Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tạ
4.3.1. Căn cứ đề xuất
a/ Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thường Tín những năm qua
Bảng 4.18. Ma trận phân tích SWOT trong quản lý rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thường Tín Hà Nội
SWOT
S: Điểm mạnh nhất
1. Có thương hiệu, được nhà nước bảo trợ 2. Nguồn cung tiền lớn 3. Thị trường khách hàng rộng
W: Điểm yếu nhất
1. Chưa có bộ phận chuyên quản lý rủi ro
2. Nghiệp vụ quản lý của cán bộ còn hạn chế O: Cơ hội lớn nhất 1.Chính sách phát triển NN và nông thôn 2.Cải tổ hệ thống ngân hàng SO: kết hợp điểm mạnh và cơ hội
S1O2: Nâng cao năng lực cán bộ chuyên trách
S2O2: Phân loại, đánh giá khách hàng
WO: kết hợp điểm yếu với cơ hội
W1O2: hoàn thiện cơ cấu tổ chức
W2O2: Bồi dưỡng nghiệp vụ W1O1: tăng cường kiểm tra, giám sát khoản vay
T: Thách thức lớn nhất
1.Khách hàng thường xuyên thay đổi quyết định
2.Cạnh tranh giữa các ngân hàng
ST: kết hợp điểm mạnh với thách thức
S1T2: Nâng cao chất lượng, độ tin cậy thông tin
S3T2: Phân loại khách hàng
WT: kết hợp điểm yếu với thách thức
W1T1: Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo
W2T2: Hoàn thiện quy trình tín dụng
Nguồn: NHNo&PTNT Thường Tín (2015) Từ kết quả nghiên cứu các phần 4.1 và 4.2, chúng tôi đã thảo luận với các cán bộ quản lý tín dụng của ngân hàng về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của NHNo&PTNT huyện Thường Tín trong những năm qua. Hơn nữa, chúng tôi đã phân tích kết hợp điểm mạnh, yếu nhất với cơ hội và thách thức lớn nhất nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp. Trên cơ sở phân tích các yếu tố trong ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển kinh doanh và các nguồn lực của mình, NHNo&PTNT Thường Tín có thể lập các kết hợp ma trận. Tổng quát có 4 kết hợp sau: - Điểm mạnh với cơ hội (SO) - Điểm mạnh với thách thức (ST) - Điểm yếu với cơ hội (WO) - Điểm yếu với thách thức (WT).
SO: Chiến lược khai thác tối đa cơ hội hiện có
* S1,S2/O1: Tận dụng lợi thế và lực lượng nhân viên trẻ để phát huy những lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh với những cơ hội lớn về thương hiệu của Agribank - top những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Thêm vào đó là những quy trình cho vay chặt chẽ sẽ phần nào góp phần hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
* S1,S2/O2: Phân tích năng lực tài chính của các đối tượng vay nhằm đưa ra giải pháp cho vay tốt nhất theo từng gói ưu đãi phù hợp.
ST: Sử dụng thế mạnh để vượt qua thử thách
* S1,S3/T2: Đa dạng hóa sản phẩm, hạn mức dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của KH, giảm thiểu rủi ro, đồng thời mở rộng thị phần, quan hệ với nhiều nhà đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc đáp ứng tốt nhu cầu của KH đi vay, sản phẩm đa dạng sẽ giúp cho KH lựa chọn được loại phù hợp với điều kiện kinh doanh và khả năng thanh toán của mình từ đó làm giảm rủi ro tín dụng cho NH. Tình hình kinh tế hiện nay đang bị tác động lớn bởi nhiều yếu tố, rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào bởi các NH khác cũng đang giống như NHNo&PTNT Thường Tín đang đứng trước những nguy cơ rủi ro cao về lãi suất và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường tài chính.
WO: Tận dụng các cơ hội để khắc phục các điểm yếu
* W1, W2/O2: Nâng cấp các quy trình xử lý nhằm phục vụ tốt nhất dịch vụ chăm sóc KH, phòng ngừa rủi ro. Trước quá trình hội nhập của nước ta đi cùng với sự phát triền không ngừng của công nghệ khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đòi hỏi NHNo&PTNT Thường Tín phải bắt kịp sự thay đổi này để đáp ứng tốt nhu cầu của KH. Tuy nhiên để hoàn thiện quy trình này, NHNo&PTNT Thường Tín phải không ngừng hoàn thiện bộ máy, mô hình quản lý theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao đội ngũ cán bộ chủ chốt cũng như đội ngũ nhân viên.
