Kế hoạch SDĐ năm 2015 của huyện Quỳnh Phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 63)

TT Chỉ tiêu SDĐ Mã

Diện tích kế hoạch được duyệt năm

2015 (ha)

(1) (2) (3) (4)

1 Đất nông nghiệp NNP 13.913,42

1.1 Đất trồng lúa LUA 11.726,46

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 11.686,46

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 820,56

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 905,21

Nguồn: UBND huyện Quỳnh Phụ (2016) Như vậy, trong bố trí sử dụng ĐNNo, diện tích trồng lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn (84,2%). Huyện rất chú trọng đến phát triển cây lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch SDĐNNo năm 2015 của huyện Quỳnh Phụ được tổng hợp tại bảng 4.6 cho thấy, huyện đã khai thác một phần diện tich đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp thực hiên đạt 14579,62 ha, vượt kế hoạch đề ra.

Đất dùng cho nuôi trồng thuỷ sản cũng có sự gia tăng đáng kể (đạt 1024,73 ha). Đây là chủ trương định hướng đúng của huyện trong việc đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế địa phương, hỗ trợ và chia sẻ bớt rủi ro trong trồng trọt, mang lại kết quả và hiệu quả cao hơn trong sử dụng ĐNNo ở huyện Quỳnh Phụ, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện kế hoạch SDĐNo năm 2015 của huyện

STT Chỉ tiêu SDĐ Mã diện tích (ha) Tổng

Diện tích đất nông nghiệp NNP 14.579,62

1 Đất trồng lúa LUA 11.876,65

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 11.732,31

2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 705,72

3 Đất trồng cây lâu năm CLN 940,94

4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.024,73

5 ĐNNo khác NKH 31,59

Nguồn: UBND huyện Quỳnh Phụ (2016) Như vậy diện tích ĐNNo giảm dần theo các năm tính theo diện tích kế hoạch là 14.579,62ha chiếm 69,6% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững thì diện tích ĐNNo sẽ giảm 244,04 ha so với năm 2014 nhưng so với chỉ tiêu mà cấp tỉnh đã phân bổ là 13.913,42 ha thì còn 666,20 ha chưa thực hiện hết. Diện tích giảm trong kế hoạch được chu chuyển cho các loại đất sau:

- Đất cho đất quốc phòng 1,8 ha; - Đất cho đất an ninh 0,7 ha; - Đất cụm công nghiệp 21,9 ha; - Đất thương mại dịch vụ 20,38 ha;

- Đất sản xuất phi nông nghiệp là 38,98 ha;

- Đất phát triển hạ tầng (đất xây dựng cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, dịch vụ xã hội, đất giao thông, thủy lợi, công trình năng lượng, công trình bưu chính, viễn thông và chợ) là 54,61 ha;

- Đất bãi thải, xử lý chất thải là 16,58 ha;

ở trong năm kế hoạch là 57,07 ha (chủ yếu là đất lúa khoảng hơn 43 ha, đất nuôi trồng thủy sản gần 12 ha và diện tích một số thửa đất trồng cây hàng năm khác khoảng hơn 2 ha);

- Đất chuyển đổi sang đất ở đô thị là 0,53 ha tại thị trấn Quỳnh Côi; - Chu chuyển cho đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước là 3,79 ha;

- Chu chuyển cho đất tôn giáo với mục đích mở rộng các chùa, nhà thờ hiện có để phục vụ nhu cầu của nhân dân cũng như khách du lịch là 3,03 ha;

- Chu chuyển cho đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa tang là 16,88 ha;

- Chu chuyển cho đất sinh hoạt cộng đồng là 2,88 ha; - Chu chuyển cho đất có di tích lịch sử văn hóa là 3,98 ha;

- Chu chuyển cho đất tín ngưỡng với việc mở rộng các đình, đền, miếu … hiện có phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân địa phương trong huyện là 1,42 ha.

* Chuyển trong nội bộ ĐNNo

- Đất lúa tại khu vực đồng Giàng xóm 5 thôn Phụng Công do năng suất thấp sang đất trồng cây hàng năm khác như ớt, rau màu…. là 4,12 ha;

- Đất nuôi trồng thủy sản là 6,1ha tại các xã An Thái, An Vinh, Quỳnh Hoàng;

- ĐNNo khác là 24,84 ha tại các khu vực trồng lúa kém năng suất sang làm khu chăn nuôi tập trung, xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các xã như Quỳnh Lâm, Quỳnh Hoàng, Đồng Tiến, Quỳnh Hội, An Khê, …

4.1.4.2. Quản lý và thực hiện quy hoạch SDĐ nông nghiệp đến năm 2020

Theo Luật đất đai 2013 thì “UBND cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ của địa phương mình và các thị trấn trên địa bàn”. Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình tiến hành lập quy họach SDĐ của địa phương trình cơ quan chức năng có thẩm quyền xét duyệt, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác QLNN của về ĐNNo trên địa bàn của huyện.

