Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý rủi ro tín dụng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 72 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại nhno & ptnt thường tín

4.1.3. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý rủi ro tín dụng tạ

NHNo&PTNT Thường Tín

4.1.3.1. Xác định các mức rủi ro

Để xác định các loại rủi ro, chúng tôi sử dụng phương pháp xếp hạng tín dụng khách hàng. Phương pháp này được thực hiện theo trình tự sau:

a/ Quy trình xếp hạng

Hiện nay việc phân tích xếp hạng tín dụng khách hàng tại Agribank Thường Tín được thực hiện chủ yếu căn cứ trên chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính; tức là sẽ dựa vào các thông tin định lượng từ tổ chức tín dụng, từ phía KH cung cấp và các thông tin định tính khó xác định đã được thu thập thêm từ các nguồn khác. Việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng được Agribank Thường Tín lên kế hoạch theo một quy trình thống nhất như sau:

Sơ đồ 4.2. Quy trình xếp hạng tín dụng tại NHNo&PTNT Thường Tín

Nguồn: Phòng Tín Dụng - NHNo&PTNT Thường Tín (2015)

Thu thập thông tin

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước căn bản quan trọng nhất mà các cán bộ tín dụng Agribank Thường Tín luôn coi trọng. Thông tin thu thập về khách hàng càng nhiều thì rủi ro xảy ra cho ngân hàng càng thấp. Các nguồn thông tin của khách hàng cần phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo có thể có những số liệu chính xác nhất về khách hàng được phân tích xếp hạng. Để thu thập được các nguồn thông tin thì có thể sử dụng một số phương pháp: sử dụng mạng internet để tra cứu thông tin; yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ pháp lý để làm căn cứ xếp hạng khách hàng. Thu thập thôn g tin Xác định ngành kinh tế và quy mô /uy tín KH Phân tích các thông tin thu thập được và cho điểm Đưa ra kết quả phân tích và xếp hạng DN theo tiêu chuẩn nhất định Phê chuẩn &giải ngân tương ứng với thang điểm

Xác định ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp/ khách hàng cá nhân

Quy mô của DN thường được cán bộ tín dụng tại NHNo&PTNT Thường Tín phân thành ba loại: Quy mô lớn, vừa và nhỏ. Tình hình tài chính DN theo quy mô cho thấy, DN có quy mô khác nhau có tình hình về vốn, tài sản, lao động... cũng khác nhau và có sự cách biệt tương đối rõ nét. Chính vì thế, việc phân loại DN theo quy mô là việc làm không thể thiếu được trước khi tính toán các chỉ tiêu tài chính để có thể đi đến xếp hạng tín dụng DN.

Đối với khách hàng cá nhân, Agribank Thường Tín sẽ xếp hạng theo thang điểm khác và xét cấp tín dụng dựa trên uy tín và căn cứ tài sản đảm bảo.

Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm

Áp dụng các phương pháp phân tích nêu ở phần trên để phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng thu thập được. Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng Agribank Thường Tín tổ chức xếp hạng thường dựa vào các tiêu chuẩn được định sẵn nhất định nào đó để cho điểm đối với từng chỉ tiêu đã được phân tích.

Đưa ra kết quả xếp hạng

Trên cơ sở bảng điểm của các chỉ tiêu, tổ chức xếp hạng đưa ra kết quả xếp hạng khách hàng theo các tiêu chuẩn được định sẵn nhất định nào đó, tùy theo mục đích của chủ thể đánh giá.

Phê chuẩn và công bố kết quả xếp hạng

Căn cứ vào kết quả XH, và các tiêu chuẩn, cán bộ tín dụng tiến hành xem xét lần cuối và phê chuẩn kết quả XH, đồng thời tổ chức công bố theo quy định hoặc theo yêu cầu của chủ thể sử dụng kết quả XH.

b/ Tính điểm và xếp hạng tín dụng

Xếp hạng tín dụng là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh, sau đó phát triển nhanh ở Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933. Trong suốt hơn 50 năm, việc xếp hạng tín dụng chỉ được phổ biến ở Mỹ, chỉ bắt đầu từ những năm 1970 đến nay, dịch vụ xếp hạng tín dụng mới được mở rộng và phát triển khá mạnh ở nhiều nước.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng của NHNo&PTNT là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng cho vay như không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác (Ngân hàng nông nghiệp và phát tiển nông thôn Việt Nam, 2004).

