Đánh giá nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã phường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 76 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công

4.2.2. Đánh giá nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã phường,

phường, thành phố Việt Trì

4.2.2.1. Phân tích kiến, thức kỹ năng của cán bộ công chức cấp xã thành phố Việt Trì

Việc phân tích, đánh giá hiện trạng năng lực, kiến thức, kỹ năng của cán bộ công chức nhằm xác định được những khó khăn cản trở trong việc thực hiện nhiệm vụ, từ đó tìm ra những nguyên nhân chính để làm cơ sở cho việc xác định nhu cầu đào tạo và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ công chức cấp xã phường trên địa bàn nghiên cứu.

Từ việc phân tích thực trạng kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Việt Trì cho thấy nhiều cán bộ chuyên trách còn thiếu các kỹ năng về quản lý lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, lĩnh vực phụ trách rộng đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp. Kết quả phân tích thực trạng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ chuyên trách cấp xã được tổng hợp trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Phân tích kiến thức, kỹ năng cho cán bộ chuyên trách cấp xã

ư

Đối tượng Khó khăn, cản trở khi thực hiện nhiệm vụ Nguyên nhân chính

Bí thư, thường trực đảng ủy; Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND xã; Chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã

Thiếu các kỹ năng về quản lý lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, lĩnh vực phụ trách rộng đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu

Các kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, pháp luật chuyên môn nghiệp vụ nhận thức chưa được sâu.

Các chức danh đoàn thể - Thiếu phương tiện thông tin, nghiệp vụ, khó khăn trong việc hướng dẫn chỉ đạo các hoạt động đoàn thể.

Phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động đoàn thể chưa còn yếu

Nguồn: Tổng hợp từ thảo luận nhóm (2018)

Đối với công chức cấp xã, kết quả phân tích thực trạng kiến thức kỹ năng cho thấy những khó khăn cản trở chủ yếu đối với từng vị trí công tác. Trong đó cán bộ Kế toán – Tài chính gặp nhiều khó khăn về công tác quản lý tài chính - kế toán do nghiệp vụ chưa sâu, do chế độ kế toán cũng thường xuyên thay đổi. Cán bộ quản lý địa chính gặp nhiều khó khăn do hiện nay có quá nhiều các vấn đề phát sinh trong quản lý đất đai và rất phức tạp. Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch cũng gặp

nhiều khó khăn do thiếu kiến thức chuyên môn về luật. Mặt khác do lĩnh vực phụ trách rộng, nhiều loại hình công việc, khối lượng nhiều, chính sách thường xuyên thay đối. Đối với vị trí Trưởng công an và Chỉ huy trưởng quân sự cần những kiến thức kỹ năng về đấu tranh, phòng chống tội phạm, lập hồ sơ xử lý vi phạm, kiến thức về pháp luật, tuyên truyền, xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên kiến thức và kỹ năng của nhiều công chức ở vị trí này còn hạn chế. Kết quả phân tích thực trạng kiến thức kỹ năng đối với công chức cấp xã được thể hiện trong bảng 4.12.

Bảng 4.12. Phân tích kiến thức, kỹ năng đối với công chức cấp xã Đối Đối

tượng Khó khăn, cản trở khi thực hiện nhiệm vụ Nguyên nhân chính

Tài chính, kế toán

Gặp khó khăn về công tác quản lý tài chính - kế toán theo quy định. Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cấp xã.Lập và quyết toán ngân sách xã

Nghiệp vụ chuyên môn còn chưa sâu, chế độ chính sách thay đối thường xuyên

Tư pháp, hộ tịch

Lĩnh vực phụ trách rộng, thiếu kiến thức về chuyên ngành luật, luật đất đai

Nghiệp vụ tuyên truyền phố biến pháp luật cho người dân.

