Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 71 - 76)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công

4.2.1. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức cấp xã

phường, thành phố Việt Trì

4.2.1.1. Tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Tình hình đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức cấp xã được phường giai đoạn 2014 - 2018 được thể hiện cụ thể qua bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tình hình đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã phường giai đoạn 2014-2018 (lượt người)

Nội dung đào tạo Cán bộ

chuyên trách

Công chức

Tổng số

1. Đào tạo chuyên môn

- Thạc sĩ 3 2 5

- Đại học 46 37 83

- Cao đẳng 0 0 0

2. Đào tạo, Bồi dưỡng lý luận chính trị

- Trung cấp 6 7 13

- Cử nhân 0 0 0

- Cao cấp 13 1 14

- Trung cấp 52 66 118

- Bồi dưỡng 0 2 2

3. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch

- Chuyên viên chính hoặc tương đương 0 0 0 - Chuyên viên hoặc tương đương 45 118 163

- Cán sự 1 0 1

4. Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý 27 0 27 5. Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ chuyên

ngành 82 124 206

6. Bồi dưỡng theo vị trí việc làm 104 81 185 7. Bồi dưỡng khác 14 15 29

8. Ngoại ngữ 32 7 39

9. Tin học 32 22 54

Tổng số 457 482 939

Nguồn: Phòng Nội vụ TP Việt Trì (2018)

Trong hình thức đào tạo dài hạn thì nhiều cán bộ công chức cấp xã đã được đào tạo trình độ đại học. Tổng số 118 cán bộ công chức đã được đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị và 14 người đã được đào tạo trình độ cao cấp

lý luận chính trị. Trong đào tạo bồi dưỡng theo ngạch bậc có 163 cán bộ công chức đã được bồi dưỡng chuyên viên hoặc tương đương. Bên cạnh đó nhiều cán bộ công chức đã được tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành, bồi dưỡng theo vị trí việc làm, nhiều cán bộ chuyên trách đã được đào tạo nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ.

Thông qua các hình thức đào tạo và bồi dưỡng, trình độ và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đang ngày càng được nâng cao. Trong đó, trên 95% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên. Ngày càng nhiều cán bộ được đào tạo cơ bản về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng nhanh, nhạy nắm bắt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, làm việc năng động và có hiệu quả hơn. Đội ngũ cán bộ, công chức sau khi được đào tạo nhận thức chính trị vững vàng hơn, hiệu quả công tác được nâng lên rất rõ. Bộ phận cán bộ, công chức được đề bạt, bổ nhiệm hầu hết phát huy tốt chức trách của mình trên cương vị mới.

4.2.1.2. Ý kiến, nhận xét của cán bộ, công chức cấp xã về các lớp đào tạo, bồi dưỡng

Qua điều tra, cán bộ cấp xã nhận xét các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn là rất bổ ích và thiết thực giúp cho công việc chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện tốt hơn, nhất là nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mới ban hành. Tỷ lệ cán bộ chuyên trách nhận xét mức độ rất bổ ích đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn có tỷ lệ 65%, mức độ bổ ích là 25% và mức độ bình thường là 10% số người điều tra; Công chức cấp xã nhận xét mức độ rất bổ ích có tỷ lệ 63,3%, mức độ bổ ích 26,7% và mức độ bình thường 10% số người điều tra.

Thời gian học các lớp: theo đánh giá chung của cán bộ cấp xã thời gian học các lớp trung cấp theo quy định nên cán bộ không có nhận xét gì còn thời gian tham dự bồi dưỡng, thì tùy thuộc vào loại hình lớp bồi dưỡng. Cán bộ chuyên trách nhận xét thời gian tập huấn là ngắn với tỷ lệ 20%, thời phù hợp với tỷ lệ 65%. Công chức cấp xã nhận xét thời gian tập huấn là ngắn với tỷ lệ 23,3%, thời phù hợp với tỷ lệ 70% (Bảng 4.9).

