Diện tích một số cây trồng tại huyện Chiêm Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 59 - 61)

Loại cây trồng chính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Lúa 9.230 9.435 9.471 9.481 9.354 9.482 Ngô 4.000 4.121 4.276 4.671 5.958 6.545 Khoai 529 662 728 663 473 617,7 Sắn 1805 1.800 1.800 1.457 1.701 1527,3 Rau 826 1.215 1.585 1.832 1.854 3.304 Mía 60 61 85 85 85 85 Lạc 75 78 85 116 58 59 Đậu 324 701 750 836 529 712

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Chiêm Hóa (2018) Căn cứ vào số liệu ở bảng 4.7 cho thấy, tổng diện tích của một số loại cây trồng mà phụ phẩm có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu lại tương đối ổn định, diện tích lúa toàn huyện khoảng 9.482 ha, diện tích ngô khoảng 6.545 ha diện tích mía là 85 ha và một diện tích đáng kể của các cây trồng cho thức ăn tinh là, sắn, đỗ tương ... nên hàng năm huyện Chiêm Hóa có hàng chục ngàn tấn phụ phẩm nông nghiệp có khả năng dùng làm thức ăn gia súc.

Các loại thức ăn tinh sản xuất ra hầu hết được bán về vùng xuôi, còn lại các loại thứ ăn thuộc loại phụ phẩm nông nghiệp chỉ cho ăn tươi với số lượng không đáng kể. Trong khi đó, nếu quy đổi ra cỏ tươi thì: 1 kg cỏ khô thay được 4 - 5 kg cỏ tươi; 1 kg rơm thay được 2 kg cỏ tươi; 1 kg khoai lang, sắn thay được 2 kg cỏ tươi; 1 kg cám thay thế được 6 kg cỏ tươi . Như vậy khi người chăn nuôi không sử dụng triệt để, có hiệu quả các loại thức ăn trên là đã bỏ hoặc sử dụng không hiệu quả một lượng thức ăn rất lớn. Với khối lượng thức ăn đó có thể nuôi được thêm hàng chục ngàn con trâu nếu chúng được sử dụng một cách đúng kỹ thuật và hiệu quả.

Hiện nay bãi chăn thả trâu trâu của huyện tuy có giảm đi qua các năm nhưng vẫn đảm bảo cho việc mở rộng quy mô đàn trâu so với hiện tại với mật độ 2106 con/ha, nhưng do huyện là một huyện vùng núi nên tận dụng các đồi núi,

các khu rừng giao hộ, người chăn nuôi vẫn chăn thả trâu trâu.

Hình 4.2: Bãi chăn thả cho trâu của huyên Chiêm Hóa 2018

Nguồn: UBND huyện Chiêm Hóa (2018)

Hơn nữa diện tích đất lâm nghiệp lớn và đồi núi chưa sử dụng khá cao hơn 10.000 ha vì vậy một phần diện tích đất này có thể được quy hoạch làm bãi chăn thả hoặc diện tích trồng cỏ khi quy mô chăn nuôi tăng lên. Bên cạnh đó, ở một số xã thấp nơi mà diện tích đồng cỏ bị thu hẹp nhiều thì diện tích trồng cây thức ăn gia súc lại tăng lên, làm tốc độ tăng trung bình của cả huyện lên 8,92%, điều đó cho thấy người dân địa phương đã và đang chú ý đến việc bố sung thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt khi xu hướng chăn nuôi theo phương thức bán thâm canh đang được người dân dần dần áp dụng.

Tuy nhiên, số lượng các loại thức ăn trên phụ thuộc theo mùa vụ và điều kiện tự nhiên, nên trong năm có thời điểm (vụ đông) hầu hết các địa bàn của huyện vẫn xảy ra tình trạng thiếu thức ăn cho trâu.

Thức ăn cho chăn nuôi trâu của hộ

Hiện nay các hộ chăn nuôi vẫn sử dụng cỏ tự nhiên là nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi trâu, tuy nhiên do điều kiện thời tiết và khí hậu nên số lượng và

chất lượng cỏ phụ thuộc rất nhiều vào các mùa, vụ trong năm (cỏ tự nhiên thường thiếu vào vụ đông và vụ xuân). Ngoài cỏ tự nhiên, cỏ trồng và một số nguồn phế phụ phẩm của trồng trọt như rơm, thân cây ngô đã thu bắp,... còn sử dụng rất hạn chế và phụ thuộc rất nhiều vào các thời điểm mùa vụ trong năm – bảng 4.8. Do điều kiện tự nhiên và sản xuất khác nhau nên có sự phân bố khác nhau về nguồn thức ăn theo các vùng sinh thái của huyện.

Vụ xuân (từ đầu tháng 2 đến hết tháng tư âm lịch) chỉ có 3 nguồn thức ăn chủ lực là cỏ tự nhiên và rơm lúa mới thu thường với trữ lượng ít.

Về vụ hè (từ tháng 5 đến hết tháng 7 âm lịch) là thời điểm cỏ tự nhiên có trữ lượng cao nhất trong năm, đặc biệt trong thời điểm này có thêm một loại thức ăn mới là cây ngô đã thu bắp với trữ lượng tương đối lớn.

Về vụ thu (từ đầu tháng 8 đền hết tháng 11 âm lịch) các loại thức ăn trong thời điểm này tập chung vào 2 loại chính đó là cỏ tự nhiên và rơm lúa mới thu. Nhưng sản lượng cỏ tự nhiên đã bắt đầu giảm dần .

Trong vụ đông, các loại thứ ăn như thân cây ngô, rơm lúa mới thu, rơm dự trữ hầu như không còn, cỏ tự nhiên ít. Có thể coi đây là vụ thiếu thức ăn nhất trong năm cả về chủng loại và số lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi trâu ở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)