Nhận thức của người

Thiếu kiến thức về chuyên môn luật, lĩnh vực phụ trách nhiều loại hình, công việc nhiều, chính sách thường xuyên đối mới và thay đối

Địa chính, Xây dựng

3.1 Kỹ năng về chuyên ngành địa chính, xây dựng chưa được sâu

3.2 Trình độ đời sống người dân chưa cao Trình độ chuyên môn thấp, chủ yếu cán bộ có trình độ trung cấp lĩnh vực phụ trách rộng, phức tạp. Văn phòng, thống kê

Kỹ năng nghiệp vụ văn phòng, văn bản, quản lý lập hồ sơ lưu trữ, thống kê một số mặt còn hạn chế

Nghiệp vụ tin học văn phòng chưa cao

Nghiệp vụ chuyên môn chưa được sâu

Kỹ năng, tác phong làm việc còn chậm

Văn hóa - xã hội

Thiếu kỹ năng, nghiệp vụ về tuyên truyền giáo dục về đường lối, của đảng và chính sách pháp luật của nhà nước

- Lực lượng cán bộ mỏng, trình độ chuyên môn chưa cao, kỹ năng nghề nghiệp còn thấp. Trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự

Kỹ năng về đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Lập hồ sơ xử lý vi phạm

Kiến thức về pháp luật, tuyên truyền xử lý vi phạm hành chính

Lĩnh vực phụ trách đa dạng phức tạp, nhiều loại đối tượng, nhiều loại hình công việc

4.2.2.2. Nhu cầu đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn

Trình độ, kiến thức chuyên môn là nền tảng, cơ sở của năng lực công tác. Năng lực chuyên môn của cán bộ công chức chỉ có thể được hình thành, phát triển trên cơ sở trình độ kiến thức nhất định, thể hiện ở các khía cạnh trình độ văn bằng và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Tuy bằng cấp không đồng nghĩa với năng lực của nhưng vẫn là thước đo đánh giá chất lượng trong cơ quan. Bằng cấp càng cao càng chứng tỏ trình đô ̣ chuyên môn chuyên sâu của cán bộ công chức. Bằng cấp mà cán bộ công chức đạt được theo đúng khả năng là một trong những dấu hiệu đáng tin cậy chứng nhận trình độ của ho ̣. Bên cạnh cấp độ văn bằng, mức độ phù hợp của chuyên ngành đào tạo với lĩnh vực quản lý chuyên môn sẽ có ảnh hưởng nhiều đến kiến thức chuyên môn của của cán bộ công chức. Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ là kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể. Kiến thức là không giới hạn nhưng sự cập nhật, sử dụng kiến thức của con người là có giới hạn, đòi hỏi mỗi người phải lựa chọn cho mình hướng nghề nghiệp nhất định. Các kiến thức thu được phải xoay quanh định hướng nghề nghiệp đó.

Bảng 4.13. Nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công chức cấp xã thành phố Việt Trì Chỉ tiêu Đơn vị tính Thạc Đại học Cao đẳng Trung cấp Tổng số Người 35 112 0 0

1. Phân theo loại cán bộ

- Cán bộ chuyên trách % 60,00 49,10 - - - Công chức % 40,00 50,90 - - 2. Phân theo địa điểm học

- Trong tỉnh % 85,70 100,00 - - - Ngoài tỉnh % 14,30 0,00 - - 3. Theo nhu cầu kinh phí

- Tự chi trả % 25,70 22,30 - - - Hỗ trợ 1 phần từ ngân sách % 42,90 65,20 - - - Hỗ trợ toàn bộ từ ngân sách % 17,10 12,50 - -

chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, trong đó trên 60% cán bộ, công chức có trình độ đại học trở lên. Chính vì vậy công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn có vai trò hết sức quan trọng.

