Tình hình cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 58)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Tình hình cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Cơ sở hạ tầng những năm gần đây đã được đầu tư rất lớn, phần nào đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

3.1.4.1. Hệ thống giao thông

Thành phố có đầy đủ các công trình giao thông phục vụ cho vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy... Có thể nói loại hình giao thông trong thành phố là khá đa dạng, với nhiều tuyến giao thông quan trọng cấp vùng đi qua, là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống giao thông đô thị những năm gần đây đã được quan tâm đầu tư xây dựng theo quy hoạch, tăng cường tỷ lệ đất giao thông, mật độ mạng lưới đường khu vực nội thị (tính đến đường

3.1.4.2. Hệ thống thủy lợi

Thành phố thường xuyên kiểm tra các công trình trạm bơm, hồ đập, hệ thống kênh mương tưới tiêu, đảm bảo tưới tiêu phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp. Đến nay, đã cải tạo nâng cấp được trên 48,2km kênh tưới cấp III tại các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định với tổng kinh phí trên 50,8 tỷ đồng.

3.1.4.3. Điện nông thôn

Trong những năm gần đây thành phố đã đầu tư, tu bổ lại hệ thống đường dây điện để có thể phục vụ tốt cho đời sống cũng như sản xuất của người dân, đặc biệt là phục vụ cho khu vực nông thôn. Ngoài ra thành phố còn phối hợp với điện lực và các ngành chức năng triển khai xây dựng đơn giá bán điện theo hướng dẫn của Sở Tài chính, triển khai kế hoạch phát triển tiếp nhận đến tay người dân.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn 03 phường: Thọ Sơn, Tiên Cát, Vân phú và 02 xã: Trưng Vương, Tân Đức có tính chất đại diện do có xã phường số lượng cán bộ, công chức đông, trình độ chuyên môn cao, trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của xã hội trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế. Ngược lại có xã phường trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận còn thiếu và yếu, cần đào tạo bồi dưỡng thêm. Cụ thể:

+ Phường Thọ Sơn: Tổng số cán bộ công chức: 18 người; trong đó: Trình độ thạc sỹ 1/18; trình độ đại học: 12/18; trình độ lý luận: 1/18;

+ Phường Tiên Cát: Tổng số cán bộ công chức: 22 người; trong đó: Trình độ đại học: 18/22; trình độ lý luận: 1/22;

+ Phường Vân Phú: Tổng số cán bộ công chức: 20 người; trong đó: Trình độ đại học: 6/20; trình độ lý luận: 0/20;

+ Xã Trưng Vương: Tổng số cán bộ công chức: 21 người; trong đó: Trình độ đại học: 13/21; trình độ lý luận: 0/21;

+ Xã Tân Đức: Tổng số cán bộ công chức: 19 người; trong đó: Trình độ đại học: 8/19; trình độ lý luận: 0/19.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động việc làm, số lượng cán bộ, công chức cấp xã công tác trên địa bàn thành phố, các văn bản chính sách liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ… những số liệu này được thu thập từ báo cáo điều kiện tự nhiên và hiện trạng của UBND thành phố Việt Trì, phòng Thống kê, phòng Nội vụ, văn phòng UBND thành phố, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ công chức cấp xã, cán bộ thành phố, người dân một số xã phường trên địa bàn và thông qua tổ chức thảo luận nhóm một số lãnh đạo chủ chốt cấp xã.

a. Phỏng vấn cán bộ, công chức cấp xã phường

Tổng số cán bộ công chức cấp xã phường được điều tra là 50 người từ 03 phường gồm: phường Tiên Cát, phường Thọ Sơn, phường Vân Phú và 02 xã: Trưng Vương, Tân Đức. Tiêu chí chọn mẫu là đảm bảo số mẫu được chọn có tỷ lệ cán bộ chuyên trách, tỷ lệ công chức cấp xã tương ứng với tỷ lệ cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã trong 5 đơn vị được điều tra.

- Nhóm 1: Cán bộ chuyên trách cấp xã: 20 người

Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để lựa chọn 20 cán bộ chuyên trách từ 3 phường và 2 xã được điều tra. Các cán bộ chuyên trách gồm Bí thư, Phó bí thư đảng ủy, thường trực đảng ủy (nơi không có phó bí thư chuyên trách công tác đảng); Bí thư, phó bí thư chi bộ; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân; chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ; chủ tịch Hội nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

- Nhóm 2: Công chức cấp xã: gồm 30 người

Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để lựa chọn 30 cán bộ chuyên trách từ 3 phường và 2 xã được điều tra. Các công chức này gồm Trưởng công

an; Chỉ huy quân sự; Văn phòng – Thống kê; Địa chính – Xây dựng; Tài chính – Kế toán; Tư pháp – Hộ tịch; Văn hóa – Xã hội.

