Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quỳnh Phụ là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Bình, có tọa độ địa lý từ 20030’ đến 20045’ vĩ độ Bắc và 106010’ đến 106025’ kinh độ Đông và 02 hệ thống sông chính là sông Luộc, sông Hóa dài 36 km chảy qua phía Bắc và phía Đông của huyện dẫn nước vào các sông nội đồng. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Đông giáp huyện Vĩnh Bảo - thành phố Hải Phòng với ranh giới là sông Hóa;
- Phía Tây giáp huyện Hưng Hà - tỉnh Thái Bình;
- Phía Nam giáp huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình. - Phía Bắc giáp huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương với ranh giới là sông Luộc
Phía Tây Bắc, dọc theo đường ĐT.396B, qua Cầu Hiệp là tỉnh Hải Dương. Phía Đông Bắc, theo Quốc lộ 10, qua cầu Nghìn là huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Riêng thị trấn Quỳnh Côi là nơi giao nhau của 3 trục tỉnh lộ, đó là ĐT.455, ĐT.396B, ĐT.452 tạo thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội của huyện. (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ, 2016).
Tại thời điểm kiểm kê năm 2015 huyện Quỳnh Phụ có tất cả 36 xã và 02 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 20.998,5 ha. Đất đai của huyện nằm trên đồng bằng châu thổ Sông Hồng trù phú, Quỳnh Phụ có hệ thống kênh mương thủy lợi dày đặc và có nhiều hồ đầm tự nhiên cũng như nhân tạo.
- Với vị trí này huyện Quỳnh Phụ có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng theo định hướng nông nghiệp hàng hoá - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại.
- Hệ thống giao thông nội bộ trong huyện, hệ thống kênh mương đang được UBND huyện đầu tư cải tạo và nâng cấp để phục vụ tốt hơn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của bà con nhân dân (Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ, 2016).
Quỳnh Phụ là đất có cư dân sinh sống lâu đời nhất và Thị trấn huyện lỵ Quỳnh Côi được thành lập và công nhận là thị trấn sớm nhất của tỉnh Thái Bình. Quỳnh Phụ nằm ở phía đông bắc tỉnh Thái Bình. Với vị trí khá thuận lợi này, huyện Quỳnh Phụ có thị trường lớn là các đô thị lớn trong vùng và xuất khẩu, có cơ hội tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, thu hút vốn đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội của huyện (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ, 2016).
3.1.1.2. Khí hậu
Điều kiện khí hậu thủy văn Quỳnh Phụ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm chung mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông sương giá buốt. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23-240C; bức xạ mặt trời lớn với tổng mức bức xạ trên 100kca/cm2 /năm, số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/1năm và có tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 8.5000C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao dao động từ 1.500 - 1.900mm, độ ẩm tương đối từ 80 - 90% (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ, 2016).
3.1.1.3. Thủy văn
Quỳnh Phụ có mạng lưới sông dày đặc, phân bố thích hợp cho tưới tiêu tự chảy: Hệ thống sông Luộc, sông Hóa dài 36km chảy qua phía Bắc và phía Tây của huyện dẫn nước vào các sông nội đồng. Sông Yên cung cấp nước tưới cho 8.238ha (tự chảy 1.000ha), Sông Sành, Sông Diêm Hộ, Sông Cô dài 83km cung cấp và tưới tiêu thoát nước cho cả huyện. Hệ thống cống dưới đê từ Lý Xá đến Láng Láy lấy nước sông Hóa tưới cho 4.500ha. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các sông ngòi khác với mật độ lớn và nhiều hồ, đầm (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ, 2016).
3.1.2. Điều kiện đất đai
Huyện Quỳnh Phụ có tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 20.961,46 ha, trong đó ĐNNo là 14.837.23 ha, đất phi nông nghiệp 6.055,9 ha còn lại là đất chưa sử dụng với diện tích 68,32 ha.
Căn cứ ngồn gốc phát sinh đất đai, trên địa bàn huyện có những nhóm đất chính sau:
thành chua axít, tuy nhiên đất này có diện tích nhỏ, trong đó lớp đất phèn (tầng sinh phèn) chủ yếu nằm cách mặt đất khoảng 25 – 26 cm, nếu diện tích đất này được trồng lúa nước quanh năm có thể hạn chế được phèn bốc lên tầng đất canh tác do đó không ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp (Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).
- Đất phù sa: Đất phù sa chiếm chủ yếu diện tích đất tự nhiên của huyện, gồm đất phù sa của hệ thống sông Thái Bình và sông Luộc, về cơ bản có thể chia thành 2 loại đặc trưng là đất phù sa được bồi hàng năm (diện tích đất nằm ngoài đê – rất ít) và đất phù sa không được bồi hàng năm (diện tích đất nằm trong đê).
