Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 48)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Quỳnh Phụ được chia làm 36 xã và 02 thị trấn với những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau mức độ triển khai công tác QLNN về ĐNNo cũng có sự khác nhau. Với đề tài nghiên cứu của luận văn là: “QLNN về đất nông nghiệp

trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình” nên tôi đã lựa chọn 03 xã đại diện

làm điểm nghiên cứu là: xã An Lễ, xã An Ninh và xã Quỳnh Hải

- Xã An Lễ: đại diện nhóm xã công tác QLNN về ĐNNo ở mức khá, tốt. - Xã Quỳnh Hải: đại diện nhóm xã công tác QLNN về ĐNNo ở mức trung bình.

- Xã An Ninh: đại diện nhóm xã công tác QLNN về ĐNNo ở mức yếu.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý số liệu

3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Để tài tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã được công bố, các số liệu báo cáo lấy từ Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, các ban, ngành của huyện được tổng hợp qua bảng như sau:

Bảng 3.3. Thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin/số liệu cần thu thập

Nguồn thông tin /số liệu

Phương pháp thu thập

1 Thông tin về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp về QLNN về ĐNNo

Sách chuyên ngành, báo, website có liên quan. Sách tham khảo

Tìm đọc các văn bản, sách, báo, website, tự tổng hợp thông tin 2 Số liệu về đặc điểm địa bàn

nghiên cứu, tình hình đất đai; dân số và lao động; cơ sở hạ tầng; tình hình phát triển kinh tế xã hội.

Chi cục Thống kê Quỳnh Phụ, UBND huyện Quỳnh Phụ, phòng TNMT huyện Quỳnh Phụ Tìm hiểu, thu thập và tổng hợp qua các báo cáo hàng năm. 3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Qua khảo sát tình hình thực tế tại địa phương, chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin từ cán bộ huyện, xã và người SDĐ nông nghiệp với số lượng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4. Tổng hợp số lượng mẫu điều tra

STT Đối tượng điều tra Mẫu điều tra Số lượng Xã An Lễ Xã An Ninh Xã Quỳnh Hải 1 Cán bộ huyện 10 - - - 2 Cán bộ địa chính xã và cán bộ thôn 30 10 10 10 3 Hộ nông dân 120 40 40 40

a. Mẫu khảo sát và phương pháp khảo sát

- Đối với cán bộ cấp huyện cấp xã: Đề tài tham vấn và lấy ý kiến thông qua bảng câu hỏi với các quan chức thuộc các phòng ban như Phòng Nông nghiệp; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Phụ; Chi cục Thống kê và các cán bộ cấp xã, cán bộ thôn với tổng số 40 cán bộ (trong đó có 10 phiếu dành cho cán bộ cấp huyện và 30 phiếu dành cho cấp xã).

- Ngoài ra, đề tài còn lựa chọn mỗi xã 40 hộ nông dân, lựa chọn có chủ đích, là các hộ có diện tích đất nông nghiệp ở mức dưới 3 sào (10 hộ), 3-5 sào (20 hộ) và trên 5 sào bắc bộ (10 hộ), tổng số là 120 hộ, phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi.

- Phỏng vấn sâu, phỏng vấn bán cấu trúc, thỏa luận nhóm với các nhóm tiêu biểu liên quan tới các loại hình SDĐNNo.

b. Nội dung khảo sát

- Thông tin chung về người và nhóm đối tượng phỏng vấn.

- Tình hình đất đai: số lượng, diện tích, các nhóm đất, chất lượng đất,... - Tình hình QLNN về đất đai theo các nội dung quản lý.

- Thuận lợi chủ yếu trong QLNN tại địa phương - Khó khăn chủ yếu trong QLNN tại địa phương

- Các triển vọng, nguyện vọng, đề xuất trong công tác quản lý đất đai.

3.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được sử dụng bằng excel và các phần mềm máy vi tính, máy tính tay đảm bảo tính chính xác khách quan.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích tình hình kinh tế - xã hội, thực trạng QLNN về ĐNNo ở địa phương.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Trong luận văn, phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu để phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu hoạt động với nhau để biết được mức độ biến động của các đối tượng nghiên cứu, các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung và đơn vị tính. Cụ thể, trong luận văn tác giả đã xem xét chỉ tiêu đang phân tích bằng cách so sánh chúng với chỉ tiêu gốc, từ đó đưa ra các nhận xét kết luận. Hai phương pháp so sánh chủ yếu được sử dụng:

số. Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Dy = Y1 – Y0

Trong đó: Yo: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau

Dy: phân chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lượng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: được tính theo tỷ lệ %, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Dy = (Y1-Y0)/Y0 x 100%

Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau.

