Hệ thống tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Thường Tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 69 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại nhno & ptnt thường tín

4.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Thường Tín

4.1.2.1. Bộ máy quản lý

Chi nhánh NHNo&PTNT Thường Tín xây dựng bộ máy quản lý tín dụng chặt chẽ từ nghiên cứu thị trường thông qua các mối liên lạc với khách hàng, điều tra và đánh giá tín dụng, phê duyệt, soạn thảo hồ sơ, giải ngân, đánh giá và thu nợ cho tới quay vòng, gia hạn hay chấm dứt khoản cho vay.

Bộ máy quản lý tín dụng tại NHNo&PTNT Thường Tín bao gồm 3 nhóm chính trực tiếp tham gia vào quy trình quản lý tín dụng gồm có:

Giám đốc chi nhánh

Các phòng ban nghiệp vụ tín dụng Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập

Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của Agribank Thường Tín

Nguồn: Phòng Tín Dụng – NHNo&PTNT Thường Tín (2015) Giám đốc Chi nhánh Phòng Tín dụng Tổ Thẩm định Kiểm tra Giám sát Tín dụng Độc lập CN Các đơn vị vay vốn

4.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Thường Tín

- Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay

- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập.

- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỷ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.

Phòng tín dụng

Như phần 3.1.1.2 về cơ cấu tổ chức, phòng Tín dụng chi nhánh Agribank Thường Tín thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về quản lý RRTD như sau:

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục

- Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn (PGD Tía, Hồng Vân, Quán Gánh)

Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập

Bộ phận này trực thuộc Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Chi nhánh NHNo&PTNT Thường Tín, độc lập với các phòng nghiệp vụ tín dụng. Nhiệm vụ chính là:

- Đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại Chi nhánh.

- Kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch và khuyết điểm trong hoạt động tín dụng; từ đó, đề xuất các biện pháp chấn chỉnh sửa chữa, khắc phục có hiệu quả.

4.1.2.3. Các quy định cụ thể quản lý rủi ro tín dụng

Để quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Thường Tín có hiệu quả cần dựa vào các văn bản pháp lý chính thống của Nhà Nước.

Theo quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/02/2014 về việc Ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thì Agribank quy định chi tiết về mức cho vay (điều 12, trang 10/34, thời hạn thẩm định và phê duyệt cho vay (điều 18,

trang 13/34). Đặc biệt, ở điều 4 (trang 6/34) quy định rõ: “Agribank tự chịu trách nhiệm về quyết định trong việc cho vay của mình, được quyền từ chối cho vay nếu thấy khách hàng vay không đủ điều kiện, dự án, phương án kinh doanh không hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của Agribank”. Điều này vừa thể hiện được quyền tự chủ tự quyết của Agribank nhưng đồng thời cũng có thể là nguyên nguyên gây ra lỗ hổng trong việc ra quyết định cho vay của các cán bộ tín dụng gây nên rủi ro trong quản lý tín dụng.

Cùng với những quy định được nêu rõ trong quyết định số 66, NHNo&PTNT Việt Nam cũng ban hành Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank. Theo khoản 2, điều 7 (trang 10) trong quyết định 493 NHNN đã xếp hạng và phân loại khách hàng theo từng nhóm nợ tương ứng. Từ đó, NHNN quy định các mức trích lập dự phòng cụ thể (điều 8, trang 11) theo từng nhóm nợ.

Cụ thể như sau:

Bảng 4.5. Xếp hạng và phân loại khách hàng theo nhóm nợ

Xếp hạng KH Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ

AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1

AA A

BBB Nợ cần chú ý Nhóm 2

BB

B Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3

CCC CC

C Nợ nghi ngờ Nhóm 4

D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)