Kết quả điều tra nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ công chức cấp xã phường trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2019- 2022 cho thấy có 35 cán bộ công chức có nhu cầu đi đào tạo trình độ thạc sĩ, 112 cán bộ mong muốn được đào tạo trình độ đại học và không có cán bộ công chức nào có nhu cầu đào tạo ở bậc cao đẳng hoặc trung cấp. Đa số các cán bộ công chức đều muốn được theo học các lớp đại học, thạc sĩ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tỷ lệ cán bộ công chức sẵn lòng chi trả toàn bộ kinh phí học tập chiếm khoảng 22-25%, còn lại đa số mong muốn được hỗ trợ kinh phí đào tạo một phần từ ngân sách nhà nước hoặc ngân sách địa phương; khoảng 12-17% mong muốn được hỗ trợ toàn bộ kinh phí học tập của khóa học.

Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy công chức cấp xã là công chức làm công tác chuyên môn thuộc UBND cấp xã; có trách nhiệm giúp UBND cấp xã quản lý Nhà nước về các lĩnh vực công tác (tài chính, tư pháp, địa chính, văn phòng, Văn hóa- Xã hội, công an, quân sự) và thực hiện các nhiệm vụ khác do ủy ban nhân dân cấp xã giao. Vì thế công chức cấp xã mỗi người có một nhiệm vụ, công việc riêng cho nên nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của công chức cấp xã gắn với nội dung công việc mà mình đang phụ trách.

Nhu cầu về nội dung đào tạo của các cán bộ công chức cần gắn với các kiến thức quản lý hoặc kiến thức chuyên môn mà cán bộ, công chức đang phụ trách, các nội dung đào tạo cần được cập nhật và gắn với thực tiễn. Thời gian đào tạo tùy theo quy định của các cơ sở đào tạo, tuy nhiên các cán bộ công chức mong muốn các lớp đào tạo được tổ chức vào cuối tuần để họ vừa đi học vừa có thể thực hiện tốt các công việc được giao.

4.2.2.3. Nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị

Thực hiện Nghị Quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nâng cao chất lượng cán bộ xã, phường, thị trấn từ năm 2015-2020 và những năm tiếp theo là nhiệm vụ trọng tâm. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã vững mạnh, có lập trường vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất đạo đức tốt, nắm chắc kiến thức kỹ năng cơ bản về kinh tế thị trường, kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhà nước về kinh tế, tăng cường khả năng thích ứng của cán bộ, công chức trước

yêu cầu nhiệm vụ mới. Vì vậy đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, công chức cấp xã là hết sức quan trọng. Thành ủy, UBND thành phố thường xuyên quan tâm cử cán bộ công chức cấp xã tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị nhằm xây dựng đội ngũ có trình độ, có tâm, có tài.

Bảng 4.14. Nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công chức cấp xã phường thành phố Việt Trì Chỉ tiêu Đơn vị tính Cử nhân Cao cấp Trung cấp Tổng số Người 1 33 99

1. Phân theo loại cán bộ

- Cán bộ chuyên trách % 0,00 69,70 1,00 - Công chức % 100,00 30,30 99,00 2. Phân theo địa điểm học - Trong tỉnh % 100,00 66,70 100,00 - Ngoài tỉnh % 0,00 33,30 0,00 3. Theo nhu cầu kinh phí - Tự chi trả % 0,00 0,00 0,00 - Hỗ trợ 1 phần từ ngân sách % 0,00 75,80 76,80 - Hỗ trợ toàn bộ từ ngân sách % 100,00 24,20 23,20 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Kết quả điều tra nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị của các cán bộ công chức cấp xã phường trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn từ 2019-2022 cho thấy có 01 cán bộ công chức có nhu cầu đi đào tạo cử nhân lý luận chính trị, 33 người có nhu cầu được đi học các lớp cao cấp lý luận chính trị, 99 người mong muốn được đi học các lớp trung cấp lý luận chính trị. Đa số cán bộ công chức mong muốn được tham gia đào tạo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để tiện cho công tác, trừ một số cán bộ công chức trẻ muốn đi học các lớp cao cấp lý luận chính trị tập trung thì phải đi học ở các cơ sở đào tạo tại Hà Nội theo quy định. Nhìn chung các cán bộ công chức mong muốn được hỗ trợ 1 phần kinh phí chiếm tỷ lệ cao 76.8% hoặc hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho việc học tập nâng cao

trình độ lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu công việc. Nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo đối với các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị tuân theo các cơ sở đào tạo.