Huyện đã xây dựng xong quy hoạch SDĐ cấp huyện và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, quy hoạch SDĐ đã phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Để đáp ứng kịp thời yêu cầu khách quan trong SDĐ của các thành phần trên địa bàn huyện, nhất thiết phải tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch SDĐ đã được duyệt, đảm bảo chủ động được quỹ đất đai phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tình hình mới. Huyện Quỳnh Phụ lập điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch SDĐ giai đoạn 2015-2020 và đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Kế hoạch SDĐ hàng năm cấp huyện đều có báo cáo để Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.

Công tác quy hoạch được tập trung chỉ đạo quyết liệt, tổ chức thực hiện theo đúng trình tự quy định. UBND huyện giao phòng Tài nguyên môi trường là cơ quan thường trực, phối hợp với đơn vị tư vấn- Trung tâm Nghiên cứu chính sách, pháp luật đất đai thuộc Viện nghiên cứu quản lý đất đai-Tổng cục quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ giai đoạn 2010-2015 của huyện Quỳnh Phụ. Quy hoạch SDĐ và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ của 36 xã và 02 thị trấn. Đến nay đơn vị tư vấn đã lập xong đồ án quy hoạch SDĐ nông nghiệp thông qua Thường vụ huyện uỷ, UBND huyện, các phòng, ban chức năng của Huyện để tham gia ý kiến góp ý để đơn vị tư vấn hoàn thiện; Công tác lập quy hoạch của 36 xã và 02 thị trấn đang trình UBND huyện phê duyệt và tiến hành thực hiện.

Bảng 4.7. Kế hoạch sử dụng ĐNNo huyện Quỳnh Phụ đến năm 2020

TT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2010 (ha) Cơ cấu (%) DT quy hoạch đến năm 2020 (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp 14903,40 100 14552,43 100,00 Đất trồng lúa 11475,26 77 11356,35 78,04 1 Đất trồng cây hàng năm khác 889,23 5,97 850,49 5,84

2 Đất trồng cây lâu năm 1223,36 8,21 1113,21 7,65 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1196,15 8,03 1126,95 7,74

4 ĐNNo khác 119,40 0,80 105,43 0,72

Nguồn: UBND huyện Quỳnh Phụ (2016) Như vậy diện tích ĐNNo giảm dần theo các năm đến năm 2020 diện tích ĐNNo giảm đi 350,97 ha so với 2010. Năm 2010 Đất nuôi trồng thuỷ sản giảm

nhanh theo thời gian, từ chiếm tỷ trọng 8,03% năm 2010 đến năm 2020 giảm đến 7,74%. Kèm theo đó, diện tích đất trồng cây lâu năm cũng giảm từ 1.223,36 ha năm 2010 còn 1.113,21 ha năm 2020.

Kết quả khảo sát ý kiến của người dân cho thấy, có đến 70% ý kiến đánh giá công tác quản lý quy hoạch ở địa phương đang bị buông lỏng, tình trạng sử dụng đất trái với quy hoạch, lấn chiếm đất nằm trong quy hoạch để xây dựng nhà ở đang diễn ra rất phức tạp ở địa phương.

Kết quả khảo sát ý kiến của người dân cho thấy, trên 27% ý kiến đánh giá công tác quản lý quy hoạch ở địa phương là kém và rất kém, cán bộ quản lý đất đai đang bị buông lỏng công tác quy hoạch, tình trạng sử dụng đất trái với quy hoạch, lấn chiếm đất nằm trong quy hoạch để xây dựng nhà ở đang diễn ra rất phức tạp ở địa phương.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy tình trạng chung hiện nay ở cấp quản lý là tuy có sự làm trái quy hoạch nhưng phần lớn cán bộ huyện vẫn cho rằng tình trạng lấn chiếm quy hoạch ít diễn ra ở địa phương mình, công tác quản lý đất đai vẫn bám sát quy hoạch và chỉ tiêu được giao từ cấp trên.

Bảng 4.8. Đánh giá về công tác quản lý quy hoạch đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)

Tổng 120 100 - Rất tốt 6 5,00 - Tốt 30 25,00 - Trung bình 51 42,50 - Kém 23 19,17 - Rất kém 10 8,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2016)

4.1.5. Thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Việc giao ĐNNo ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về quản lý đất đai, nội dung này đã được quy định cụ thể trong Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 về việc giao ĐNNo cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Nội dung này tác động trực tiếp đến quản lý SDĐ nông nghiệp nhất là trong điều kiện Đô thị hóa- Công nghiệp hóa, việc giao đất nông ngiệp ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về QLNN về ĐNNo.

Căn cứ trên những văn bản của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh, trong những năm qua Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ đã chỉ đạo, triển khai thực hiện việc giao ĐNNo ổn định lâu dài cho hộ nông dân và một số địa phương trong huyện các hộ dân đã được cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, tuy nhiên số hộ được cấp giấy chứng nhận SDĐ còn tương đối thấp.

Diện tích ĐNNo phải thu hồi trong năm kế hoạch là 518.45 ha, trong đó: - Đất trồng lúa nước phải thu hồi là 469,59 ha;

- Đất trồng cây hàng năm khác phải thu hồi là 32,27 ha; - Đất trồng cây lâu năm phải thu hồi là 6,22 ha;

- Đất nuôi trồng thủy sản phải thu hồi là 10,27 ha; - ĐNNo khác phải thu hồi là 0,1 ha.

