theo phương thức chăn nuôi thực tế

Bảng 4.17. Hiệu quả trong chăn nuôi trâu (thịt)

Đơn vị tính :1000đ

STT Hạng mục Vùng cao Vùng giữa Vùng thấp I Thu nhập của hộ 4.250,1 4.675,0 4.781,0

1 Từ bán trâu 4058,0 4.250,0 4.470,0

2 Tận dụng phụ phâm của nuôi trâu 192,1 425,0 311,0

II Chi phí sản xuất 2.687,0 3.091,5 3.134,1

1 Chi phí về giống 730,1 1050,2 1270,6

2 Chi phí thức ăn 172,0 2.13,5 280,3

3 Chi phí nguyên nhiên vật liệu 271,6 282,7 301,5

4 Chi phí hộ tự làm 1.493,3 1.545,1 1281,7

III Lợi nhuận 1.563,1 1.583,5 1.646,6

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Hiệu quả kinh tế chăn nuôi trâu thịt theo vùng sinh thái

Để đánh giá sự ảnh hưởng của vùng sinh thái đến phát triển chăn nuôi, tôi đã tính toán một số chỉ tiêu nhằm so sánh hiệu quả của chăn nuôi trâu giữa các vùng sinh thái của huyện Chiêm Hóa

Khi đánh giá kết quả chăn nuôi theo vùng sinh thái, ta có kết quả ở bảng 4.17. Qua bảng 4.18. cho thấy thu nhập hỗn hợp ở các xã vùng cao cao nhất ( 992 nghìn đồng/năm), vì giá bán vùng này cao hơn và quy mô đàn trâu bình quân của hộ cũng nhiều hơn. Khi đánh giá hiệu quả chăn nuôi cũng cho kết quả tương tự, Điều này có thể lý giải như sau, mặc dù ở các xã vùng cao, vùng giữa có diện tích đồng cỏ và thức ăn thô tự nhiên đảm bảo cho quy mô trâu hiện tại tốt hơn so với các vùng thấp, với phương thức chăn nuôi quảng canh hầu như phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên thì vùng nào có lợi thế này thì năng suất trâu thịt sẽ cao hơn. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ suất giá trị sản xuất trên chi phí trung gian và tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian của các xã vùng thấp là 1,52 lần%, và 1,32 lần. (Các chỉ tiêu này đối các xã vùng giữa là 1,51 lần và 1,34 lần; các xã vùng cao là 1,58 lần và 1,47 lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 82 - 85)