Giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 92 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Quan điểm, định hướng và giải pháp tăng cường đào tạo nâng cao năng

4.4.2. Giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán

cán bộ công chức cấp xã phường, thành phố Việt Trì

4.4.2.1. Công tác quy hoạch cán bộ

Công tác quy hoạch cán bộ là một khâu trọng yếu của công tác cán bộ, nó đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả trước mắt và lâu dài về đội ngũ cán bộ. Bên cạnh đó công tác quy hoạch cán bộ là để lựa chọn đội ngũ cán bộ dự nguồn, gắn với đào tạo, bồi dưỡng góp phần chủ động hơn trong việc bố trí, thay thế đội ngũ cán bộ với nhiệm vụ chính trị tại mỗi đơn vị. Có làm tốt công tác quy hoạch cán bộ mới từng bước nâng cao được chất lượng, số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển tránh tình trạng bị hụt hẫng, bị động, chắp vá.

Theo báo cáo kết quả lãnh đạo và tổ chức công tác cán bộ của Ban thường vụ Thành ủy thành phố thì hiện nay việc đánh giá, sử dụng cán bộ có nơi còn tư tưởng chủ quan, biểu hiện dân chủ hình thức, bố trí cán bộ chưa bám sát quy hoạch cán bộ, chưa thực sự coi trọng tiêu chuẩn cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với nhu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch sử dụng cán bộ, cho nên công tác quy hoạch cán bộ phải thường xuyên được rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời hàng năm. Phải gắn công tác quy hoạch cán bộ với công tác đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ.

Vì vậy để làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, trước hết cấp huyện, cấp xã phải làm tốt công tác điều tra, thống kê, công chức cấp xã theo các tiêu chí: độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, chức vụ, thâm niên công tác, trình độ học vấn, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, làm cơ sở cho việc dự kiến, đề xuất phương án xây dựng, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức cấp xã trong thời gian 5 năm, 10 năm tới.

Cấp huyện và cấp xã cần xây dựng kế hoạch quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã theo các hình thức sau:

- Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã theo chức danh: cán bộ đảng, đoàn thể; cán bộ chính quyền; cán bộ chuyên môn;

- Quy hoạch đào tạo cán bộ công chức theo vùng, miền: Vùng đồng bằng và đô thị; các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, hải đảo.

Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cấp xã tập trung vào những người đã hoàn thành nghĩa vụ trong các lực lượng vũ trang (quân đội, công an), thanh niên xung phong và các đối tượng khác ở địa phương có trình độ tốt nghiệp THPT, có đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu chức danh cán bộ xã; học sinh, sinh viên các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm đang cư trú tại địa phương. Tùy hoàn cảnh và trình độ cụ thể, nhưng tất cả các nguồn cán bộ đó đều phải được qua đào tạo, bồi dưỡng trong kế hoạch với nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng loại cán bộ, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, kiến thức cơ bản với kỹ năng thực hành.

4.4.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Để công tác đào tạo cán bộ được thực hiện tốt, cần sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt hàng năm cần chỉ đạo làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, cần phải chú trọng đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng thực hành, xử lý tình huống đối với từng chức danh, loại hình công việc cụ thể.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã giúp họ làm việc có hiệu quả hơn theo nhận xét của cán bộ xã về mức độ hữu ích của các lớp đã tập huấn bồi dưỡng. Theo nhận xét, đánh giá của cán bộ xã về các chức danh chủ chốt trong đơn vị như Bí thư, Thường trực đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã về nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn và nhu cầu đào tạo dài hạn chiếm tỷ lệ khá cao.

Xuất phát từ những vấn đề trên trong thời gian tới cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cấp xã. Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng trước hết vào những người chưa được

đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đang phụ trách. Đào tạo cán bộ đương chức theo phương châm cán bộ còn trong độ tuổi quy hoạch nhưng thiếu kiến thức nào thì đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức đó để đạt từ trình độ trung cấp trở lên.

Đối với những cán bộ chuyên môn họ có nhu cầu học lên cao đẳng, đại học để nâng cao trình độ nên cần được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo đơn vị xã, đơn vị cần có chính sách khuyến khích cán bộ tự đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện về thời gian bố trí sắp xếp công việc hợp lý. Cần vận động họ xây dựng kế hoạch tự học tập, bồi dưỡng và đăng ký với cơ quan, đơn vị hàng năm về kế hoạch học tập này.

