Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 62 - 63)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Số lượng và cơ cấu cán bộ cấp xã theo độ tuổi, giới tính; theo trình độ chuyên môn, chính trị, tin học, ngoại ngữ.

- Điều kiện cơ sở vật chất và môi trường làm việc của cán bộ công chức cấp xã như: phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ công việc.

- Tình hình đào tạo, bồi dưỡng: Số lượng lớp đã đào tạo, bồi dưỡng, đã tham dự, lĩnh vực đào tạo, thời gian đào tạo, mức độ hữu ích khi tham dự đào tạo.

- Xác định nhu cầu đào tạo ngắn hạn và dài hạn: Số lượng cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; cơ cấu độ tuổi có nhu cầu đào tạo; trình độ cần đào tạo; kiến thức, kỹ năng cần đào tạo và ngành nghề đào tạo; hình thức đào tạo; phương pháp đào tạo; địa điểm và thời gian đào tạo.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã như: Chủ trương chính sách của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng; Nhận thức của cán bộ công chức cấp xã đối với đào tạo, bồi dưỡng; Chế độ chính sách đào tạo bồi dưỡng.

- Hiệu quả sử dụng cán bộ cấp xã: Sử dụng một số tiêu chí đánh giá nhu cầu sử dụng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã như: cán bộ làm đúng chuyên môn đào tạo, cán bộ tự nhận xét đáp ứng tốt yêu cầu công tác; nhận xét trong việc sử dụng cán bộ là khá và tốt; cán bộ tự nhận xét là phù hợp với công việc hiện tại; cán bộ không có nguyện vọng chuyển công tác; cán bộ được khen thưởng, cán bộ bị kỷ luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)