Nội dung điều tra: Các thông tin được khảo sát như: Họ và tên, tuổi, chức vụ công tác, trình độ văn hóa, chuyên môn; tình hình đào tạo và bồi dưỡng của bản thân, nguyện vọng và nhu cầu đào tạo…. (chi tiết theo phiếu điều tra).

b. Phỏng vấn lãnh đạo xã phường

Đề tài tiến hành phỏng vấn toàn bộ 23 lãnh đạo các xã phường (Bí thư hoặc Chủ tịch) trên địa bàn thành phố Việt Trì để xác định nhu cầu đào tạo của các cán bộ công chức cấp xã trên toàn địa bàn thành phố Việt Trì.

c. Phỏng vấn người dân:

Đề tài tiến hành phỏng vấn 30 người dân trong các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau để đảm bảo tính đại diện cho các hộ gia đình trong các xã. Nội dung điều tra bao gồm các thông tin chung của hộ như: Họ và tên; trình độ văn hóa; đánh giá của mình về cán bộ, công chức cấp xã: trình độ, năng lực công tác, đạo đức, khả năng đáp ứng công việc… (chi tiết theo phiếu điều tra).

d. Thảo luận nhóm với cán bộ quản lý

Đối tượng thảo luận: Các chức danh chủ chốt ở xã như Bí thư đảng ủy xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã; Trưởng Công an xã.Các cán bộ quản lý cấp huyện có quan hệ công việc với cán bộ, công chức cấp xã để có đánh giá về trình độ, năng lực công tác, đạo đức, lối sống; quan hệ với nhân dân; bố trí cán bộ, phù hợp với chuyên môn và khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của cán bộ xã; nhận xét, đánh giá về điều kiện làm việc, công tác cán bộ, chính sách đối với cán bộ xã và nhu cầu về đào tạo cán bộ xã.

Nội dung thảo luận: Đánh giá, nhận xét về trình độ năng lực cán bộ cấp xã hiện nay, nhu cầu đào tạo, bổ sung các kiến thức, kỹ năng và chuyên môn cho cán bộ cấp xã trong thời gian tới.

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của cán bộ công chức xã, tình hình sử dụng cán bộ và những thuận lợi khó khăn trong quá trình công tác. Một số chỉ tiêu so sánh cũng được thể hiện trong quá trình làm đề tài.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta sử dụng phương pháp so sánh để so sánh, đánh giá về các vấn đề nghiên cứu như thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã, phân tích, so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo cán bộ công chức xã, phân tích các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng cán bộ, so sánh các nhu cầu đào tạo giữa các chức danh, giữa các ngành nghề đào tạo.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Số lượng và cơ cấu cán bộ cấp xã theo độ tuổi, giới tính; theo trình độ chuyên môn, chính trị, tin học, ngoại ngữ.

- Điều kiện cơ sở vật chất và môi trường làm việc của cán bộ công chức cấp xã như: phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ công việc.

- Tình hình đào tạo, bồi dưỡng: Số lượng lớp đã đào tạo, bồi dưỡng, đã tham dự, lĩnh vực đào tạo, thời gian đào tạo, mức độ hữu ích khi tham dự đào tạo.

- Xác định nhu cầu đào tạo ngắn hạn và dài hạn: Số lượng cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; cơ cấu độ tuổi có nhu cầu đào tạo; trình độ cần đào tạo; kiến thức, kỹ năng cần đào tạo và ngành nghề đào tạo; hình thức đào tạo; phương pháp đào tạo; địa điểm và thời gian đào tạo.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã như: Chủ trương chính sách của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng; Nhận thức của cán bộ công chức cấp xã đối với đào tạo, bồi dưỡng; Chế độ chính sách đào tạo bồi dưỡng.

- Hiệu quả sử dụng cán bộ cấp xã: Sử dụng một số tiêu chí đánh giá nhu cầu sử dụng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã như: cán bộ làm đúng chuyên môn đào tạo, cán bộ tự nhận xét đáp ứng tốt yêu cầu công tác; nhận xét trong việc sử dụng cán bộ là khá và tốt; cán bộ tự nhận xét là phù hợp với công việc hiện tại; cán bộ không có nguyện vọng chuyển công tác; cán bộ được khen thưởng, cán bộ bị kỷ luật.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ PHƯỜNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ PHƯỜNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

4.1.1. Tình hình số lượng, cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phường, thành phố Việt Trì phường, thành phố Việt Trì

4.1.1.1. Số lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phường tại thành phố Việt Trì

Thành phố Việt Trì có 23 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó có 13 phường và 10 xã. Theo số liệu của phòng Nội vụ tính đến 30/06/2018, tổng số cán bộ, công chức cấp xã là 462 người. Nhìn chung số lượng cán bộ công chức cấp xã trong giai đoạn 2016-2018 biến động không nhiều.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phường thành phố Việt Trì cơ bản ổn định, đủ về số lượng và từng bước được nâng cao về chất lượng. Đa số cán bộ, công chức cấp xã đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành sự phân công của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân và góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Bảng 4.1. Số lượng cán bộ công chức cấp xã phường qua các năm