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm: Đất có màu nâu, đôi chỗ có màu bạc trắng do canh tác không hợp lý dẫn tới đất bị thoái hoá, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát rất ít khu vực là thịt nặng và sét, đất có phản ứng trung tính pHKCL từ 4,5 đến 7,0 tuỳ từng khu vực và tuỳ từng loại hình canh tác; đạm, lân, đạt từ trung bình tới khá (Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).
+ Đất phù sa được bồi hàng năm: Đặc tính dễ nhận biết của loại đất này là tính xốp lớn, đất có màu nâu tươi, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, đôi khi thịt nặng hoặc sét, pHKCL từ 5,5 đến 6,5, Cation trao đổi từ 1- 4 Đl/100g đất. Hàm lượng lân tổng số, dễ tiêu đạt trung bình đến khá, đạm khá và hàm lượng mùn ở mức trung bình (Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).
Theo số liệu kiểm kê đất đai tính đến ngày 31/12/2016 tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 20.998,48 ha, trong đó ĐNNo là 14.720,2 ha, đất phi nông nghiệp 6.237,74 ha còn lại là đất chưa sử dụng với diện tích 40,53 ha (Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).
Bảng 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Quỳnh Phụ (2014 - 2016)
STT Chỉ tiêu Ký hiệu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 20961,47 20998,50 20998,48
1 Nhóm ĐNNo NNP 14823,66 70,78 14.579,62 70,29 14720,2 70,10
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13794,93 65,81 13497,13 64,28 13458,08 64,09
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 12853,72 61,32 12369,76 58,91 12331,17 58,72
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 11982,49 57,91 11.732,31 54,72 11453,28 54,54
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 715,38 3,41 705,72 4,19 877,89 4,18
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 940,98 4,49 940,94 5,37 1126,91 5,37
1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1033,94 4,94 1.024,73 5,61 1177,56 5,61
1.3 ĐNNo khác NKH 6,95 0,03 31,59 0,40 84,56 0,40
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 6070,48 28,89 6198,02 29,52 6237,74 29,71
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 68,33 0,33 40,56 0,19 40,53 0,19
3.1.3. Dân số và lao động
3.1.3.1. Dân số
Theo số liệu thống kê, dân số huyện Quỳnh Phụ tính đến nay là 263.625 người, chiếm 13,03% dân số toàn tỉnh, được phân bố ở 36 xã và 02 thị trấn. Mật độ dân số trung bình 1.258 người/km2.
Dân số tập trung không đều, đông nhất là xã Quỳnh Hồng với hơn 11 nghìn người; đơn vị có số dân số thấp nhất là xã Quỳnh Châu với hơn 3 nghìn người.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,8% (Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).
3.1.3.2. Lao động, việc làm
Toàn huyện có số lao động trong độ tuổi 125.628 người; số người lao động thực tế 141.010 người. Phân theo ngành, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 54,2%, công nghiệp xây dựng chiếm 32,7%, lao động thương mại dịch vụ chiếm 13,1% (Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).
3.1.3.3. Thu nhập và mức sống
Trong những năm qua đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và ổn định. Thu nhập bình quân hiện nay đạt 29,7 triệu đồng/người/năm. Sản lượng lương thực đạt 172,9 nghìn tấn. Lương thực bình quân 735kg/người/năm. 23/38 trạm y tế xã có bác sỹ tổng số là 25 bác sỹ, số thôn có cán bộ y tế là 215 người. 143/242 thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hoá đạt 59,1%, (trong đó số xây mới là 90, cải tạo 53) (Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).
3.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế – xã hội, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, đáp ứng những mục tiêu kinh tế – xã hội đề ra (bảng 3.2).
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ STT Chỉ tiêu STT Chỉ tiêu 2001 2005 2015 Tốc độ tăng BQ (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng số 697,67 100,00 1.170,0 100,00 14.023,77 100,00 7,74 1 Nông nghiệp, thuỷ
sản 459,19 65,82 623,0 53,25 3.076,30 23,50 4,25 2 CN & Xây dựng 38,47 5,51 298,0 25,47 8.885,73 61,00 8,52 3 Các ngành dịch vụ 200,0 28,67 249,0 21,28 2.061,74 15,50 9,82 Nguồn: Chi cục Thống kê Quỳnh Phụ (2016) Qua bảng trên ta thấy, kinh tế của huyện Quỳnh Phụ có sự gia tăng giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng có sự tăng lên mạnh nhất. Xét về cơ cấu thì ngành công nghiệp và xây dựng đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế huyện, điều này đồng nghĩa với việc diện tích đất phi nông nghiệp, đất hạ tầng tăng lên. Để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống của nhân dân, trong những năm tới ngoài việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, huyện vẫn tiếp tục đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện, đây là một thách thức trong vấn đề quy hoạch, quản lý và SDĐ hợp lý của huyện Quỳnh Phụ.