Dy: tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

So sánh kết quả thực hiện QLNN về ĐNNo của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình với kế hoạch đặt ra, so sánh số lượng các hộ thực hiện về quản lý đất đai giữa các năm, từ đó cho thấy được tốc độ giảm về vi phạm QLNN về ĐNNo của huyện Quỳnh Phụ.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng để tham khảo ý kiến các cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong QLNN và ĐNNo trên địa bàn huyện. Thông qua đánh giá của các cá nhân có kinh nghiệm về quản lý đất nông nghiệp, những người đã có thời gian làm việc, hoạt động trong lĩnh vực lâu năm nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả cho vấn đề.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng sử dụng đất nông nghiệp - Diện tích, cơ cấu ĐNNo

- Năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện đội ngũ cán bộ tham gia QLNN về ĐNNo - Số lượng, cơ cấu cán bộ

- Trình độ chuyên môn cán bộ - Trình độ nghiệp vụ cán bộ

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả công tác QLNN về ĐNNo

- Kế hoạch sử dụng ĐNNo của huyện

- Diện tích ĐNNo giao cho hộ gia đình, cá nhân và các đối tượng khác của huyện.

- Diện tích thu hồi ĐNNo của huyện

- Hiện trạng sử dụng ĐNNo so với quy hoạch của Huyện qua các năm. - Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ĐNNo của huyện

- Thống kê, kiểm kê ĐNNo của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. - Số vụ vi phạm ĐNNo trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

- Tình hình giao ĐNNo cho các tổ chức, cá nhân.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

4.1.1. Bộ máy tham gia quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Các cơ quan tham gia QLNN về ĐNNo trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình thể hiện tại Sơ đồ 4.1, theo các văn bản quy định hiện hành cho thấy: đối với cán bộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, và các phòng, ban có liên quan đều biên chế đủ số cán bộ tham gia..

Thẩm quyền ký quyết định giao đất nông nghiệp và đất ở thuộc thầm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và Chủ tịch UBND xã. Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và thầm quyền của chủ tịch UBND huyện. Hòa giải không thành thuộc thầm quyền của Chủ tịch UBND huyện. Như vậy, trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh thường ngày liên quan rất nhiều đến UBND các xã, bao gồm các vấn đề sau:

- Tham gia phối hợp công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Tham gia phối hợp công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Tham gia phối hợp quản lý về đo đạc và bản đồ

- Tham gia công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai.

- Đôn đốc người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính - Tham gia phối hợp thực hiện các quyền của người sử dụng đất - Thực hiện các nhiệm vụ khác trong quản lý đất

- Trực tiếp, tham gia xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định.

PHÒNG TN VÀ MÔI TRƯỜNG PHÒNG NÔNG NGHIỆP PHÒNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ SD ĐẤT THANH TRA HUYỆN UBND XÃ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG ĐNNo HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG ĐNNo HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG ĐNNo HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG ĐNNo HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG ĐNNo

Sơ đồ 4.1. Bộ máy QLNN về ĐNNo ở huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Phụ (2016)

* Phòng Tài nguyên và Môi trường: đây là phòng chức năng có trách nhiệm lớn nhất và trực tiếp trong QLNN về ĐNNo:

+ Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

+ Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.

+ Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.

* Phòng Nông nghiệp: Quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp, phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường trong quản lý, sử dụng ĐNNo trong đó sử dụng ĐNNo bảo đảm hợp lý, phát huy tối đa hiệu quả SDĐNNo, tham gia trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

* Phòng Hạ tầng cơ sở: phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường trong QLNN về ĐNNo ở góc độ quản lý các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp.

* Trung tâm phát triển quỹ đất: phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường trong QLNN về ĐNNo trong việc thu hồi, chuyển đổi, tiếp nhận quỹ đất từ ĐNNo được chuyển đổi mục đích sử dụng.

* Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai: phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường trong QLNN về ĐNNo, giúp người dân đăng ký đất đai và làm các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ĐNNo.

* Thanh tra huyện: Tham gia thanh tra khi có đơn khiếu kiện, khiếu nại tố cáo liên quan đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp.

4.1.2. Ban hành văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp

4.1.2.1. Ban hành văn bản pháp luật

Căn cứ vào Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi:

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về Giá đất;

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền SDĐ;

- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành một số thông tư:

- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài

nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng SDĐ;

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ;

Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành một số văn bản liên quan đến ĐNNo:

- Quyết định số 2832/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt dự án “Rà soát và điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳnh Phụ đến năm 2020”;

- Quyết định số 1478/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Quỳnh Phụ;

- Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình;

- Công văn số 2110/UBND-NN ngày 21 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Thái Bình về việc lập kế hoạch SDĐ cấp huyện năm 2015;

- Công văn số 825/STNMT-QLĐĐ ngày 24/7/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình về việc hướng dẫn một số nội dung lập kế hoạch SDĐ cấp huyện năm 2015;

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Thái Bình;

- Báo cáo chính trị của ban chấp hành đảng bộ huyện Quỳnh Phụ tại đại hội đại biểu đảng bộ huyện Quỳnh Phụ lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010 – 2015;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳnh Phụ đến năm 2020; - Các số liệu, tài liệu quy hoạch của các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, văn hoá thể thao…và các tài liệu khác liên quan.

Đây là một số văn bản pháp luật mà phòng Tài nguyên và Môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)