Bảng 4.9. Nhận xét và nguyện vọng của cán bộ xã đối với việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn

Tiêu chí Cán bộ Công chức chuyên trách cấp xã Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (người) (%) (người) (%) 1, Mức độ hữu ích của các lớp tập

huấn, bồi dưỡng 20 100,00 30 100,00

- Rất bổ ích 13 65,00 19 63,30

- Bổ ích 5 25,00 8 26,70

- Bình thường 2 10,00 3 10,00

2, Thời gian học lớp bồi dưỡng

- Ngắn 4 20,00 7 23,30

- Phù hợp 13 65,00 21 70,00

- Dài 3 15,00 2 6,70

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điệu tra (2018)

4.2.1.3. Ý kiến của cán bộ xã về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ngắn hạn và dài hạn đối với các cán bộ khác trong đơn vị.

Ý kiến của cán bộ xã đối với việc bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo đối với các cán bộ khác trong đơn vị, các cán bộ xã đều cho rằng để xem xét và đánh giá cán bộ trong đơn vị mình có cần đào tạo, bồi dưỡng nữa không? hay là họ có nhu cầu đào tạo kiến thức chuyên môn gì? điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chẳng hạn như sở thích cá nhân, chức danh công tác, độ tuổi, trình độ chuyên môn, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của Nhà nước...

Kết quả điều tra 50 cán bộ cấp xã, thì tỷ lệ nhận xét các chức danh cán bộ khác trong đơn vị cần đào tạo, bổ sung, cập nhật kiến thức ngắn hạn và dài hạn như sau:

- Đối với cán bộ chuyên trách: Qua bảng số liệu 4.10, chúng ta nhận thấy cán bộ xã nhận xét các chức danh chủ chốt trong đơn vị như Bí thư, Thường trực đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã về nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn có tỷ lệ nhận xét cao lần lượt là 64%, 66% và 74% và nhu cầu đào tạo dài hạn cũng lần lượt chiếm tỷ lệ là 50%, 56% và 60%.

tra khảo sát chúng tôi thấy sở dĩ cán bộ cấp xã nhận xét như vậy bởi vì xuất phát điểm cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn thấp chủ yếu là trung cấp và sơ cấp, thời gian công tác lâu dài vì vậy họ cần học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Bảng 4.10. Ý kiến của cán bộ xã về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn và dài hạn của cán bộ khác trong đơn vị

Chức danh

Nhu cầu đào tạo ngắn hạn Nhu cầu đào tạo dài hạn

Không Không Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Cán bộ chuyên trách a) Bí thư đảng ủy, thường

trực đảng ủy 32 64,00 18 36,00 25 50,00 25 50,00 b) Chủ tịch, phó chủ tịch 33 66,00 17 34,00 28 56,00 22 44,00 c) HĐND xã Chủ tịch, phó chủ tịch 37 74,00 13 26,00 30 60,00 20 40,00 d) UBND xã Chủ tịch mặt trận tổ quốc 22 44,00 28 56,00 9 18,00 41 82,00 e) Bí thư đoàn thanh niên 31 62,00 19 38,00 26 52,00 24 48,00 f) Chủ tịch Hội phụ nữ 16 32,00 34 68,00 6 12,00 44 88,00 g) Chủ tịch Hội nông dân 21 42,00 29 58,00 4 8,00 46 92,00 h) Chủ tịch Hội cựu chiến

binh 12 24,00 38 76,00 4 8,00 46 92,00 2. Công chức cấp xã

a) Trưởng công an xã 40 80,00 10 20,00 15 30,00 35 70,00 b) Chỉ huy trưởng quân

sự 37 74,00 13 26,00 11 22,00 39 78,00 c) Văn phòng-thống kê 33 66,00 17 34,00 18 36,00 32 64,00 d) Tài chính-kế toán 38 76,00 12 24,00 32 64,00 18 36,00 e) Tư pháp -hộ tịch 44 88,00 6 12,00 37 74,00 13 26,00 f) Địa chính -xây dựng 42 84,00 8 16,00 28 56,00 22 44,00 g) Văn hóa-xã hội 21 42,00 29 58,00 9 18,00 41 82,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)