Chỉ tiêu
An Lễ An Ninh Quỳnh Hải Tổng số
SL (%) CC SL (%) CC SL (%) CC SL (%) CC Rất tốt 3 7,5 2 5,0 4 10,0 9 7,5 Tốt 7 17,5 9 22,5 6 15,0 22 18,3 Bình thường 21 52,5 19 47,5 24 60,0 64 53,3 Chưa tốt 9 22,5 10 25,0 6 15,0 25 20,8 Tổng số 40 100,0 40 100,0 40 100,0 120 100,0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Theo số liệu ở bảng 4.10, trong số 120 người dân tham gia khảo sát khi được hỏi về công tác tuyên truyền, vận động khi thu hồi đất ở 3 xã có 9 người đánh giá rất tốt, chiếm 7,5%, 22 người đánh giá tốt, chiếm 18,335, có tới 64 người đánh giá bình thường, chiếm 53,33% và cũng có đến 25 người cho rằng công tác tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền khi thu hồi đất là chưa tốt, chiếm 20,84%. Điều này cho thấy các cấp chính quyền cần thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân trước khi thu hồi đất để việc thu hồi đất diễn ra thuận lợi, nhanh chóng góp phần thực hiện nhanh các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.
4.1.6. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
Song song với viêc giao đất, cho thuê ĐNNo huyện Quỳnh Phụ còn đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền SDĐNNo cho người sử dụng theo
tinh thần của Nghị định 64/CP của Chính phủ. Tuy nhiên đất nông nghiêp thường xuyên biến động làm cho thông tin trong quản lý không được đảm bảo về tính chính xác và đầy đủ. Do vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền SDĐNNo có phần hạn chế. Tuy nhiên với sự nỗ lực của huyện, tính đến năm 2016 việc cấp giấy chứng nhận của huyện Quỳnh Phụ đã đạt được những kết quả nhất định (tổng hợp tại bảng 4.11).
Kết quả cấp giấy chứng nhận chậm tiến độ có nhiều nguyên nhân, song phải kể tới là do hiện nay công tác đo đạc địa chính, xác định mốc và diện tích đất canh tác của hộ dân còn khó khăn do việc thiếu kinh phí thuê đo đạc. Đối với xã An Bài xã Quỳnh hải và và xã Quỳnh hoa đã thực hiện được là do đây là hai địa phương nằm trong tốp đầu về xây dựng nông thôn mới của huyện nên được ưu tiên kinh phí đo đạc và cấp sổ.
Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở các địa phương cũng không thống nhất và chưa mang tính liên thông. Hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền SDĐ ở địa phương chưa được kiện toàn và hạn chế về năng lực. Tài liệu về kỹ thuật, pháp lý về thửa đất, hồ sơ phục vụ việc cấp Giấy chứng nhận không đầy đủ, không thống nhất, không được lưu trữ, cập nhật thiếu quy định…
Vấn đề là cần sửa đổi để việc đăng ký đất đai là nghĩa vụ bắt buộc của người SDĐ với các điều kiện thực hiện đăng ký cụ thể. Giấy chứng nhận sẽ chỉ cấp theo đề nghị của người SDĐ và người SDĐ chỉ được thực hiện giao dịch các quyền khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Do đó, trong thời gian tới địa phương cần tổ chức Văn phòng Đăng ký quyền SDĐ một cấp có các chi nhánh hoạt động để thuận tiện cho người dân thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, đảm bảo thống nhất hơn trong việc cập nhật, chỉnh lý, lưu trữ hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Mục tiêu quan trọng đối với công tác đo đạc lập bản đồ địa chính tất cả các thửa đất để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và sớm hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu với tất cả hồ sơ còn tồn đọng. Công việc này đòi hỏi thời gian, nhân lực và chi phí nhất định. Để thực hiện tốt công việc này cần có sự phối kết hợp tốt giữa các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương và người dân các xã.