tín dụng tại NHNo&PTNT
Qua các phân tích trên có thể khẳng định được rằng: Ngân hàng là công cụ quan trọng giúp chính phủ điều hành nền kinh tế, huy động vốn cho các dự án, là trung tâm thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ, nơi tập trung khối lượng tiền, ngoại tệ, các giấy tờ có giá và các tài sản quý. Chính vì vậy, khi phát sinh rủi ro trong bất cứ một hoạt động nào của ngân hàng cũng có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng đó nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Do đó, đi sâu phân tích quản lý rủi ro tín dụng là một đề tài “nóng” được nhiều nhà khoa học nghiên cứu.
+ Chu Thị Nhung (2009) khi Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Hà Tây đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó tác giả có phân chia ra phương pháp chung và phương pháp cụ thể. Phương pháp chung gồm có: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp cụ thể bao gồm: điều tra thu thập số liệu, phân tích số liệu, thống kê mô tả, và phương pháp so sánh. Sau đó, tác giả đã vận dụng linh hoạt các chỉ tiêu để làm rõ được hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây về cả mặt huy động vốn và sử dụng vốn. Tác giả kết luận: Đối tượng vay vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây chủ yếu là các doanh nghiệp và các hộ sản xuất nhỏ; vay vốn để sản xuất kinh doanh và duy trì làng nghề. Cuối cùng, tác giả đưa ra một số đề suất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Hà Tây, trong đó có hai đề suất chính là “tăng cường nguồn vốn để mở rộng đầu tư” và “tăng cường cho các thành phần kinh tế vay vốn phục vụ nông nghiệp nông thôn”.
Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là: mặc dù tác giả đã phân tích quy trình cho vay của NHNo&PTNT Hà Tây một cách rõ ràng bằng lý thuyết, nhưng lại không thể hiện những phân tích đó ra sơ đồ thì người đọc cũng rất khó hình dung. Đồng thời, việc đưa thêm mẫu “giấy đề nghị vay vốn” vào trong luận
văn là không cần thiết, bởi đây là thủ tục liên quan giữa ngân hàng và khách hàng, không phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
+ Phan Thị Linh Giang (2012) khi phân tích "Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long” đã sử dụng hai phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu làm kim chỉ nam cho nghiên cứu của mình. Tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quan về ngân hàng thương mại nói chung và bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long nói riêng. Đồng thời đề cập đến một khía cạnh rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng đó là: rủi ro tín dụng. Từ đó, tác giả đưa ra bốn nhóm giải pháp giải pháp chính: tăng cường khả năng huy động vốn, phát triển dịch vụ thẻ ATM, giải pháp đối với hoạt động sử dụng vốn và hạn chế rủi ro tín dụng. Tổng kết lại, tác giả đã sử dụng các chỉ số phân tích (doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu..), cùng với đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn của Agribank Thăng Long qua 3 năm 2008-2010, đồng thời kết hợp với tình hình chung của nền kinh tế và của các ngân hàng thương mại khác trong giai đoạn hiện nay để đề xuất giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng.
+ Nguyễn Viết Tân (2013) khi Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh An Giang đã sử dụng bốn chỉ tiêu là: dư nợ trên tổng vốn huy động, nợ quá hạn trên tổng dư nợ, doanh số thu nợ trên doanh số cho vay và doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân. Kết quả là ở quý 1 năm 2007, lợi nhuận sau thuế của Agribank An Giang bị âm 471 triệu đồng. Mặc dù công tác huy động vốn của chi nhánh là tương đối tốt nhưng chi phí vẫn tăng cao hơn doanh thu. Nguyên nhân là do chi nhánh mới thành lập, vì vậy chưa tìm được nhiều món vay khả thi. Điều đó khiến cho chi phí vốn đầu vào cao không những cao mà còn mất thêm chi phí hoạt động ban đầu để quan hệ mở rộng tín dụng. Trước tình hình đó, tác giả đã đưa ra phương hướng nhiệm vụ chiến lược để mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng cả về huy động vốn và sử dụng vốn. Phương châm được đưa ra là “Phát triển, bến vững, hiệu quả” trong năm 2008.
Tuy nhiên, nghiên cứu còn tồn tại hạn chế đó là: các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ được tác giả nêu chung chung, tổng quát. Điều quan trọng là cần phải cụ thể hóa các nhân tố ảnh hưởng theo hai hướng: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
+ Lê Huỳnh Như (2014) khi nghiên cứu về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Bạc Liêu đã đi sâu phân tích về rủi ro tín dụng và tình hình nợ quá hạn của ngân hàng. Đây được coi là hai vấn đề quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng hoạt động có hiệu quả chỉ khi hạn chế được rủi ro và nợ quá hạn ở mức thấp nhất có thể. Phương pháp tác giả đã sử dụng để nghiên cứu là phương pháp so sánh và xem xét các tỷ số. Trong đề tài này, tác giả đã giải quyết được những vấn đề quan trọng như: Phân tán rủi ro, cho vay an toàn, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ năm 2011, đề ra chính sách tín dụng linh hoạt, các kiểm định giả thuyết về mức độ rủi ro tín dụng. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp mới như: phân tích khách hàng, phân tích tín dụng, tăng thu từ dịch vụ… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Đề tài mà tác giả nghiên cứu đã giúp cho người đọc có nhận thức hoàn thiện hơn về rủi ro tín dụng của ngân hàng.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU