Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 86 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực

NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ PHƯỜNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã và các yếu tố này chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Xuất phát từ thực tế và từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đi sâu phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã phường trên địa bàn thành phố.

4.3.1. Chế độ, chính sách của nhà nước

Chế độ chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố trong thời gian qua, góp phần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ cấp xã nói riêng. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức là hệ thống các quy

định do nhà nước, địa phương đặt ra để tạo nguồn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức bao gồm: Các quy định về ưu tiên tuyển dụng, ưu đãi, thu hút nhân tài vào đội ngũ công chức, các quy định nhằm tạo điều kiện để cán bộ, công chức có điều kiện học tập, câng cao trình độ, điều kiện bảo đảm môi trường làm việc thuận lợi, từng bước hiện đại hóa công sở, nhà công vụ, trang thiết bị làm việc trong công sở, phương tiện để thi hành công vụ; bảo đảm sự quan tâm, hỗ trợ về vật chất khi công chức gặp rủi ro trong công việc, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công chức, nhưng đồng thời lại tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chế độ, chính sách hợp lý có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi người, nhưng cũng có thể kìm hãm hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của cán bộ, công chức. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phải gắn liền với đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách.Trong đó tiền lương là một yếu tố quan trọng bậc nhất về quyền lợi của cán bộ, công chức. Tiền lương cũng là sự bảo đảm về phương diện vật chất để thực thi công vụ, đồng thời cũng là sự đãi ngộ đối với họ và là yếu tố ràng buộc chặt chẽ họ với công vụ.

4.3.2. Sự thiếu hụt kiến thức

Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy sự thiếu hụt kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mỗi cán bộ công chức cấp xã có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức của mỗi cá nhân đó. Sự thiếu hụt kiến thức của mỗi cá nhân, chức danh là khác nhau dẫn đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức là khác nhau. Đối với đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn thành phố nhất là cán bộ chuyên trách có vai trò quan trọng trong quá trình lãnh đạo, điều hành đơn vị. Đối với công chức cấp xã, làm công tác chuyên môn, sự thiếu hụt kiến thức ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc được giao. Điều đó được thể hiện qua kết quả điều tra số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã có nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn kiến thức ngắn hạn và đào tạo dài hạn chiếm tỷ lệ cao.

4.3.3. Độ tuổi công tác

Độ tuổi công tác ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhất là đối với lĩnh vực đào tạo dài hạn, thông thường thì những người có độ tuổi cao (từ 50

tuổi) trở lên thì họ không có nhu cầu học dài hạn cho dù trình độ chuyên môn của họ mới chỉ dừng lại ở trình độ trung cấp. Nguyên nhân cán bộ có độ tuổi cao họ không có nhu cầu học nữa là do: Cán bộ sắp đến tuổi nghỉ theo chế độ vì vậy họ không cần đào tạo nữa; ở độ tuổi đó kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của họ đạt ở trình độ nhất định, đối với công việc hiện tại thì họ hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm nhận; cán bộ không nằm trong diện quy hoạch nguồn; sức ì và trách nhiệm về học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, của một bộ phận cán bộ còn hạn chế.

Qua khảo sát cán bộ công chức cấp xã cho thấy những cán bộ trẻ cấp xã có nhu cầu đào tạo cao hơn cán bộ tuổi cao bởi một số nguyên nhân sau: trình độ chuyên môn chưa sâu để phục vụ ngày càng tốt hơn nên họ cần học thêm; thời gian công tác ít về lâu về dài bắt buộc họ phải học để có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, nhất là công chức cấp xã họ đã là công chức của một đơn vị hành chính sự nghiệp; cơ hội nghề nghiệp nhiều; xuất phát điểm họ có trình độ chủ yếu là trung cấp, sơ cấp. Vì vậy qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy một số cán bộ có nhu cầu họ tự đi học hệ tại chức để nâng cao trình độ.

4.3.4. Trình độ chuyên môn được đào tạo

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy trình độ chuyên môn ban đầu của cán bộ công chức ảnh hưởng rất lớn đến việc họ có nhu cầu đào tạo nữa không. Những cán bộ cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đối với mỗi chức danh thì bắt buộc họ phải tham gia học tập, bồi dưỡng để cập chuẩn về trình độ đối với chức danh đó. Những công chức cấp xã có trình độ chuyên môn là sơ cấp và trung cấp sẽ có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lớn hơn rất nhiều những người có trình độ đại học và cao đẳng bởi vì những người mới có trình độ sơ cấp và trung cấp về lâu dài trong công tác chuyên môn của mình bắt buộc họ phải học thêm, nếu họ không học thêm họ sẽ bị tụt hậu về kiến thức chuyên môn so với các cán bộ khác cùng chức danh đó có trình độ cao hơn.

Những người làm trái ngành, trái nghề, những người muốn chuyển sang làm công việc khác họ cũng muốn tham gia vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng bổ sung những kiến thức chuyên môn của lĩnh vực mới.

4.3.5. Nhận thức của cán bộ, công chức cấp xã

Đây chính là yếu tố cơ bản và quyết định nhất chất lượng của cán bộ, công chức nói riêng và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung. Bởi vì nó là yếu

tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, những việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại.

Nếu người cán bộ, công chức nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc phải học tập, nâng cao trình độ để giải quyết công việc, để tăng chất lượng thực thi công vụ thì họ sẽ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực. Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc hiệu quả. Nếu họ biết được vấn đề nâng cao phẩm chất đạo đức là hết sức quan trọng, là cái mà nhìn vào đó người ta có thể đánh giá được chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức; tính hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính hiện có thì họ sẽ luôn có ý thức để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, giữ gìn phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ngược lại, khi đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn xem nhẹ những chuẩn mực đạo đức, nhân cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng làm giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với chính quyền Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)