Diện tích đất phi nông nghiệp phải thu hồi là 45,06 ha, trong đó: - Đất an ninh phải thu hồi là 0,03 ha;

- Đất thương mại dịch vụ phải thu hồi là 1,3 ha;

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải thu hồi là 2,22 ha;

- Đất phát triển hạ tầng (đất xây dựng cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, dịch vụ xã hội, đất giao thông, thủy

lợi, công trình năng lượng, công trình bưu chính, viễn thông và chợ) phải thu hồi

là 32,05 ha;

- Đất bãi thải, xử lý chất thải phải thu hồi 0,1 ha; - Đất ở tại nông thôn phải thu hồi là 6,47 ha; - Đất ở đô thị phải thu hồi là 0,72 ha;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan phải thu hồi là 1,16 ha;

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải thu hồi là 0,09 ha; - Đất sinh hoạt cộng đồng phải thu hồi là 0,79 ha;

- Đất có mặt nước chuyên dùng phải thu hồi là 0,03 ha.Trong những năm qua bên cạnh việc giao đất cho người dân có nhu cầu SDĐ, huyện còn thực hiện các công tác về giao đất, phục vụ kịp thời cho việc phát triển kinh tế- xã hội như việc giao đất để xây dựng trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện, các công trình giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao...); cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thuê đất để sản xuất và kinh doanh trên địa bàn huyện.

Các chỉ tiêu chi tiết phân theo đơn vị hành chính các xã, thị trấn thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.9. Kết quả thu hồi đất năm 2016 tại các xã điều tra

Đơn vị tính: ha TT Chỉ tiêu SDĐ Mã Tổng diện tích Các xã An Lễ An Ninh Quỳn h Hải 1 ĐNNo NNP 69,97 11,18 5,51 53,28 1.1 Đất trồng lúa LUA 66,89 10,86 5,31 50,72 Trong đó: Đất chuyên trồng

lúa nước LUC 66,89 10,86 5,31 50,72

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2,02 0,02 0,20 1,8 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,48 0,02 0,00 0,46 1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 0,58 0,28 0,00 0,3 2 Đất phi nông nghiệp PNN 6,12 0,78 3,03 2,31 Nguồn: UBND các xã An Lễ, An Ninh, Quỳnh Hải (2016) Nhìn chung hiện quỹ đất của huyện Quỳnh Phụ được giao hết từ những năm trước đây, do vậy trên thực tế việc giao đất và cho thuê đất của chính quyền gần như không còn. Muốn có đất giao cần phải xem xét điều chỉnh từ các đối tượng đang quản lý, nhưng sử dụng kém hiệu quả hoặc lãng phí. Nhiệm vụ này, trên thực tế chỉ còn tập trung vào việc chuyển mục đích SDĐ, thu hồi đất giải phóng mặt bằng theo quyết định của Ủy ban nhân dân huyện và giao đất khi có nguồn.

Thực tế trong hoạt động giao đất cho người dân ở huyện Quỳnh Phụ còn những khó khăn, vướng mắc chủ yếu:

- Chính sách pháp luật đất đai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, còn một số điểm chưa thống nhất, thay đổi liên tục.

- Lệ phí trước bạ 0,5% khi cấp Giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liện với đất lần đầu đối với đất và tài sản là rất lớn đối với hộ gia đình, cá nhân SDĐ ở nông thôn. Hộ gia đình, cá nhân không đến kê khai đăng ký theo quy định và chưa nộp lệ phí trước bạ 0,5%.

- Quy định hạn mức công nhận diện tích đất ở theo nhân khẩu chưa phù hợp với thực tế.

- Xác định nguồn gốc SDĐ, thời điểm SDĐ (đặc biệt trước thời điểm ngày 18/12/1980) chưa có quy định cụ thể về căn cứ xác định.

- Cấp Giấy chứng nhận sau khi người SDĐ hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Đối với ĐNNo, hiện trạng SDĐ đã thay đổi nhiều so với thời điểm giao đất (15/10/1993), do các chủ SDĐ tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển mục đích SDĐ; đất công ích không xác định được vị trí, diện tích, người sử dung; tự ý tách thửa đất, tách hộ,... không hoàn tất thủ tục hành chính và chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Thu hồi đất là một trong những chức năng quản lý của Nhà nước đối với đất đai, là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai. Luật Đất đai quy định các trường hợp bị thu hồi đất, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất và nguyên tắc chung khi thu hồi đất, trưng dụng đất trong những trường hợp cần thiết và việc đền bù thiệt hại khi thu hồi đất. Cụ thể hóa, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế. Nhằm bản đảm quyền lợi của người SDĐ của Nhà nước, đồng thời bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với đất đai, Luật Đất đai năm 2013 quy định hết thời hạn trưng dụng đất và bồi thường thiệt hại cho người bị trưng dụng đất do việc trưng dụng đất hoặc đã thực hiện xong mục đích trưng dụng đất, Nhà nước trả lại đất và bồi thường thiệt hại cho người bị trưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)