Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại nhno & ptnt thường tín
4.1.1. Tổng quan hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thường Tín
4.1.1.1. Huy động vốn
Huy động vốn theo kỳ hạn
Chi nhánh NHNo&PTNT Thường Tín đã coi trọng việc huy động vốn tại chỗ nhất là nguồn vốn có tính ổn định cao. Đây được coi là mục tiêu có tính chất chiến lược của ngân hàng. Thực hiện mục tiêu này, trong những năm qua, chi nhánh ngân hàng NHNo&PTNT huyện Thường Tín đã thực hiện nhiều biện pháp để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và của các tổ chức kinh tế trong và ngoài địa bàn. Điển hình trong các năm từ 2013-2015, số vốn huy động được đã tăng đáng kể theo các năm:
Bảng 4.1. Tình hình vốn huy động theo kỳ hạn qua các năm từ 2013 – 2015 (tại thời điểm 31/12 hàng năm)
Thời điểm Chỉ tiêu 31/12/13 (1) 31/12/14 (2) 31/12/15 (3) So sánh (%) (tỷ đồng) (2)/(1) (3)/(2) TĐPTBQ Nguồn vốn huy động 966,15 1140,58 1149,44 118,05 100,78 109,07 1. Không kỳ hạn 101,36 163,77 179,39 161,57 109,54 133,03 2. Kỳ hạn< 12 tháng 452,85 803,69 837,11 177,47 104,16 135,96 3.Kỳ hạn>12 tháng 411,94 173,11 132,95 42,02 76,80 56,81 Nguồn: Phòng Kinh Doanh - NHNo&PTNT Thường Tín (2013-2015) Nhìn vào bảng 4.1 có thể dễ dàng thấy được trong cơ cấu kỳ hạn các loại nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Thường Tín thì vốn ngắn hạn là chủ yếu, nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nguồn vốn trung và dài hạn lại có xu hướng giảm đi theo từng năm. Nguyên nhân là do sự biến động tăng
liên tục của lãi suất đầu vào, khiến khách hàng có xu hướng gửi ngắn hạn và chờ lãi suất tăng gửi lại.
101.36 452.85 411.94 163.77 803.69 173.11179.39 837.11 132.95 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Huy động vốn Agribank Thường Tín
Không kỳ hạn Kỳ hạn <=12T Kỳ hạn >12T
Đồ thị 4.1. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Thường Tín
Nguồn: Phòng Kinh Doanh - NHNo&PTNT Thường Tín (2013 - 2015) Năm 2015, tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng đã sụt giảm so với năm 2014. Đây là nguồn tiền gửi duy nhất bị giảm khi phân vốn huy động theo kỳ hạn gửi tiền. Từ mức 411,94 tỷđồng đạt được năm 2013, đã giảm còn 173,11 tỷ đồng của năm 2014, và sang tới năm 2015 thì chỉ còn 132,95 tỷ đồng. Sự suy giảm này hoàn toàn có cơ sở. Do khách hàng bị mất niềm tin vào việc hạ lãi suất của ngân hàng Nhà Nước. Bởi thời điểm này lãi suất đầu vào đã lên đến đỉnh điểm trong nhiều năm qua, kết hợp với nhiều tín hiệu khởi sắc từ các chính sách ưu đãi của Chính Phủ nhằm phục hồi và ổn định hoạt động sản xuất. Thêm vào đó là lạm phát đã từng bước được kiềm chế. Và đấy chính là nguyên nhân nguồn tiền này được đẩy sang kỳ hạn dưới 12 tháng để hưởng lãi suất cao tạm thời và chờ khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Huy động vốn theo địa bàn
Chi nhánh NHNo Thường Tín bao gồm 03 phòng giao dịch, hoạt động trên địa bàn và cấu trúc như ngân hàng trung tâm. Qua ba năm (2013-2015), theo báo cáo kết quả kinh doanh do phòng KH&KD của ngân hàng trung tâm cung cấp, thì kết quả huy động vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.2. Tình hình huy động vốn theo địa bàn (tính tại thời điểm 31/12 hàng năm)
Tên ngân hàng Số lượng (tỷ đồng) So sánh (%)
2013 2014 2015 14/13 15/14 BQ Trung tâm 584,99 672,47 644,46 114,95 95,83 104,96 Quán Gánh 125,99 160,82 183,20 127,65 113,92 120,59 Hồng Vân 85,19 123,92 131,82 145,46 106,38 124,39 Tía 169,98 183,37 189,97 107,88 103,60 105,72 CỘNG 966,15 1140,58 1149,44 118,05 100,78 109,07
Nguồn: Phòng Kinh Doanh - NHNo&PTNT Thường Tín (2013 - 2015) Nhìn vào kết quả huy động vốn phân theo địa bàn ở bảng 4.2 ta thấy: trong hệ thống chi nhánh NHNo&PTNT Thường Tín thì ngân hàng trung tâm có mức vốn huy động nổi trội hơn hẳn so với ba phòng giao dịch còn lại. Năm 2014, tổng lượng vốn huy động được của ngân hàng trung tâm đạt mức cao nhất là 672,47 tỷ đồng; tốc độ tăng so với năm 2013 là 14,95%. Đây là một năm bùng nổ trong hoạt động tài chính với sự xuất hiện của 2 ngân hàng cổ phần lớn trên địa bàn là Sacombank và Viettinbank nhưng khách hàng vẫn trung thành lựa chọn NHNo&PTNT Thường Tín làm điểm dừng chân. Bởi đây là ngân hàng có sự bảo trợ của nhà nước nhà nước, có sự ổn định cao và độ rủi ro thấp.
Dựa vào biểu đồ 4.1, có thể thấy rằng lượng vốn mà ngân hàng trung tâm huy động được luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, xấp xỉ 60% trong tổng nguồn vốn huy động được cho NHNo Thường Tín. Mặt bằng chung lượng vốn huy động được qua ba năm của ngân hàng trung tâm và các phòng giao dịch đều đạt mức cao. Nhưng xét riêng ngân hàng trung tâm thì tỷ trọng vốn huy động lại giảm từ cuối năm 2014 đến nay. Cuối năm 2014, lượng vốn huy động được của ngân hàng trung tâm chiếm khoảng 59% tổng lượng vốn huy động được của cả ngân hàng. Đến năm 2015, tỷ trọng này có giảm đi, chỉ còn khoảng 56%. Sở dĩ tỷ trọng giảm qua các năm bởi các phòng giao dịch đã hoạt động hiệu quả hơn, và hiện giờ khách hàng tích cực dùng tiền mặt mua vàng và USD tích trữ hơn việc gửi tiền vào ngân hàng.
Năm 2013 9% 13% 18% 60% Trung Tâm Quán Gánh Hồng Vân Tía Năm 2014 11% 14% 16% 59% Năm 2015 11% 16% 17% 56%
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu huy động vốn theo địa bàn qua 3 năm
Nguồn: Phòng Kinh Doanh - NHNo&PTNT Thường Tín (2013 - 2015)
4.1.1.2. Cho vay vốn
Bảng 4.3. Tình hình cho vay vốn của NHNo Thường Tín qua 03 năm
CHỈ TIÊU Số lượng (tỷ đồng) So sánh (%)
2013 2014 2015 14/13 15/14 BQ
1. Doanh số cho vay 1145,68 1086,59 1174,04 94,84 108,05 101,23 2. Doanh số thu nợ 1047,30 982,44 1033,43 93,81 105,19 99,34
3. Dư nợ 749,54 85,68 994,29 113,89 116,47 115,18
4. Nợ xấu 18,02 17,58 15,44 97,56 87,83 92,56
Nguồn: Phòng Kinh Doanh - NHNo&PTNT Thường Tín (2013 - 2015)
Doanh số cho vay
Dựa vào bảng khái quát tình hình cho vay vốn của NHNo&PTNT Thường Tín ta thấy, doanh số cho vay biến động qua các năm. Năm 2014, doanh số cho vay giảm hơn so với mức cho vay của năm 2013 là 59.1 tỷ đồng. Nguyên nhân
của sự sụt giảm này là do chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Hầu hết các ngân hàng đều phải cắt giảm dư nợ. Đây được coi là một năm thực sự khó khăn cho các ngân hàng bởi chênh lệch đầu vào – đầu ra thấp; dư nợ giảm dần khiến doanh thu bị ảnh hưởng.