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Cán bộ 243 232 226 2. Công chức 226 229 236

Tổng số 469 461 462

Nguồn: Phòng nội vụ TP Việt Trì (2018)

Cán bộ, công chức cấp xã là những người phải dành phần lớn thời gian lao động làm việc công để thực hiện tốt chức trách được giao, bao gồm: Cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử v.v… Đây là những cán bộ chủ chốt của cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội; công chức chuyên môn, nghiệp vụ được UBND huyện tuyển dụng gồm: Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự, Văn phòng - Thống kê, địa chính, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hoá - Xã hội… Số lượng cán bộ công chức cấp xã của thành phố Việt Trì đối với từng chức danh cụ thể được thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã thành phố Việt Trì

STT Chức danh Số lượng (người) Cơ cấu (%)

I Cán bộ 226 48,90 1 Bí thư Đảng ủy 23 5,00 2 Phó Bí thư Đảng ủy 23 5,00 3 Chủ tịch UBND 23 5,00 4 Phó Chủ tịch UBND 28 6,10 5 Chủ tịch HĐND 23 5,00 6 Chủ tịch UBMTTQ 22 4,80 7 Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ 23 5,00 8 Bí thư Đoàn thanh niên 23 5,00 9 Chủ tịch Hội cựu chiến binh 23 5,00 10 Chủ tịch Hội Nông dân 15 3,20

II Công chức 236 51,10

11 Trưởng Công an 9 1,90 12 Chỉ huy trưởng Quân sự 23 5,00 13 Tài chính - Kế toán 41 8,90 14 Tư pháp - Hộ tịch 30 6,50 16 Văn phòng - Thống kê 46 10,00 19 Địa chính - Xây dựng - Môi trường 42 9,10 20 Văn hóa - Xã hội 45 9,70

Tổng số cán bộ công chức 462 100,00

Nguồn: Phòng Nội vụ TP Việt Trì (2018)

4.1.1.2. Cơ cấu của cán bộ, công chức cấp xã thành phố Việt Trì

Trong tổng số 462 cán bộ công chức cấp xã phường trên địa bàn thành phố Việt Trì có 299 cán bộ công chức là nam giới (chiếm 64,7%) và 163 nữ giới (chiếm 35,3%). Như vậy có thể thấy rằng đội ngũ cán bộ và công chức cấp xã của thành phố Việt Trì chủ yếu là nam giới, nữ giới chiếm tỷ lệ thấp hơn và chủ yếu làm công tác hội phụ nữ, văn thư và văn phòng. Điều đó, đặt ra yêu cầu trong những năm tới đây, thành phố Việt Trì cần có chính sách hợp lý, quan tâm quy

Bảng 4.3. Cơ cấu cán bộ công chức cấp xã phân theo độ tuổi, giới tính Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Tổng số 462 100,00

1. Phân theo giới tính

- Nam 299 64,70

- Nữ 163 35,30

2. Phân theo độ tuổi

- Dưới 30 71 15,40

- Từ 30-50 256 55,40

- Trên 50 135 29,20

Nguồn: Phòng Nội vụ TP Việt Trì (2018)

Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phường của thành phố Việt Trì trong năm 2018 được tổng hợp ở bảng 4.3. Mô hình trẻ hoá đội ngũ cán bộ đã được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm. Số cán bộ công chức có tuổi tuy có thể thiếu bằng cấp chuyên môn hoặc không có điều kiện đi học thêm kiến thức nhưng bù lại họ có những kinh nghiệm giải quyết công việc, tháo gỡ các vướng mắc kịp thời. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ cấp xã của thành phố đã bước vào độ chín, phù hợp với vị trí, vai trò lãnh đạo và quản lý, điều hành ở cơ sở. Nếu kết hợp cơ cấu tuổi một cách hài hoà, hợp lý được những người đi trước giúp đỡ truyền kinh nghiệm thực tiễn thì thế hệ trẻ sẽ đảm đương và nắm bắt được tình hình đáp ứng tốt nhu cầu công việc.

4.1.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố phân theo trình độ chuyên môn phân theo trình độ chuyên môn

Trong số 226 cán bộ cấp xã phường trên địa bàn thành phố hiện nay có 110 người có trình độ đại học trở lên (chiếm 48.67 %), 74 người có trình độ cao đẳng (chiếm 32,74%) và 42 người có trình độ trung cấp (chiếm 18.58%).

Trong số 236 công chức cấp xã phường trên địa bàn thành phố hiện nay có 120 người có trình độ đại học trở lên (chiếm 50.85%), 66 người có trình độ cao đẳng chiếm 27,9%; 50 người có trình độ trung cấp chuyên môn (chiếm 21.2%).

Như vậy tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cấp xã là vấn đề cần được quan tâm hơn trong thời gian tới.

Bảng 4.4. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố năm 2018

Các xã trên địa bàn thành phố

Tổng số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)