Chi nhánh NHNo&PTNT Thường Tín căn cứ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam để ban hành cơ chế xếp hạng tín dụng cụ thể:

Nhóm khách hàng doanh nghiệp

Agribank Thường Tín xếp hạng khách hàng doanh nghiệp dựa trên tổng hợp các tiêu chí: Quy mô doanh nghiệp, các chỉ số tài chính, phi tài chính, … Sau khi xác định được điểm tổng, Cán bộ tín dụng NHNo&PTNT Thường tín xếp hạng doanh nghiệp như sau:

Bảng 4.6. Hệ thống ký hiệu XHTD doanh nghiệp của Agribank Thường Tín

Điểm Xếp hạng Đánh giá xếp hạng DN

92,4 - 100 AAA Khả năng trả nợ đặc biệt tốt 84,8 – 92,3 AA Khả năng trả nợ rất tốt 77,2 – 84,7 A Khả năng trả nợ tốt

69,6 – 77,1 BBB Có khả năng trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên sự thay đổi bất lợi của các yếu tố bên ngoài có thể tác động giảm khả năng trả nợ

62 – 69,5 BB Có ít nguy cơ mất khả năng trả nợ. Đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể tác động giảm khả năng trả nợ

54,4 – 61,9 B Có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ

46,8 – 54,3 CCC

Đang bị suy giảm khả năng trả nợ. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra thì nhiều khả năng sẽ không trả được nợ

39,2 – 46,7 CC Đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ

31,6 – 39,1 C Đang thực hiện các thủ tục phá sản hoặc các động thái tương tự nhưng việc trả nợ vẫn được duy trì

< 31,6 D Mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra Nguồn: Ban quan hệ khách hàng doanh nghiệp - NHNo&PTNT Thường Tín (2015)

Nhóm khách hàng cá nhân

Chi nhánh NHNo&PTNT Thường Tín xếp hạng khách hàng là cá nhân thành 10 hạng có mức độ rủ ro từ thấp đến cao theo các tiêu chí: tuổi, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập cá nhân, tình trạng nhà ở, thời gian công tác, mối quan hệ với ngân hàng, số dư tiền gửi trong thẻ tiết kiệm, v.v…

Bảng 4.7. Hệ thống ký hiệu XHTD khách hàng cá nhân của Agribank Thường Tín Thường Tín

Loại Số điểm đạt được Mức độ rủi ro

Aaa >= 401 Thấp Aa 351 – 400 Thấp a 301 – 350 Thấp Bbb 251 – 300 Thấp Bb 201 – 250 Trung bình b 151 – 200 Trung bình Ccc 101 – 150 Trung bình Cc 51 – 100 Cao c 0 – 50 Cao d <0 Rất cao

Nguồn: Ban quan hệ khách hàng cá nhân - NHNo&PTNT Thường Tín (2015)

c/ Kết quả xếp hạng và xác định các mức rủi ro

Đối với các doanh nghiệp vay vốn

Bảng 4.8. Tổng hợp xếp loại khách hàng doanh nghiệp năm 2015

STT Chỉ tiêu Số lượng (DN) Tỷ trọng(%)

1 Doanh nghiệp hạng AAA 4 3,17

2 Doanh nghiệp hạng AA 7 5,56

3 Doanh nghiệp hạng A 44 34,92

4 Doanh nghiệp hạng BBB 34 26,98

5 Doanh nghiệp hạng BB 31 24,6

6 Doanh nghiệp hạng dưới B 6 4,76

Tổng 126 100

Các doanh nghiệp vay vốn tại Agribank chủ yếu xếp hạng A, BBB, BB chiếm 95,23% tổng số khách hàng vay. Hạng AAA, AA chiếm số lượng rất ít và thuộc về các doanh nghiệp tiêu biểu như: Công ty TNHH TM Hải Long, công ty TNHH MTV TM Đức Thành, cty CP vật tư nông nghiệp Anh Thái,…Tuy nhiên, nhóm khách hàng có kết quả xếp hạng từ BB trở xuống chiếm tỷ lệ 4,76%. Có doanh nghiệp đã thông báo phá sản và mất hoàn toàn khả năng trả nợ như: Công ty TNHH TMDV Thanh Thủy. Đối với các khách hàng có kết quả xếp hạng từ BB trở xuống, Agribank chủ động từ chối quan hệ tín dụng đối với khách hàng mới và tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ đối với khách hàng đang quan hệ tín dụng.

