Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 54 - 58)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế

Giá trị tăng thêm (theo giá so sánh 2010) đạt 8,75% (kế hoạch đạt từ 8,7% trở lên); trong đó giá trị tăng thêm bình quân người/năm đạt 79,56 triệu đồng (kế hoạch tăng từ 78,47 triệu đồng trở lên);

Trong cơ cấu kinh tế thì ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 54,55% (kế hoạch 54,77%); các ngành dịch vụ 43,6% (kế hoạch 43,23%); ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,85% (kế hoạch 2,01%);

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 9.020 tỷ đồng (kế hoạch đạt 7.000 tỷ đồng trở lên); Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 823.830 triệu đồng, bằng 115% dự toán năm và bằng 143% so cùng kỳ; Giá trị sản phẩm bình quân/ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản đạt 88,4 triệu đồng (kế hoạch đạt trên 85,0 triệu đồng); Thu nhập bình quân đầu người: năm 2018 thu nhập bình quân đầu người đạt 48,7 triệu đồng/người/năm.

3.1.3.1. Công nghiệp- xây dựng

Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế trong suốt giai đoạn từ 2009 đến nay. Trên địa bàn thành phố hiện có các cụm công nghiệp: Nam Bạch Hạc, Phượng Lâu 1 và Phượng Lâu 2 đang triển khai xây dựng...

Khu công nghiệp Thụy Vân với diện tích hơn 300 ha, công nghiệp đa ngành, Hiện có trên 70 doanh nghiệp được cấp phép đầu tư xây dựng và có khoảng 40 doanh nghiệp đang hoạt động ổn định. Phần diện tích phía Tây khu công nghiệp tiếp giáp với khu di tích lịch sử Đền Hùng trong tương lai khi mở rộng sẽ có ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường khu vực này.

Cụm công nghiệp Nam Việt Trì, diện tích 120 ha, công nghiệp hỗn hợp hóa chất, rượu bia, mì chính, xẻ gỗ, vật liệu xây dựng, nhuộm… đã hình thành và đi vào hoạt động ổn định, tuy nhiên có một số nhà máy do chưa cải tiến công nghệ nên còn gây ô nhiễm môi trường, cần có biện pháp kiểm soát và lộ trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm.

Cụm công nghiệp Nam Bạch Hạc với diện tích 79,29 ha, sản xuất thép, vật liệu xây dựng, đóng tàu và sửa chữa tàu, chế biến nông lâm sản hiện nay đang hoạt động ổn định.

+ Cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề hoa sinh vật cảnh Phượng Lâu với quy mô, diện tích 28ha; đang triển khai xây dựng.

- Một số sản phẩm mới xuất hiện như: giấy bao bì, bia viger, bình inox, máy công cụ… đã có chỗ đứng trên thị trường. Các sản phẩm truyền thống như: giấy viết, may mặc, sứ vệ sinh, mành tre, gỗ, sợi dệt, hóa chất, mỳ chính được chú ý nâng cao chất lượng, mẫu mã, chủng loại nên duy trì sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tuy nhiên, để công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển vững chắc theo hướng công nghiệp hóa, hội nhập với khu vực và thế giới, cần đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, giảm ô nhiễm môi trường.

3.1.3.2. Thương mại - Dịch vụ

Trong thời gian qua, ngành Thương mại - Dịch vụ phát triển tương đối mạnh, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Trung tâm thương mại BigC Việt Trì được đầu tư xây dựng tại phường Thanh Miếu; đang hoạt động tốt, công trình tạo điểm nhấn kiến trúc cửa ngõ dẫn vào thành phố. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng phát triển mạnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ cho khách thăm quan du lịch. Các dự án phát triển du lịch bước đầu được triển khai xây dựng nhằm từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của thành phố Việt Trì như: khu di tích lịch sử Đền Hùng, một số hạng mục khu du lịch Văn Lang, xây dựng khách sạn Sài Gòn - Phú Thọ, TTTM Phú Thái,…Trung tâm dịch vụ tổng hợp thành phố Việt Trì được xây dựng tại khu vực nút giao thông A7 (đường Hùng Vương);