3.1.4.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là nhóm ngành có lợi thế phát triển và có vị trí quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ.
Xác định vị trí quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong hoạt động kinh tế của huyện, trong việc đảm bảo an ninh lương thực và hướng mạnh ra xuất khẩu, trong những năm qua được sự hỗ trợ của Nhà nước và sự chỉ đạo của các cấp, các ngành nền kinh tế nông nghiệp của huyện đã đạt được những thành quả
nhất định trên các mặt. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa các loại cây trồng...theo chiều hướng tốt đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành nông nghiệp. Để đạt được kết quả đó là do sản xuất lương thực đã được chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống mới có năng suất chất lượng cao đưa vào sản xuất (Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).
3.1.4.2. Khu vực kinh tế công nghiệp xây dựng
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về đất đai, đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động; đã thẩm định và chấp thuận 7 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 80,3 tỷ đồng, diện tích đất xin thuê 51.500 m2; Quy hoạch và giải phóng mặt bằng theo chỉ đạo của UBND tỉnh cho dự án Nhà máy sản xuất thú nhồi bông của công ty Nam Đông (100% vốn nước
ngoài) với tổng vốn đăng ký đầu tư 89 tỷ đồng, đăng ký sử dụng 2.000 lao động,
xin thuê 39.400 m2 đất. Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể phát triển tốt, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cả về số lượng và quy mô với các sản phẩm chính như may xuất khẩu, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gỗ, vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm từ giấy, kim loại... Một số làng nghề hoạt động hiệu quả đóng góp tích cực vào sản xuất CN, TTCN thu hút hàng nghìn lao động nông nhàn tại các địa phương. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp ước đạt 7.500,12 tỷ đồng, tăng 6,83%. Trong đó: Khu công nghiệp 4.148,7 tỷ đồng, giảm 0,5%; Công nghiệp địa phương đạt 3.351,42 tỷ đồng, tăng 17,56% (Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).
- Xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn, đặc biệt là đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn mới: Tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng giao thông đạt trên 850 tỷ đồng, đầu tư xây dựng cơ bản đạt trên 1.945 tỷ đồng. đã ban hành văn bản chấn chỉnh công tác QLNN về xây dựng (đặc biệt là các công trình tôn giáo tín ngưỡng), trong đó chú trọng công tác cấp phép xây dựng, thẩm định thiết kế, dự toán công trình, quản lý chất lượng và nghiệm thu quyết toán công trình. Các dự án xây dựng và giao thông được thực hiện đảm bảo chất lượng, đúng quy định. Giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 1.385,61 tỷ đồng, tăng 18,63% (Chi cục thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).
3.1.4.3. Khu vực kinh tế thương mại – du lịch
Các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển ổn định, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân; các sản phẩm, mặt hàng tăng về số lượng, chủng loại, chất lượng đảm bảo; các ngành dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông tiếp tục được mở rộng, nâng cấp. Công tác quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được chú trọng. Hệ thống chợ nông thôn tiếp tục được quy hoạch, xây dựng và nâng cấp đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi, mua bán của nhân dân; trong năm đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công trung tâm thương mại Vĩnh Trà (thị trấn An Bài), nâng cao chất lượng hoạt động của các chợ đảm bảo đạt chuẩn nông thôn mới đối với các địa phương đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo phối hợp tổ chức tập huấn: “Ứng dụng Thương mại điện tử” cho cán bộ một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và cán bộ công thương các xã, thị trấn trong huyện. Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 2.061,74 tỷ đồng, tăng 9,82 % (Chi cục thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Huyện Quỳnh Phụ được chia làm 36 xã và 02 thị trấn với những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau mức độ triển khai công tác QLNN về ĐNNo cũng có sự khác nhau. Với đề tài nghiên cứu của luận văn là: “QLNN về đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình” nên tôi đã lựa chọn 03 xã đại diện
làm điểm nghiên cứu là: xã An Lễ, xã An Ninh và xã Quỳnh Hải
- Xã An Lễ: đại diện nhóm xã công tác QLNN về ĐNNo ở mức khá, tốt. - Xã Quỳnh Hải: đại diện nhóm xã công tác QLNN về ĐNNo ở mức trung bình.
- Xã An Ninh: đại diện nhóm xã công tác QLNN về ĐNNo ở mức yếu.
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý số liệu
3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Để tài tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã được công bố, các số liệu báo cáo lấy từ Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, các ban, ngành của huyện được tổng hợp qua bảng như sau:
Bảng 3.3. Thu thập thông tin thứ cấp
STT Thông tin/số liệu cần thu thập
Nguồn thông tin