Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
4.1.2. Ban hành văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
4.1.2.1. Ban hành văn bản pháp luật
Căn cứ vào Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi:
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về Giá đất;
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền SDĐ;
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành một số thông tư:
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng SDĐ;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ;
Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành một số văn bản liên quan đến ĐNNo:
- Quyết định số 2832/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt dự án “Rà soát và điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳnh Phụ đến năm 2020”;
- Quyết định số 1478/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Quỳnh Phụ;
- Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình;
- Công văn số 2110/UBND-NN ngày 21 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Thái Bình về việc lập kế hoạch SDĐ cấp huyện năm 2015;
- Công văn số 825/STNMT-QLĐĐ ngày 24/7/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình về việc hướng dẫn một số nội dung lập kế hoạch SDĐ cấp huyện năm 2015;
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Thái Bình;
- Báo cáo chính trị của ban chấp hành đảng bộ huyện Quỳnh Phụ tại đại hội đại biểu đảng bộ huyện Quỳnh Phụ lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010 – 2015;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳnh Phụ đến năm 2020; - Các số liệu, tài liệu quy hoạch của các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, văn hoá thể thao…và các tài liệu khác liên quan.
Đây là một số văn bản pháp luật mà phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Phụ là đầu mối tiếp nhận và thực thi. Nhờ hệ thống văn bản này mà công tác QLNN vầ đất đai nói chung và ĐNNo nói riêng đã thu được rất nhiều kết quả. Công tác ban hành các văn bản phải được tiến hành tích cực bổ sung đầy đủ các văn bản còn thiếu, hướng dẫn cụ thể cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình cũng như cơ quan nhà nước có trách nhiệm.
4.1.2.2. Tổ chức thực hiện
Theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác Phổ biến giáo dục
pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân” ra đời,
Sau khi có Luật Đất đai thì công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng đó được tổ chức có hệ thống, được tỉnh Thái Bình rất quan tâm, chú trọng.
Có thể nói, công tác phổ biến pháp luật liên quan đến quản lý sử dụng ĐNNo được các cấp các ngành liên quan triển khai, về cơ bản một bộ phận người dân sử dụng ĐNNo đã nắm được quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình.
Các văn bản pháp quy liên quan đến đất đai trong đó có quản lý và sử dụng ĐNNo thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước và các cơ quan hữu quan quan tâm. Đặc biệt Luật Đất đai ở nước ta cũng đã được sửa chữa bổ sung nhiều lần, kèm theo đó là các văn bản dưới luật, các ban ngành và địa phương cũng ban hành văn bản hướng dẫn người dân và tổ chức thực hiện.
Bảng 4.1. Kết quả phổ biến pháp luật về quản lý ĐNNo cho người dân
Hình thức phổ biến Kết quả
- Tuyên truyền trên báo Thái Bình, đài phát thanh truyền hình thành phố
Mỗi tuần 1 lần UBND huyện đều có tạp chí, phát thanh phổ biến những nội dung văn bản mới. - In và phát tờ rơi về những nội
dung cơ bản của luật đất đai
In và phát tờ rơi mỗi tháng 1 lần phát đến từng hộ dân ở tất cả các xã.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn trong ngành đến từng xóm, xã và lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành
Một năm tổ chức 02 đợt cho cán bộ huyên môn trong ngành (từ 10-15 ngừời) đến từng xóm, xã và lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, đưa kiến thức Luật vào các chương trình giảng dạy tại các lớp học về chính trị hay QLNN tại huyện - Cung cấp các số điện thoại đường
dây nóng
Số điện thoại đường dây nóng dán trực tiếp ở phòng tiếp dân của huyện.
- Giải đáp pháp luật tại cơ quan chuyên môn hoặc tại cơ quan tiếp dân
Hàng tháng Lãnh đạo huyện tổ chức tiếp dân để giải đáp thắc mắc của người dân và sẽ có thông báo kết luận về việc tiếp dân.
- Lồng ghép vào chương trình hoạt động của các tổ chức đoàn hội.
Mỗi tháng 01 lần, các cán bộ chuyên môn tuyên truyền pháp luật về đất đai bằng trình chiếu power point, tham gia trò chơi, giải đáp câu hỏi ở hội trường của mỗi xã.
- Kết hợp giữa tập huấn phổ biến văn bản pháp quy với việc thảo luận, tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các VBQPPL tại các xóm, làng, xã
- Mỗi tháng 01 lần các cán bộ chuyên môn ở các xã của huyện sẽ họp bàn với nhau để tổng kết kết quả đạt được ở mỗi xã và thảo luận tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở mỗi xã.
- Giải đáp những khó khăn, vướng mắc với các đơn vị còn vướng mắc về chính sách trong quy trình thi hành luật đất đai
- Những vấn đề khó khăn trong chính sách quy trình, việc giải quyết đơn của dân thì hàng tháng UBND huyện sẽ tổng kết lại ở các xã và soạn thảo văn bản xin ý kiến của Sở TNMT Thái Bình.
Tuy nhiên, người dân đánh giá chưa cao về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật (bảng 4.2), có tới 19 ý kiến đánh giá chưa tốt (15,83%), chỉ có 12 ý kiến đánh giá rất tốt (10%), chủ yếu là đánh giá công tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng ĐNNo ở mức trung bình (67 ý kiến, chiếm 55,83%). Chính vì vậy thời gian tới, công tác này phải được tiếp tục quan tâm hơn nữa.
Bảng 4.2. Đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý sử dụng ĐNNo Ý kiến đánh giá Xã An Lễ Xã An Ninh Xã Quỳnh Hải Tổng số (số ý kiến) Tỷ lệ (%) Chưa tốt 5 6 8 19 15,83 Bình thường 21 24 22 67 55,83 Tốt 9 7 6 22 18,33 Rất tốt 5 3 4 12 10,00 Tổng số 40 40 40 120 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)