Tại các phường, xã đều được đầu tư xây dựng các trụ sở hành chính, đoàn thể, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa khu dân cư và các khu thương mại dịch vụ, sân thể dục thể thao. Chợ trung tâm đã xây dựng, nhưng chưa thực hiện cải tạo nên hình thức chưa đẹp, hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

Giá trị sản xuất ngành tăng nhanh. Năm 2018, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ đạt 5.255,3 tỷ đồng, tăng 7,8% so cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2018 đạt 9.055,7 tỷ đồng, tăng 15,03% so năm 2017. Hệ thống chợ trên địa bàn được cải tạo và nâng cấp tuy nhiên vẫn còn hạn chế và quy mô và cơ sở vật chất. Các ngành dịch vụ vận tải đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân, doanh thu kinh doanh vận tải đạt 1.203,9 tỷ đồng, tăng 7% so 2017.

Giá trị xuất khẩu trên địa bàn thành phố có xu hướng ngày càng tăng, nhịp độ tăng trưởng bình quân 16,9%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như: dệt may, giầy thể thao, sản phẩm bằng plastic, mỳ chính, sợi, thảm trải nền… Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 421 triệu USD, gấp 1,83 lần so năm 2015 và 1,2 lần so năm 2016. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, giá trị hàng nhập khẩu đạt 471 triệu USD.

Nhìn chung, ngành thương mại - dịch vụ thành phố Việt Trì đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, với tiềm năng phát triển du lịch lớn đăc biệt là Khu di tích Đền Hùng đòi hỏi thành phố Việt Trì phải quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển hơn nữa.

Bảng 3.4. Tình hình phát triển kinh tế của thành phố Việt Trì qua 3 năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giá trị tăng thêm (tỷ) Cơ cấu (%) Giá trị tăng thêm (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị tăng thêm (Triệu đồng) Cơ cấu (%) * Giá trị tăng thêm 10.218,30 100,00 11.158,20 100,00 12.134,90 100,00

1. Ngành nông lâm

nghiệp và thủy sản 197,10 2,23 201,80 2,13 205,70 1,85 2. Ngành công

nghiệp xây dựng 5.493,00 53,83 6.080,40 54,28 6.673,90 54,55 3. Ngành dịch vụ 4.528,20 43,94 4.876,00 43,59 5.255,30 43,60 Nguồn: Chi cục Thống kê TP Việt Trì (2018)

3.1.3.3. Du lịch

Giai đoạn 2013-2018, khách du lịch đến Phú Thọ liên tục tăng với mức tăng trưởng cao (năm 2013: 3 triệu lượt khách du lịch, năm 2017: 5,89 triệu lượt, năm 2018: 6 triệu lượt, tuy nhiên lượng khách lưu trú chiếm tỷ lệ thấp (7-8%). Khách nội địa: chiếm tới 99% tổng lượng khách, đến từ khắp các tỉnh thành trên cả nước, tuy nhiên chủ yếu từ vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực phía Bắc. Mục đích du lịch hướng tới du lịch hành hương, tham quan lễ hội, du lịch tín ngưỡng và du lịch sinh thái. Tuy nhiên, khách lưu trú tăng không nhiều, thời gian ngắn, chi tiêu

Khách quốc tế: chỉ chiếm khoảng 1% tổng lượng khách, lượng khách vẫn còn rất hạn chế do hạ tầng đi lại còn khó khăn, chưa có sản phẩm phù hợp và hấp dẫn. Nguồn gốc khách quốc tế chủ yếu là du khách Trung Quốc theo tuyến đường sắt từ Vân Nam tham gia hành trình du lịch Trung Quốc - Lào Cai - Hà Nội, phần còn lại là du khách đến từ Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Canada... mục đích du lịch tham quan lễ hội, ẩm thực, công vụ.

