ĐVT: %/năm
Lãi suất Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
I. Lãi suất cho vay của ngân hàng 1. Doanh nghiệp - Ngắn hạn 11 11,5 10,5 - Trung hạn 12,5 13 12 - Dài hạn 12,5 13 13 2. Hộ - Ngắn hạn 11 11 11,5 - Trung hạn 12 12 12,5
II. Lãi suất vốn ưu đãi
- Ngắn hạn 10 10,5 9,5
- Trung hạn 10 11 10
Nguồn: Phòng Kinh Doanh - NHNo&PTNT Thường Tín (2013-2015) Nhìn vào bảng 4.9. ta thấy lãi suất cho vay của NHNo&PTNT Thường Tín là phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế và phù hợp với tốc độ CNH-HĐH của đất nước. Với mức lãi suất quy định này, ngân hàng vẫn đảm bảo khả năng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Đối với hộ nghèo, cho vay từ nguồn vốn ưu đãi phục vụ người nghèo nên được hưởng lãi suất ưu đãi luôn thấp hơn lãi suất cho vay các đối tượng khác. Tuy nhiên, do sự phát triển của nền kinh tế nên lãi suất vốn ưu đãi của NHNo Thường Tín cũng tăng lên qua các năm. Nhưng lượng tăng là không đáng kể. Về ngắn hạn, năm 2013 là 10%/năm, năm 2014 là 10,5%, năm 2015 là 9,5% (ngân hàng không áp dụng mức lãi suất phân biệt theo thời hạn đối với hộ nghèo). Hiện nay, ngân hàng đang áp dụng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo là 0.8% / tháng.
Lãi suất cho vay đối với tất cả các doanh nghiệp được áp dụng như nhau và cao hơn so với lãi suất cho vay hộ sản xuất cả thời hạn ngắn- trung- dài hạn. Sở dĩ như vậy là do ngân hàng NHNo Thường Tín cho đối tượng khách hàng là hộ sản xuất vay là chính. Mặt khác, các doanh nghiệp thường vay với khoản vay lớn nên mức độ rủi ro cũng cao hơn so với số tiền vay nhỏ lẻ của hộ. Vậy nên, lãi suất (giá phải trả cho quyền sử dụng vốn vay) của doanh nghiệp cao hơn so với hộ sản xuất.
Mức lãi suất cho vay trung – dài hạn thường cao hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế (trừ hộ nghèo). Cụ thể, năm 2015 mức lãi suất cho vay doanh nghiệp là 10,5%/năm đối với cho vay ngắn hạn, 12%/năm đối với cho vay trung hạn và 13%/năm đối với cho vay dài hạn. Hộ sản xuất cho vay ngắn hạn năm 2015 là 11,5%/năm, trung hạn là 12,5%/năm.
4.1.3.5. Phòng ngừa rủi ro tín dụng
Để phòng ngừa được các loại rủi ro tín dụng xảy ra tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thường Tín thì điều đặc biệt quan trọng là phải thắt chặt khâu thẩm định ngay từ ban đầu.
a/Thẩm định
Thẩm định dự án đầu tư là một phần không thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng và đây cũng là công đoạn khá phức tạp đòi hỏi kiến thức tổng hợp và chuyên sâu, kinh nghiệm và sự nhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. Các dự án đầu tư thường có quy mô vốn lớn và thời gian kéo dài, do đó việc thẩm định trước khi cho vay là công việc đòi hỏi một quy trình chặt chẽ. NHNo&PTNT Thường Tín là một chi nhánh rất coi trọng khâu thẩm định trước khi cho vay, luôn tuân thủ theo các bước trong quy trình thẩm định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Sơ đồ 4.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh
Nguồn: NHNo&PTNT Thường Tín (2015) Yêu cầu thẩm định Chưa đầy đủ và hợp lệ Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn CBTD tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra xem xét tính đầy đủ, Đầy đủ Không đạt Trưởng phòng tín dụng đánh giá, xem xét lại, cho
ý kiến đề xuất Ban giám đốc ra quyết định cho vay Tiến hành thẩm định Lập tờ trình thẩm định Hoàn tất hồ sơ và giải ngân Đạt
Cụ thể các bước của qui trình thẩm định như sau:
Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay
CBTD được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng, các qui trình của ngân hàng mà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ cần thiết để được ngân hàng cho vay vốn.
Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, CBTD tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, CBTD báo cáo trưởng phòng tín dụng và tiếp tục tiến hành các bước trong qui trình. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, CBTD yêu cầu khách hàng hoàn thiện tiếp hồ sơ. Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được CBTD báo cáo lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay)
Bước 3: Tiến hành các công việc thẩm định
CBTD phải đi thực tế tại nơi SXKD của khách hàng để điều tra, thu thập thêm thông tin về khách hàng và dự án đầu tư như: ban lãnh đạo; tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, qui trình công nghệ hiện có; tình hình hoạt động SXKD; đánh giá tài sản bảo đảm (nếu có); phương án SXKD. Sau khi thu thập, điều tra thông tin, CBTD cần kiểm tra và xác minh lại những thông tin về khách hàng.
Sau khi điều tra, thu thập cũng như kiểm tra tính chính xác của các thông tin có liên quan đến dự án, CBTD tiến hành sắp xếp lại các thông tin và áp dụng các biện pháp để xử lý, đánh giá, phân tích một cách có hệ thống. Từ đó, CBTD sẽ thẩm định các nội dung: thẩm định khách hàng, thẩm định dự án đầu tư và thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Bước 4: Lập báo cáo thẩm định
Cán bộ tín dụng sau khi tiến hành thẩm định sẽ lập báo cáo thẩm định theo đúng qui định của NHNo&PTNT Việt Nam. Báo cáo thẩm định là tài liệu dạng văn bản trong đó phải nêu rõ, cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư của khách hàng cũng như đề xuất các ý kiến đối với đề nghị của khách hàng,
Tùy theo từng dự án đầu tư cụ thể, CBTD chọn lựa linh hoạt những nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ
Bước 5: Phê duyệt khoản vay
Các bước phê duyệt khoản vay bao gồm:
- Sau khi nghiên cứu, thẩm định dự án đầu tư, CBTD lập Báo cáo thẩm định kiêm Tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng.
- Trên cơ sở Tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, trưởng phòng tín dụng xem xét, kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào Tờ trình và trình lãnh đạo.
- Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của CBTD/ tái thẩm định của trưởng phòng tín dụng, khoản vay sẽ được ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt.
Nếu vượt thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh, giám đốc chi nhánh gửi toàn bộ hồ sơ dự án và báo cáo thẩm định lên ngân hàng cấp trên để tiến hành xem xét, phê duyệt cho vay hay không.
b/Phòng ngừa
Việc phòng ngừa rủi ro tín dụng được tổ chức theo sơ đồ của chi nhánh như sau:
Sơ đồ 4.4. Quy trình phòng ngừa rủi ro tín dụng
Nguồn: NHNo&PTNT Thường Tín (2015) Phòng ngừa
Thu nhập thông tin
Phát hiện
Giải pháp xử lý và kê hoạch hoạt động
Xử lý dựa trên thương lượng Thanh lý Thu tài sản bảo đảm Đưa ra toà án kinh tế Xử lý từ nguồn dự phòng rủi ro Trình Chính phủ cấp nguồn xử lý Phân tích tình hình thông tin
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, HẠN CHẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HUYỆN THƯỜNG TÍN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HUYỆN THƯỜNG TÍN 4.2.1. Đánh giá kết quả, hạn chế
4.2.1.1. Kết quả đã đạt được
a/ Về phía ngân hàng * Giảm tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu
Là NHTM Nhà Nước nên hoạt động của NHNo&PTNT Thường Tín cũng bị chi phối bởi chính sách tín dụng của Nhà Nước trong từng thời kỳ. Cụ thể là việc phải cho vay tín chấp đối với hộ nông dân theo nghị định 67 của Chính Phủ, cho vay tín chấp các doanh nghiệp Nhà Nước, cho vay tín chấp bằng quỹ lương của Cán bộ công nhân viên… Vì vậy khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng không được bảo đảm khi người vay không trả nợ. Điều đó, gây ra không ít rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, làm sao để khách hàng trả nợ đúng hạn như đã ký kết. Tuy nhiên, trong thực tế, luôn luôn tồn tại sự rủi ro nhất định trong hoạt động cho vay, làm phát sinh nợ xấu. Mà nợ xấu lại là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả quản lý tín dụng của ngân hàng. Căn cứ vào tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, ta có thể đánh giá được chất lượng tín dụng của danh mục khoản vay cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.