NHNo&PTNT Thường Tín luôn tổ chức các chương trình tập huấn cho từng chi nhánh, PGD để chuẩn hóa toàn bộ các công tác có liên quan, nhằm phục vụ KH với cung cách chuyên nghiệp nhất. Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trình độ nghiệp vụ và chất lượng làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện hữu, NHNo&PTNT Thường Tín còn tích cực hợp tác, hỗ trợ thường xuyên những chương trình học thuật của các trường đại học nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên có cơ hội tiếp xúc môi trường làm việc thực tế, ứng dụng và trau dồi những
kinh nghiệm từ các lý thuyết đã được trang bị tại nhà trường. Ngày 13 tháng 12 năm 2015 vừa qua, NHNo&PTNT Thường Tín đã tiếp nhận 18 sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng đến thực tập tại chi nhánh và các phòng giao dịch trên địa bàn. Đây là chương trình hoạt động hàng năm của NHNo&PTNT Thường Tín nhằm phối hợp với nhà trường “gắn kết với học hành” để nâng cao khả năng thích ứng thực tế của sinh viên Việt Nam sau khi ra trường. Đào tạo cán bộ để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như hiệu quả hoạt động. Củng cố lại hoạt động hiện có của NH nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị phần. Nâng cấp các máy móc kỹ thuật nhằm phục vụ tốt nhất dịch vụ chăm sóc KH, phòng ngừa rủi ro.
WT: Chiến lược phòng thủ tối đa, hạn chế các nguy cơ đe dọa
W1/T1: Chú trọng cho vay có tài sản đảm bảo, hạn chế cho vay tín chấp phòng ngừa rủi ro. Chú trọng việc phân bổ, điều tiết hợp lý nguồn nhân lực trong hệ thống. Cân đối lại nguồn tổng tài sản hiện có, cần hết sức thận trọng ngay từ khâu thẩm định cho vay để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Từ đó giảm được chi phí lập dự phòng rủi ro, tăng khả năng hoạt động của NH.
W2/T2: Hoàn thiện quy trình tín dụng nhằm đối phó với các biến cố khi xảy ra rủi ro không lường trước. Khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng rất xấu tới nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, làm tăng các rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất tiềm ẩn. Vì vậy, NHNo&PTNT huyện Thường Tín cần chủ động nhiều hơn trong nghiên cứu dự báo để có biện pháp kịp thời đối phí với sự biến đổi không ngừng của thị trường.
b/ Chiến lược phát triển của NHNo&PTNT đến năm 2020
Trong chiến lược phát triển ngân hàng, một số nội dung được nhấn mạnh là:
Một là, Đơn giản hóa cơ chế chính sách, thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật, an toàn, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh ổn định, đồng vốn phát huy được tối đa hiệu quả sử dụng.
Hai là, NHNo Thường Tín đưa ra phương hướng nhiệm vụ đến năm 2020
+ Nâng cao chất lượng tín dụng: tỷ lệ 1,2% trên tổng dư nợ + Phấn đấu lợi nhuận tăng so với năm 2015 tối thiểu 15%.
Ba là, Tiếp tục triển khai Đề án phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đồng thời hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống thông tin tín dụng mới trong khuôn khổ dự án FSMIMS của NHNN
Bốn là, Đẩy mạnh thu thập thông tin doanh nghiệp, Tập đoàn và Tổng công ty, thông tin lãnh đạo doanh nghiệp, thông tin nhóm khách hàng liên quan để thực hiện nghiệp vụ phân tích, XHTD doanh nghiệp, XHTD Tập đoàn và Tổng công ty, chấm điểm lãnh đạo cung cấp các bản báo cáo XHTD cho các đơn vị, đẩy mạnh trả lời lô XHTD và dịch vụ cung cấp dữ liệu chỉ số XHTD.
Năm là, Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, cơ quan TTTD quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và có thêm nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động TTTD. Đào tạo nâng cao nghiệp vụ XHTD cho các cán bộ.