Khách quốc tế lưu trú tăng nhẹ bình quân 11%/năm, chủ yếu là khách du lịch công vụ, 1 phần nhỏ là khách tham quan, nghỉ dưỡng. Thời gian lưu trú trung bình 1,3 ngày. Khách du lịch nội địa tăng nhanh tăng bình quân 18,9%/năm, đặc biệt sau khi giỗ Tổ Hùng Vương được công nhận là Quốc giỗ, hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Thời gian lưu trú 1,15 ngày.

Nhìn chung lượng khách du lịch đến thành phố Việt Trì nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung so với các tỉnh trong khu vực trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước nếu tính cả khách thăm quan trong ngày đạt ở mức tương đối cao, nhưng khách du lịch quốc tế và khách có sử dụng dịch vụ lưu trú thấp hơn so với các tỉnh lân cận như Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn… chỉ đứng thứ 8/14 tỉnh trong vùng và thứ 36/63 tỉnh, thành cả nước.

Mặc dù khách du lịch tăng nhanh nhưng vì lượng khách thăm quan trong ngày lớn, lượng khách quốc tế và khách nội địa có lưu trú là những khách chi tiêu cao còn ít nên hiệu quả kinh tế chưa cao so với lượng khách đến. So với mặt bằng chung của du lịch Việt Nam, tổng thu từ du lịch tỉnh Phú Thọ đứng 4/14 tỉnh trong vùng và 20/63 tỉnh - thành cả nước. Ngành du lịch Phú Thọ cần có chiến lược đầu tư, thâm nhập thị trường khách quốc tế , khách nội địa và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút nhiều khách du lịch có sử dụng dịch vụ lưu trú, kéo dài thời gian lưu trú.

Nhìn chung, du lịch tỉnh Phú Thọ và thành phố Việt Trì đạt được nhiều thành tựu. Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu về lượng khách, thu nhập từ du lịch tăng với tốc độ khá cao góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Tuy nhiên, du lịch vẫn còn một số hạn chế như: Lượng du khách đến chủ yếu vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng, thời gian lưu trú của khách ngắn do chưa hình thành được các tua tuyến du lịch. Sản phẩm du lịch mới chỉ

khai thác tiềm năng có sẵn, chưa có loại hình và các sản phẩm du lịch hấp dẫn độc đáo, các khu du lịch chưa đầu tư về cơ sở dịch vụ và lưu trú chất lượng cao... để đem lại doanh thu hấp dẫn cho ngành du lịch. Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch thiếu hấp dẫn, chưa ấn tượng. Do đó, để Việt Trì trở thành trung tâm du lịch lễ hội về cội nguồn dân tộc Việt Nam và là trung tâm du lịch dịch vụ chất lượng cao của vùng đòi hỏi tỉnh Phú Thọ và thành phố Việt Trì phải quan tâm đầu tư phát triển du lịch hơn nữa.

3.1.3.4. Nông nghiệp

Ngành nông nghiệp phát triển tương đối ổn định, đã triển khai xây dựng một số chương trình, dự án có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tạo hệ sinh thái bền vững. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Việc đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng diện tích trồng rau an toàn, trồng hoa, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản được thực hiện tích cực như triển khai mô hình sản xuất lúa chất lượng cao 50 ha tại xã Trưng Vương, xây dựng mô hình sản xuất rau mầm an toàn trên giá thể hữu cơ tại xã Sông Lô. Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản năm 2018 đạt 205,7 tỷ đồng.

Thành phố hiện có tổng đàn trâu là 312 con, tổng đàn bò 6.244 con, tổng đàn lợn 19.130 con, tổng khối lượng thịt hơi các loại ước đạt 3.492 tấn. Thành phố hiện đang triển khai một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Thụy Vân, Trưng Vương, Sông Lô và phường Tiên Cát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)