Quan điểm của Đảng ta về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 40 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Quan điểm của Đảng ta về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công

bên cạnh đó còn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như: Tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn…

- Yếu tố tuổi tác: Tổng số cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố: 462 người; trong đó: Độ tuổi từ 30 trở xuống: 71 người (chiếm 15,4%); Độ tuổi từ 30- 50 tuổi: 256 người (chiếm 55,4%); Trên 50 tuổi: 135 người (chiếm 29,2%). Từ số thực tế trên thấy đội tuổi cán bộ cấp xã độ tuổi 30-50 chiếm số đông, họ là những người có kinh nghiệm có thể quán xuyến và giải quyết công việc một cách nhanh chóng, với họ thời gian tập trung làm việc để tích lũy quan trọng hơn so với hoạt động trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ. Do vậy, người lao động có tuổi càng cao càng ít có nhu cầu đào tạo.

- Yếu tố giới tính: Trong số 462 cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn, số lao động nữ: 163 người (chiếm 36,3%), lao động nam: 299 người (chiếm 64,7%). Từ số liệu trên ta thấy, số lao động nam chiếm gấp đôi số lao động nữ; nhu cầu đào tạo của nam giới cũng cao hơn nữ giới, nguyên nhân do nhu cầu thăng tiến của nam giới mạnh mẽ hơn, chịu đựng áp lực công việc cao hơn…nên việc họ có nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực là điều tất yếu. Ngược lại, nữ giới có tâm lý khi công việc ổn định, xây dựng gia đình, có con nhỏ, ngại đi học xa… nên ít có nhu cầu được đào tạo.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Quan điểm của Đảng ta về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức công chức

Thấm nhuần lý luận chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của cán bộ, công chức và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,

cho nên, trong suốt mấy chục năm qua, Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn đề cao vài trò của cán bộ, công chức và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Đảng.

Đảng ta xác định: Cán bộ, công chức là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước. Đảng ta luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức đông đảo, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dám hy sinh cho lợi ích của Đảng, của dân tộc, hăng hái, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, hàng vạn cán bộ, công chức đã được rèn luyện, thử thách qua phong trào đấu tranh cách mạng và đã trưởng thành. Đó là nhân tố quyết định, bảo đảm cho Đảng ta lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng Dân tộc- Dân chủ nhân dân, giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.

Yêu cầu về công tác cán bộ, công chức đang là một đòi hỏi bức xúc của các địa phương trong cả nước. Do đó, ngày 22 tháng 10 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Quyết định số 163/QĐ- TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2016-2025. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:

+ 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên;

+ 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm;

+ Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm.

Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ, công chức nói chung; trong đó có đội ngũ cán bộ và công chức cấp xã nói riêng, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và yêu cầu hội nhập là việc làm hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)