Kết quả phổ biến pháp luật về quản lý ĐNNo cho người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 58 - 60)

Hình thức phổ biến Kết quả

- Tuyên truyền trên báo Thái Bình, đài phát thanh truyền hình thành phố

Mỗi tuần 1 lần UBND huyện đều có tạp chí, phát thanh phổ biến những nội dung văn bản mới. - In và phát tờ rơi về những nội

dung cơ bản của luật đất đai

In và phát tờ rơi mỗi tháng 1 lần phát đến từng hộ dân ở tất cả các xã.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn trong ngành đến từng xóm, xã và lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành

Một năm tổ chức 02 đợt cho cán bộ huyên môn trong ngành (từ 10-15 ngừời) đến từng xóm, xã và lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, đưa kiến thức Luật vào các chương trình giảng dạy tại các lớp học về chính trị hay QLNN tại huyện - Cung cấp các số điện thoại đường

dây nóng

Số điện thoại đường dây nóng dán trực tiếp ở phòng tiếp dân của huyện.

- Giải đáp pháp luật tại cơ quan chuyên môn hoặc tại cơ quan tiếp dân

Hàng tháng Lãnh đạo huyện tổ chức tiếp dân để giải đáp thắc mắc của người dân và sẽ có thông báo kết luận về việc tiếp dân.

- Lồng ghép vào chương trình hoạt động của các tổ chức đoàn hội.

Mỗi tháng 01 lần, các cán bộ chuyên môn tuyên truyền pháp luật về đất đai bằng trình chiếu power point, tham gia trò chơi, giải đáp câu hỏi ở hội trường của mỗi xã.

- Kết hợp giữa tập huấn phổ biến văn bản pháp quy với việc thảo luận, tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các VBQPPL tại các xóm, làng, xã

- Mỗi tháng 01 lần các cán bộ chuyên môn ở các xã của huyện sẽ họp bàn với nhau để tổng kết kết quả đạt được ở mỗi xã và thảo luận tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở mỗi xã.

- Giải đáp những khó khăn, vướng mắc với các đơn vị còn vướng mắc về chính sách trong quy trình thi hành luật đất đai

- Những vấn đề khó khăn trong chính sách quy trình, việc giải quyết đơn của dân thì hàng tháng UBND huyện sẽ tổng kết lại ở các xã và soạn thảo văn bản xin ý kiến của Sở TNMT Thái Bình.

Tuy nhiên, người dân đánh giá chưa cao về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật (bảng 4.2), có tới 19 ý kiến đánh giá chưa tốt (15,83%), chỉ có 12 ý kiến đánh giá rất tốt (10%), chủ yếu là đánh giá công tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng ĐNNo ở mức trung bình (67 ý kiến, chiếm 55,83%). Chính vì vậy thời gian tới, công tác này phải được tiếp tục quan tâm hơn nữa.

Bảng 4.2. Đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý sử dụng ĐNNo Ý kiến đánh giá Xã An Lễ Xã An Ninh Xã Quỳnh Hải Tổng số (số ý kiến) Tỷ lệ (%) Chưa tốt 5 6 8 19 15,83 Bình thường 21 24 22 67 55,83 Tốt 9 7 6 22 18,33 Rất tốt 5 3 4 12 10,00 Tổng số 40 40 40 120 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

4.1.3. Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính

Quỳnh Phụ đã có 36/38 xã thị trấn được đo đạc bản đồ địa chính chính quy, trong đó:

+ Các xã được đo ở tỷ lệ 1/1000 gồm 36 xã và 02 thị trấn: Thị trấn An Bài, Thị trấn Quỳnh Côi, xã An Ấp, xã An Cầu, xã An Dục, xã An Đồng, xã An Hiệp, xã An Khê, xã An Lễ, xã An Mỹ, xã An Ninh, xã An Quý, xã An Thái, xã An Thanh, xã An Tràng, xã An Vinh, xã An Vũ, xã An Vinh, xã Đồng Tiến, xã Đông Hải, xã Quỳnh Bảo; xã Quỳnh Châu, xã Quỳnh Giao, xã Quỳnh Hải, xã Quỳnh Hoa, xã Quỳnh Hoàng, xã Quỳnh Hội, xã Quỳnh Hồng, xã Quỳnh Hưng, xã An khê, xã Quỳnh Lâm, xã Quỳnh Minh, xã Quỳnh Ngọc, xã Quỳnh Nguyên, xã Quỳnh Sơn, xã Quỳnh thọ, xã Quỳnh Trang, xã Quỳnh Xá.

- Kết quả kiểm kê huyện Quỳnh Phụ đã được xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ ở cấp huyện và 36 xã và 02 thị trấn, tỷ lệ 1/1000, 1/2000 (Phụ lục 1) cho thấy, 100% số xã đã có bản đồ hiện trạng theo quy định.

- Xây dựng quy hoạch SDĐ đến năm 2010 và kế hoạch SDĐ 5 năm (2001 - 2005) cấp huyện, xã, thị trấn đã xây dựng bản đồ quy hoạch 2 cấp huyện, xã.

Tuy nhiên, công tác đo đạc lập bản đồ địa chính triển khai còn chậm, thời gian thực hiện kéo dài, bản đồ địa chính được lập chưa đồng bộ nên chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý và sử dụng. Tính ổn định của hồ sơ chưa cao do các chủ sử dụng tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển mục đích SDĐ. Công tác này vẫn đang được tiến hành và cải thiện để đạt độ chính xác cao nhất cho tổng quan.

Đối với huyện Quỳnh Phụ hiện nay, 38/38 xã, thị trấn có diện tích ĐNNo đã được phân hạng theo từng loại đất cụ thể. Hạng 1 được áp đối với diện tích đất chuyên trồng lúa, màu; hạng 2, hạng 3 được áp đối với diện tích đất chỉ canh tác được 1 đến 2 vụ màu.

Trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ hiện nay áp dụng chính sách miễn thuế SDĐ nông nghiệp đối với người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Lập bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch SDĐ: Thực hiện kiểm kê đất đai năm 2013 huyện Quỳnh Phụ đã xây dựng được hệ thống Bản đồ hiện trạng SDĐ của các xã thuộc huyện. Đồng thời lập Bản đồ quy hoạch SDĐ giai đoạn 2010 - 2020. Đến nay huyện đã tiến hành xây dựng 38 bộ Bản đồ hiện trạng SDĐ tỷ lệ 1/1000 và 1/2000 của 36 xã và 2 thị trấn. Tuy còn một số khiếm khuyết nhỏ nhưng nhìn chung công tác này đã được địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)