4.2.2.4. Nhu cầu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch của công chức

Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch đối với công chức là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy định cho ngạch công chức. Các ngạch của công chức được phân chia thành chuyên viên chính hoặc tương đương, chuyên viên hoặc tương đương, và cán sự.

Kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Việt Trì cho thấy có 143 công chức cấp xã có nhu cầu được bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương, chưa có ai có nhu cầu được bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương và cũng không có ai có nhu cầu bồi dưỡng ngạch cán sự. Tất cả các công chức có nhu cầu được bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương đều muốn được bồi dưỡng tại các cơ sở bồi dưỡng trên địa bàn thành phố Việt Trì với nguồn kinh phí có thể được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước một phần hoặc toàn bộ. Chỉ một số ít sẵn lòng chi trả toàn bộ kinh phí khóa bồi dưỡng này.

4.2.2.5.Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ

Yêu cầu về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để cán bộ công chức có thể chủ động giao lưu, nghiên cứu học tập thêm những thông tin, kinh nghiệm, thành tựu của nhân loại là không thể thiếu. Xu thế hội nhập và phát triển đang ngày càng mở rộng cả về quy mô và chất lượng trên phạm vi toàn cầu. Việc sử dụng ngoại ngữ để có thể giao tiếp, tra cứu, tham khảo tài liệu, và ngay cả khi sử dụng các trang thiết bị cho công việc cũng cần có một trình độ ngoại ngữ nhất định. Điều đó đòi hỏi cán bộ công chức phải ngày càng thông thạo ngoại ngữ để phục vụ công việc cũng như đáp ứng nhu cầu cá nhân trong cuộc sống.

Số liệu thống kê của Phòng nội vụ thành phố cho thấy trình độ ngoại ngữ đối với cán bộ công chức cấp xã còn thấp. Tỷ lệ cán bộ công chức có chứng chỉ A tiếng Anh tình đến năm 2018 mới đạt khoảng 30%, trình độ tiếng anh B chỉ đạt khoảng 5%. Tỷ lệ cán bộ công chức cấp xã biết ngoại ngữ thấp nguyên do chính bản thân cán bộ công chức chưa chú trọng đến vấn đề này, hai là môi trường để áp dụng ngoại ngữ đối với cán bộ cấp xã cũng khó dẫn đến kết quả đạt thấp và việc học ngoại ngữ chỉ mang tính hình thức, đối phó không thiết thực.

Kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh các cán bộ công chức cấp xã phường trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2019-2022 cho thấy có 218 cán bộ công chức có nhu cầu được đào tạo chứng chỉ tiếng Anh A, và 120 người có nhu cầu được tham gia các khóa đào tạo chứng chỉ tiếng Anh B, chí có 1 người có nhu cầu được đào tạo chứng chỉ tiếng Anh C, và không có ai muốn tham gia các lớp đào tạo đại học hay cao đẳng tiếng Anh. Trong đó tỷ lệ công chức muốn được đào tạo chứng chỉ tiếng Anh B chiếm tới 62.5% trong tổng số cán bộ công chức.

Bảng 4.15. Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán bộ công chức thành phố Việt Trì giai đoạn 2019-2022

Chỉ tiêu Đơn vị tính Anh A Tiếng Anh B Tiếng Anh C Tiếng

Đại học, cao đẳng

Tiếng Anh

Tổng số Người 218 120 1 0

1. Phân theo loại cán bộ

- Cán bộ chuyên trách % 58,70 37,50 0,00 - - Công chức % 41,30 62,50 100,00 - 2. Phân theo địa điểm học

- Trong tỉnh % 97,70 88,30 0,00 - - Ngoài tỉnh % 2,30 11,70 100,00 - 3. Theo nhu cầu kinh phí

- Tự chi trả % 20,60 18,30 0,00 - - Hỗ trợ 1 phần từ ngân

sách % 43,60 54,20 0,00 -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)