Đối với các cá nhân-hộ vay vốn

Bảng 4.9. Tổng hợp xếp loại khách hàng cá nhân năm 2015

STT Chỉ tiêu Số lượng (DN) Tỷ trọng(%) 1 Cá nhân hạng Aaa 19 10,05 2 Cá nhân hạng Aa 28 14,81 3 Cá nhân hạng a 62 32,80 4 Cá nhân hạng Bbb 48 25,40 5 Cá nhân hạng Bb 29 15,34 6 Cá nhân hạng dưới b 3 1,59 Tổng 189 100

Nguồn: Phòng Tín Dụng - NHNo&PTNT Thường Tín (2015) Các cá nhân vay vốn tại NHNo&PTNT Thường Tín đạt xếp hạng cao và có mức độ rủi ro thấp hơn so với nhóm khách hàng doanh nghiệp. Riêng hạng Aaa, nhóm khách hàng cá nhân chiếm tỷ lệ 10,05% và cá nhân hạng dưới B chỉ chiếm khoảng 1,59%. Nguyên nhân do các thông tin thu thập được đối với cá nhân là tương đối xác thực và có độ chính xác cao. Phần lớn trong số này là khách hàng cá nhân có tài khoản trả lương hoặc là khách hàng có quan hệ lâu dài với NHNo&PTNT Thường Tín. Khách hàng doanh nghiệp thường có xu hướng làm sai lệch báo cáo tài chính nên quy trình kiểm định trước vay thường thiếu chặt chẽ. Vì vậy, tỷ lệ rủi ro đối với nhóm doanh nghiệp cũng cao hơn đối với cho vay cá nhân.

Thông qua ý kiến của ông Nguyễn Hữu Hiển và kết quả thể hiện ở bảng 4.8, chúng tôi đã chọn được mẫu cá nhân vay vốn điển hình thể hiện nhóm khách hàng có uy tín cao và dư nợ lớn tại Agribank Thường Tín. Điều này phần nào thể hiện uy tín của ngân hàng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi cán bộ tín dụng có tâm lý chủ quan khi cho vay các khách hàng thân thuộc.

Hộp 4.1. Ý kiến cán bộ về khách hàng cá nhân có dư nợ vay lớn

“Đến hết thời điểm 31/5/2015, khách hàng cá nhân có dư nợ lớn nhất là anh Đỗ Duy Hùng (4,36 tỷ đồng) địa chỉ tại: thôn Đặng Xá, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là: sản xuất đồ gỗ. anh Hùng là khách hàng uy tín tại Agribank Thường Tín đã 10 năm nay. Lần gần đây nhất, món giải ngân cho anh Đỗ Duy Hùng là 1,2 tỷ đồng.”

(Ông Nguyễn Hữu Hiển- Phó phòng Tín dụng NHNo&PTNT Thường Tín) Nguồn: Phòng Tín Dụng - NHNo&PTNT Thường Tín (2015)

4.1.3.2. Giám sát các loại rủi ro tín dụng

Việc giám sát nhằm xác định rủi ro tiềm tàng và có các biện pháp sử lý kịp thời. Phương pháp giám sát rất đa dạng như: Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng hoặc kiểm tra các bảo đảm tiền vay. Đối với tài sản thế chấp, ngân hàng còn cần xem xét việc sử dụng tài sản có hợp lý đúng như cam kết hay không. Còn với đảm bảo bằng bảo lãnh cần xem xét nội dung giám sát người bảo lãnh cũng như đối với khách hàng đi vay.

NHNo&PTNT Thường Tín luôn coi việc kiểm tra và giám sát khoản vay là bước quan trọng nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả đảm bảo khách hàng hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn. Do đó, công tác giám sát rủi ro tại NHNo&PTNT Thường Tín cũng luôn được đề cao và tuân thủ theo quy trình chuẩn do NHNo&PTNT Việt Nam ban hành. Sau khi tổng hợp ý kiến của các cán bộ tín dụng làm việc tại NHNo&PTNT huyện Thường Tín, chúng tôi đã thiết kế lên quy trình giám sát tín dụng theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.2. Quy trình giám sát rủi ro tín dụng

Nguồn: NHNNo&PTNT Thường Tín (2015)