Dựa vào bảng khái quát tình hình cho vay vốn của NHNo&PTNT Thường Tín ta thấy, doanh số cho vay biến động qua các năm và theo chiều hướng tích cực. Cụ thể, tính đến thời điểm 31/12/2015, doanh số cho vay của NHNo Thường Tín đã đạt mức 1174,04 tỷ đồng, tốc độ tăng 8.05% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là thời điểm mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều rất khát vốn. Điều này đã đem lại lợi ích hài hòa giữa các bên, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định.
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các món nợ mà ngân hàng thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng, kể cả năm nay và những năm trước đó. Một trong các nguyên tắc cơ bản của tín dụng là sự hoàn trả. Nếu đồng vốn của Ngân hàng sau một thời gian đã được cam kết trong hợp đồng mà không được hoàn trả đúng theo thỏa thuận thì Ngân hàng không thể có nhiều vốn để tiếp tục tái đầu tư, kế hoạch kinh doanh bị đảo lộn, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sự phá sản. Nhận thức được vấn đề trên, trong chiến lược kinh doanh của mình, Ngân hàng luôn xem công tác thu hồi nợ vay đến hạn là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu.
Vì vậy, năm 2015, với những nỗ lực hết mình của các cán bộ tín dụng và toàn thể ban lãnh đạo của Agribank Thường Tín thì doanh số thu nợ của chi nhánh NHNo&PTNT đã đạt mức cao nhất trong vài năm trở lại đây là xấp xỉ 1033 tỷ đồng. Doanh số thu nợ đã phản ánh hiệu quả quản lý tín dụng của NHNo Thường Tín là thật sự tốt.
Như vậy, NHNo&PTNT Thường Tín vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng tín dụng ổn định đảm bảo mục tiêu an toàn – hiệu quả đã đề ra.
Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn huy động được. Bởi có huy động được nguồn vốn thì mới có thể sử dụng để cho vay.
Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng nhìn chung phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và ngược lại tổng dư nợ tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém.
Đối với NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thường Tín, qua 3 năm cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay là sự gia tăng của dư nợ. Tổng dư nợ đến 31/12/2014 là 853,68 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 104,14 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng đạt 13,89 %,. Sang đến 31/12/2015, tổng dư nợ đạt mức 994,29 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 16,47 % tương đương với 140,61 tỷ đồng. Tốc độ tăng của năm sau đã lớn hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước.
Bảng 4.4. Dư nợ phân theo thời hạn, đối tượng cho vay
Chỉ tiêu Loại cho vay Số lượng (tỷ đồng) So sánh (%) 2013 2014 2015 14/13 15/14 BQ Theo
thời hạn
Cho vay ngắn hạn 582,62 665,68 829,86 114,26 124,66 119,35 Cho vay trung hạn 124,89 140,21 122,61 112,27 87,45 99,08 Cho vay dài hạn 42,03 47,78 41,83 113,68 87,55 99,76
Theo đối tượng
Cá nhân-Hộ GĐ 321,32 294,85 387,89 91,76 131,56 109,87 Doanh nghiệp 428,22 558,83 606,40 130,50 108,51 119,00
TỔNG 749,54 853,68 994,29 113,89 116,47 115,18
Nguồn: Phòng Tín Dụng – NHNo&PTNT Thường Tín (2013 - 2015) Nhìn vào bảng trên có thể thấy trong những năm qua, NHNo&PTNT Thường Tín chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, các khoản vay trung và dài hạn không được chú trọng lắm. Bởi qua mấy năm gần đây, một số dự án đầu tư trung dài hạn chưa thực sự phát huy được hiệu quả, rủi ro luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, với sự biến động không ngừng của lãi suất đầu vào đầu ra thì việc rủi ro lãi suất cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Tuy có sự thiếu cân đối trong cơ cấu đầu tư giữa ngắn hạn và trung dài hạn (70%-30%), nhưng xét về đặc điểm địa bàn, cơ cấu ngành nghề và hơn hết là sự an toàn vốn, ngân hàng đã điều chỉnh về cơ cấu giữa các khoản vay để duy trì hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Cũng theo như bảng trên, năm 2015 đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều tăng mạnh. Trong đó, khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ
trọng vay vốn lớn hơn. Đây là thời điểm NHNo&PTNT Thường Tín đẩy mạnh các gói ưu đãi vay cho doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế địa bàn.