Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 46 - 49)

STT Chỉ tiêu 2001 2005 2015 Tốc độ tăng BQ (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng số 697,67 100,00 1.170,0 100,00 14.023,77 100,00 7,74 1 Nông nghiệp, thuỷ

sản 459,19 65,82 623,0 53,25 3.076,30 23,50 4,25 2 CN & Xây dựng 38,47 5,51 298,0 25,47 8.885,73 61,00 8,52 3 Các ngành dịch vụ 200,0 28,67 249,0 21,28 2.061,74 15,50 9,82 Nguồn: Chi cục Thống kê Quỳnh Phụ (2016) Qua bảng trên ta thấy, kinh tế của huyện Quỳnh Phụ có sự gia tăng giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng có sự tăng lên mạnh nhất. Xét về cơ cấu thì ngành công nghiệp và xây dựng đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế huyện, điều này đồng nghĩa với việc diện tích đất phi nông nghiệp, đất hạ tầng tăng lên. Để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống của nhân dân, trong những năm tới ngoài việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, huyện vẫn tiếp tục đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện, đây là một thách thức trong vấn đề quy hoạch, quản lý và SDĐ hợp lý của huyện Quỳnh Phụ.

3.1.4.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp là nhóm ngành có lợi thế phát triển và có vị trí quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ.

Xác định vị trí quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong hoạt động kinh tế của huyện, trong việc đảm bảo an ninh lương thực và hướng mạnh ra xuất khẩu, trong những năm qua được sự hỗ trợ của Nhà nước và sự chỉ đạo của các cấp, các ngành nền kinh tế nông nghiệp của huyện đã đạt được những thành quả

nhất định trên các mặt. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa các loại cây trồng...theo chiều hướng tốt đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành nông nghiệp. Để đạt được kết quả đó là do sản xuất lương thực đã được chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống mới có năng suất chất lượng cao đưa vào sản xuất (Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).

3.1.4.2. Khu vực kinh tế công nghiệp xây dựng

- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về đất đai, đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động; đã thẩm định và chấp thuận 7 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 80,3 tỷ đồng, diện tích đất xin thuê 51.500 m2; Quy hoạch và giải phóng mặt bằng theo chỉ đạo của UBND tỉnh cho dự án Nhà máy sản xuất thú nhồi bông của công ty Nam Đông (100% vốn nước

ngoài) với tổng vốn đăng ký đầu tư 89 tỷ đồng, đăng ký sử dụng 2.000 lao động,

xin thuê 39.400 m2 đất. Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể phát triển tốt, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cả về số lượng và quy mô với các sản phẩm chính như may xuất khẩu, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gỗ, vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm từ giấy, kim loại... Một số làng nghề hoạt động hiệu quả đóng góp tích cực vào sản xuất CN, TTCN thu hút hàng nghìn lao động nông nhàn tại các địa phương. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp ước đạt 7.500,12 tỷ đồng, tăng 6,83%. Trong đó: Khu công nghiệp 4.148,7 tỷ đồng, giảm 0,5%; Công nghiệp địa phương đạt 3.351,42 tỷ đồng, tăng 17,56% (Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).

- Xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn, đặc biệt là đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn mới: Tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng giao thông đạt trên 850 tỷ đồng, đầu tư xây dựng cơ bản đạt trên 1.945 tỷ đồng. đã ban hành văn bản chấn chỉnh công tác QLNN về xây dựng (đặc biệt là các công trình tôn giáo tín ngưỡng), trong đó chú trọng công tác cấp phép xây dựng, thẩm định thiết kế, dự toán công trình, quản lý chất lượng và nghiệm thu quyết toán công trình. Các dự án xây dựng và giao thông được thực hiện đảm bảo chất lượng, đúng quy định. Giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 1.385,61 tỷ đồng, tăng 18,63% (Chi cục thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).

3.1.4.3. Khu vực kinh tế thương mại – du lịch

Các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển ổn định, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân; các sản phẩm, mặt hàng tăng về số lượng, chủng loại, chất lượng đảm bảo; các ngành dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông tiếp tục được mở rộng, nâng cấp. Công tác quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được chú trọng. Hệ thống chợ nông thôn tiếp tục được quy hoạch, xây dựng và nâng cấp đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi, mua bán của nhân dân; trong năm đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công trung tâm thương mại Vĩnh Trà (thị trấn An Bài), nâng cao chất lượng hoạt động của các chợ đảm bảo đạt chuẩn nông thôn mới đối với các địa phương đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo phối hợp tổ chức tập huấn: “Ứng dụng Thương mại điện tử” cho cán bộ một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và cán bộ công thương các xã, thị trấn trong huyện. Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 2.061,74 tỷ đồng, tăng 9,82 % (Chi cục thống kê huyện Quỳnh Phụ, 2016).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Quỳnh Phụ được chia làm 36 xã và 02 thị trấn với những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau mức độ triển khai công tác QLNN về ĐNNo cũng có sự khác nhau. Với đề tài nghiên cứu của luận văn là: “QLNN về đất nông nghiệp

trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình” nên tôi đã lựa chọn 03 xã đại diện

làm điểm nghiên cứu là: xã An Lễ, xã An Ninh và xã Quỳnh Hải

- Xã An Lễ: đại diện nhóm xã công tác QLNN về ĐNNo ở mức khá, tốt. - Xã Quỳnh Hải: đại diện nhóm xã công tác QLNN về ĐNNo ở mức trung bình.

- Xã An Ninh: đại diện nhóm xã công tác QLNN về ĐNNo ở mức yếu.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý số liệu

3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Để tài tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã được công bố, các số liệu báo cáo lấy từ Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, các ban, ngành của huyện được tổng hợp qua bảng như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)