Bài học kinh nghiệm rút ra sau nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 48 - 50)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra sau nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn

LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Từ thực tiễn, kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ công chức cấp xã có thể rút ra một số bài học quan trọng trong xác định nhu cầu đào tạo và giải pháp tăng cường đào tạo cán bộ công chức cấp xã như sau:

- Một là: Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã xác định giải pháp quan trọng hàng đầu để tăng cường hiệu quả, hiệu lực bộ máy hành chính nhà nước.

- Hai là: Cải cách đồng bộ nền hành chính trong đó quan tâm đặc biệt đến công tác thi tuyển công khai minh bạch nhằm chọn và thu hút những cán bộ giỏi từ mọi nguồn lực đóng góp cho nhân lực cán bộ công chức cấp xã, ưu tiên trong tuyển dụng là con em địa phương nắm chắc địa bàn.

- Ba là: Việc nâng cao năng lực có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Có năng lực hoạt động chỉ đạo thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo vừa ở tầm khái quát, hệ thống, vừa cụ thể, chặt chẽ, mềm dẻo, linh động. Ở nước ta hiện nay, vai trò của năng lực điều hành, năng lực tư duy lý luận đối với cán bộ công chức cấp xã lại càng quan trọng do phải đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Người cán bộ lãnh đạo cùng với việc rèn luyện trau dồi đạo đức cách mạng thì phải nâng cao năng lực tư duy lý luận, năng lực quản lý điều hành, một trong những yếu tố nền tảng cơ bản nhất của năng lực lãnh đạo.

- Bốn là: Cán bộ, công chức tiến tới phải là những người được đào tạo cơ bản trong nhà trường và được đào tạo, bồi dưỡng sau khi được bổ nhiệm, tuyển dụng, được rèn luyện qua các cương vị cần thiết trong thực tế, ưu tú về năng lực và hội tụ tương đối đầy đủ những tố chất đạo đức của người cán bộ, công chức. Cần phải đổi mới tư duy trong việc định hướng chiến lược, xây dựng kế hoạch, chương trình, cùng với các giải pháp một cách cụ thể trong việc đào tạo, sử dụng, thu hút những người có đủ các điều kiện đáp ứng yêu cầu của công việc. Cần phải thực hiện tốt công tác tổ chức như điều động, bổ nhiệm theo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Thực hiện nghiêm túc đúng phương pháp quy trình về đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức, tôn trọng công tác quy

các thế hệ. Công tác tổ chức cần đảm bảo nguyên tắc phát huy trách nhiệm, quyền hạn, đánh giá đúng khả năng, năng lực của cán bộ, công chức xuất phát từ yêu cầu công việc.

- Năm là: Chú trọng quy hoạch nguồn cán bộ, công chức trẻ, cán bộ nữ có khả năng năng lực, được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt gắn với kế hoạch đào tạo bồi dưỡng sát với tình hình thực tế tại địa phương, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn và vượt chuẩn. Phải đổi mới và có những chính sách thực hiện việc xét tuyển, thi tuyển công khai, minh bạch mang tính cạnh tranh cao, giáo dục mọi cán bộ, công chức nêu cao ý thức tự giác trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ thoả đáng, thu hút những người tài, ngoài chế độ chung của Nhà nước cần mạnh dạn ban hành cơ chế chính sách riêng mang tính đột phá, thiết thực về kinh tế, môi trường làm việc. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức cấp xã, kịp thời phát hiện các sai phạm, xử lý, kỷ luật các cán bộ, công chức có năng lực kém, thoái hoá biến chất, tham nhũng, qua đó góp phần nâng cao năng lực, trách nhiệm phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)