Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số địa
phương và các tỉnh thành phố
2.2.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng là một thành phố cảng quan trọng của vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, thành phố Hải Phòng có diện tích l.526,3 km2 và dân số là l.793 triệu người với 5 quận, l thị xã và 8 huyện; 57 phường, 9 thị trấn, 152 xã. Trong nhiều năm qua, QLNN về ĐNNo ở Thành phố có nhiều vấn đề phức tạp. Đặc biệt Hải Phòng là nơi có nhiều điểm nóng khiếu kiện tranh chấp đất đai rất gay gắt. Nguyên nhân cơ bản là do trong quá trình đô thị hóa, giá đất bị đẩy lên rất cao, trong khi Thành phố chưa có biện pháp kiên quyết để ngăn chặn kịp thời tình trạng vi phạm pháp luật. Đặc biệt tình trạng tự chuyển mục đích sử dụng ĐNNo thành đất ở, mua bán đất đai trái quy định của pháp luật diễn ra khá phổ biến. Hệ thống hồ sơ địa chính không được lưu trữ đầy đủ và cập nhật thường xuyên. Vì vậy công tác QLNN về ĐNNo gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu thông tin pháp lý về nguồn gốc SDĐ làm cơ sở để thực hiện giao đất, đền bù thiệt hại về đất và xử lý các vi phạm pháp luật trong QLNN về ĐNNo. Thành phố đã ban hành nhiều văn bản thể chế hoá các quy định của Luật và Nghị định của Chính phủ để triển khai công tác QLNN về ĐNNo trên địa bàn. Công tác lập quy hoạch sử dụng ĐNNo và quy hoạch phát triển đô thị được triển khai chậm do Thành phố chưa có sự đầu tư thoả đáng. Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành nhiều Nghị quyết liên quan đến lĩnh vực này. Cũng như một số tỉnh, thành phố phía Bắc, công tác QLNN về ĐNNo của Thành phố sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực cơ bản dần ổn định. Tuy nhiên việc khai thác, SDĐ còn kém hiệu quả từ năm 2003 đến nay, công tác triển khai cấp GCN QSDĐ còn chậm, cả về cấp GCN QSDĐ ở và cấp GCN QSDĐ cho các đơn vị SDĐ, đây là một nhược điểm lớn của QLNN về đất đai ở thành phố Hải Phòng (UBND thành phố Hải Phòng, 2015).
2.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ
Thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai năm 2014 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức triển khai kế hoạch ngay đầu năm, kết quả đã đạt được toàn diện trên các lĩnh vực. Về tổ chức, triển khai thi hành pháp
luật đất đai: công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai luôn được quan tâm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, như: mở các chuyên mục trên đài phát thanh truyền hình, mỗi tháng phát 1 lần; đăng tải về những thay đổi của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai trên Báo Phú Thọ, Trang thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường; treo Pa nô và Băng zôn đặt tại trung tâm hành chính thuộc 13 huyện, thành, thị.Tổ chức hội nghị triển khai cho cán bộ lãnh đạo các Sở, ngành, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện thành, thị; phối hợp với Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị tuyên truyền cho cán bộ Công đoàn cơ sở thuộc khối các cơ quan tỉnh; phối hợp cùng cấp huyện tổ chức hội nghị triển khai, tập huấn ở cấp huyện, xã cho 13/13 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh; các huyện, thành, thị triển khai, quán triệt Luật Đất đai cho 277/277 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Tích cực và kịp thời việc ban hành văn bản quy phạm, văn bản chỉ đạo về công tác quản lý đất đai tại địa phương, Tỉnh ủy ban hành chỉ thị, UBND tỉnh ban hành 02 Quy định cụ thể và 03 văn bản chỉ đạo (Phạm Văn Luật, 2014).
Đẩy mạnh Công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ (hoàn thành đạt 92,1%); xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Năm 2014, triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính 05 xã với diện tích đã lập bản đồ địa chính để phục vụ cấp và cấp đổi GCNQSDĐ. Chọn huyện Yên Lập làm điểm về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hiện nay đã cơ bản xong khâu cấp GCN cho 16/17 xã, đang chuẩn bị triển khai việc nhập dữ liệu, dự án này sẽ tập trung thực hiện trong năm 2015.. Tổng hợp các danh mục các dự án phải thu hồi đât, chuyển mục đích SDĐ trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định (Phạm Văn Luật, 2014).
Kinh phí đầu tư cho lĩnh vực đất đai đã được UBND tỉnh quan tâm: UBND tỉnh đã cấp kinh phí cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức triển khai, tuyên truyền pháp luật về đất đai; bố trí trong dự toán chi 10% nguồn thu tiền SDĐ cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đảm bảo đúng chỉ tiêu kế hoạch. Bên cạnh đó công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy về đất đai cũng được thực hiện đúng chỉ đạo. Sở Tài nguyên và Môi trường đang hoàn chỉnh Đề án thành lập Văn phòng đăng ký đất đai hoàn thành và đi vào hoạt động trước 31/12/2014 (Phạm Văn Luật, 2014).
Nhìn chung, công tác QLNN về đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong năm 2014 đã tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả khá tích cực và toàn
diện trên các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ tài nguyên và Môi trường, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao (Phạm Văn Luật, 2014).
2.2.2.3. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2095,2 km2 với dân số 5.891 triệu người với 19 quận nội thành, 5 huyện ngoại thành, 254 phường, 5 thị trấn và 58 xã. Là Thành phố đặc biệt, vì vậy công tác QLNN về ĐNNo của thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình ĐTH - CNH có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế của Thành phố. UBND Thành phố đã ban hành hàng trăm văn bản về công tác QLNN về ĐNNo và quản lý quy hoạch nhằm thể chế hoá chính sách và pháp luật ĐNNo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn. Hệ thống hồ sơ địa chính của Thành phố cơ bản được xây dựng khá bài bản, toàn Thành phố đã được đo đạc và thành lập bản đồ địa chính chính qui và không chính qui ở các tỷ lệ l/500 và l/1000 (l/500 ở các quận nội thành và 1/1000 ở các huyện ngoại thành). Thành phố cũng đã xây dựng quy hoạch- kế hoạch SDĐ giai đoạn 2010 đến 2020 và đã được Chính phủ phê duyệt, Thành phố đã công bố cơ bản hoàn thành công tác triển khai cấp GCN QSDĐ ở và QSHN ở tại đô thị. Hàng nghìn vụ việc vi phạm tổ chức pháp luật của các và cá nhân trên địa bàn Thành phố đã được xử lý. Nhìn chung các văn bản của Thành uỷ và UBND Thành phố đã góp phần ổn định công tác QLNN về ĐNNo ở địa phương. Thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện Luật và các Nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của các tỉnh, thành phố trong cả nước, công tác QLNN về ĐNNo, đất đô thị ở Thành phố cũng có rất nhiều bức xúc, phức tạp. Một trong những nguyên dân của tình trạng trên là do hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành chưa đồng bộ và chưa có khả năng đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới trong công tác QLNN về đất đai nói chung và ĐNNo nói riêng (Ngô Duy Hưng, 2015).