Thành phố cần ưu tiên, bố trí một phần ngân sách địa phương cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, trong đó ưu tiên cho việc đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao được năng lực đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp, các đơn vị góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương.

4.4.2.3. Cải cách chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã

Hiện nay, theo đánh giá của một số cán bộ cấp xã nội dung chất lượng bồi dưỡng có một số lớp hiệu quả chưa cao, chưa kịp thời và chưa sát với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở. Đào tạo về lý luận chính trị được quan tâm, song chưa đáp ứng được yêu cầu, các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy còn thiếu.

Do vậy trong thời gian tới chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải được xây dựng theo tinh thần đổi mới phù hợp với những quan điểm, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước, yêu cầu cải cách hành chính và đặc điểm địa lý, trình độ dân trí, phù hợp với trình độ quản lý điều hành của chính quyền cơ sở ở từng vùng. Bên cạnh đó tài liệu nghiên cứu phải rõ ràng, phải được tổ chức chặt chẽ về mặt nội dung, phải phù hợp với trình độ kiến thức của học viên, dễ đọc, dễ nhớ, dễ vận dụng và có tính thực tiễn cao.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải sát với thực tiễn với nhu cầu cần đào tạo, cụ thể với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh, chú trọng kết hợp giữa đào tạo lý luận theo mục tiêu chương trình với đào tạo theo tình huống cụ thể trong quản lý điều hành của cán bộ chuyên trách và trong chuyên môn nghiệp

4.4.2.4. Mở rộng hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu cho từng loại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Việc đầu tư cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước cần xác định là nhiệm vụ thường xuyên, mang tính ổn định và lâu dài.

Tăng cường năng lực hoạt động của các trường chính trị của tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên đảm bảo cho những cơ sở này có đủ điều kiện thực hiện có hiệu quả các chương trình đào tạo theo phương pháp giảng dạy hiện đại.

Mở rộng mạng lưới các cơ sở tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng thông qua việc thu hút các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm giáo dục thường xuyên đóng trên địa bàn tỉnh tham gia vào liên kết mở các khóa đào tạo theo yêu cầu và các khóa đào tạo bắt buộc nhằm mục đích nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

4.4.2.5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Thường xuyên tăng cường đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ban hành kèm theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 4/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện triệt để việc phân cấp đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy định. Nhà nước cần xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tạo cơ chế hợp lý, tạo sự chủ động cho ngành, địa phương tổ chức tốt hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

Xây dựng tiêu chí đảm bảo chất lượng, đánh giá chất lượng sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

Đánh giá kết quả khóa đào tạo, bồi dưỡng: Phải thường xuyên chú trọng đến việc đánh giá kết quả đào tạo, thông thường có hai cách đánh giá kết quả đào tạo là đánh giá song song với quá trình thực hiện với quá trình đào tạo và đánh giá sau khi kết thúc khóa học, thông qua các đối tượng đánh giá như:

+ Đánh giá người dạy: gắn liền với nội dung mà họ sẽ cung cấp cho học viên cũng như cách thức, phương pháp mà họ cung cấp nội dung đó cho học viên một cách hiệu quả nhất.

+ Đánh giá người học gắn liền với nhu cầu kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ đang đảm nhận. Học viên phải chuẩn bị những điều kiện, phương tiện cần thiết để nhận được lượng thông tin nhiều nhất.

+ Nhà tổ chức khóa học đóng vai trò xúc tác để nhà cung cấp và người học có những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ dạy học, cách thức tổ chức cũng như việc cung cấp những điều kiện, môi trường cần thiết cho việc dạy, nó sẽ tác động lớn đến kết quả của khóa học.

+ Đơn vị sử dụng thấy được những tác động tích cực của người được đào tạo, hiệu quả làm việc của họ cao hơn. Từ đó đơn vị thực sự thấy rõ "tính hữu ích" của việc đào tạo.

+ Công cụ đánh giá: Có rất nhiều công cụ có thể được sử dụng để thu thập thông tin phục vụ cho việc đánh giá kết quả đào tạo như: phỏng vấn, quan sát, vấn đáp, trắc nghiệm và khả năng thực hiện, bảng câu hỏi, tự đánh giá, kiểm tra, thảo luận, dự giờ.

+ Nội dung đánh giá tập trung vào cách tiến hành, phương pháp sư phạm, năng lực của giảng viên, học viên, tài liệu, nội dung chương trình, giáo cụ sử dụng trong khóa học, hình thức đào tạo, loại hình đào tạo, địa điểm, không gian, số ngày, thời lượng và cách bố trí thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)