Khách Hàng CBTD .Tiếp nhận HS .Hướng dẫn kh ĐK vay vốn .Thu thập T.Tin, xác minh T.Tin . Thẩm định các ĐK vay vốn .T/định p/á vay vốn . T/định TSBĐ TV Giám sát TD Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vàd BCTĐ của CBTD Thẩm định lại nếu cần thiết

.Ghi ý kiến vào BCTĐ( món vay thuộc quyền phán quyết Phòng TD) Lập báo cáo thẩm định trình TP Tín dụng Giám đốc . Căn cứ BCTĐ của CBTD và TP TD . Căn cứ BCTĐ của bộ phận TĐ Phê duyệt cho vay

Từ chối cho vay

Ký kết HĐTD Hợp đồng BĐTV

Thông báo từ chối cho vay Ghi ý kiến vào BCTĐ

(món vay vượt quyền phán quyết phòng TD)

Bộ phận TĐ

Giải ngân

Kiểm tra sau khi cho vay

Sử dụng vốn vay sai mục đích

Thu hồi nợ trước hạn Sử dụng vốn vay

đúng mục đích Thu nợ đến hạn Thanh lý HĐTD

Giải tỏa TSBĐ

Theo sơ đồ 4.2, quy trình rủi ro tín dụng đang được NHNo&PTNT huyện Thường Tín thực hiện thống nhất theo một khâu khép kín. Cụ thể như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Bộ hồ sơ cho vay gồm:

• Đối với tổ chức: Tùy theo loại hình tổ chức, nếu thiết lập quan hệ tín dụng lần đầu phải gửi đến NHNo các giấy tờ sau:

- Hồ sơ pháp lý (bản sao có chứng nhận của cơ quan công chứng): Quyết định thành lập, điều lệ DN hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, danh sách thành viên sáng lập, các giấy tờ khác…

- Hồ sơ kinh tế: Kế hoạch SXKD trong kỳ, báo cáo thực hiện kế hoạch SXKD kỳ gần nhất, các loại báo cáo kế toán (bảng cân đối kế toán, báo cáo quyết toán 2 năm liền kề…).

- Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu), các hợp đồng mua bán hàng hóa, các giấy tờ liên quan đến TSĐB theo quy định (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản…).

• Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác:

Hồ sơ pháp lý: Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu (nếu có), hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác), giấy ủy quyền cho người đại diện giao dịch với NHNN, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, dự án, phương án SXKD, dịch vụ đời sống...

Bước 2: Thẩm định khách hàng

CBTD phân tích khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng về việc sử dụng vốn tín dụng cũng như việc hoàn trả vốn vay của khách hàng thông qua các thông tin như:

- Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng;

- Hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng hoặc tại các ngân hàng khác; - Trực tiếp phỏng vấn khách hàng hoặc nhân viên của họ; - Trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Sau thẩm định khách hàng, CBTD trình trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng sẽ kiểm soát nội dung thẩm định của CBTD, tiến hành tái thẩm định các điều kiện vay, kiểm soát bộ hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ kinh tế, thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và ghi ý kiến của mình trên các loại hồ sơ đó và trình giám đốc phê duyệt khoản vay.

Bước 3: Ra quyết định tín dụng

Nếu dự án hoặc phương án được chấp thuận cho vay, trưởng ban có liên quan soạn thảo hợp đồng tín dụng và ký “nháy” trên các hợp đồng đó và trình giám đốc ký kết hợp đồng và các giấy tờ kèm theo, chuyển cho bộ phận có liên quan thực hiên hạch toán kế toán, giải ngân, thu nợ giám sát khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro…

Nếu dự án, phương án không được chấp thuận cho vay thì trưởng ban có liên quan soạn thảo thông báo từ chối cho vay trình giám đốc ký, gửi cho khách hàng biết.

Bước 4: Giải ngân

Ngân hàng tiến hàng cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Ngân hàng có thể cấp tiền mặt cho khách hàng, chuyển thẳng vào tài khoản của người bán hoặc giải ngân theo tiến độ của dự án.

Bước 5: Giám sát, thu nợ, thanh lý tín dụng

Ngân hàng tiến hành giám sát, kiểm tra việc thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng tín dụng với các nội dung:

+ Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng; + Phân tích báo cáo tài chính định kỳ;

+ Kiểm tra các bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 72 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)