Chủ trương, định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 94 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông

4.3.2. Chủ trương, định hướng

Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển ngày càng nhanh Đảng bộ UBND huyện Quỳnh Phụ xác định đẩy mạnh công tác QLNN về mọi mặt. Riêng với công tác QLNN về ĐNNo là một nhiệm vụ của huyện đang đặt ra là hết sức quan trọng. Từ nay cho đến năm 2025 phải hoàn thành toàn bộ các nội dung của công tác QLNN về ĐNNo đã đặt ra. Cụ thể như sau:

- Phải hoàn thành được hệ thống bản đồ, Mục tiêu hoàn thành vào năm 2013. Đây phải là một hệ thống bản đồ hoàn thiện, hiện đại, chính xác có tính ứng dụng cao cho công tác QLNN, Song song với việc hình thành, hoàn thiện hệ thống bản đồ số, UBND huyện xác định phải xây dựng được hệ thống bản đồ giấy cho toàn huyện, từ đó các xã xây dựng quy hoạch, bản đồ của xã mình.

- Đối với đơn thư tồn đọng, phải nhanh chóng giải quyết kịp thời, cụ thể thoả đáng cho người dân. Việc giải quyết đơn thư dựa trên tinh thần hoà giải, thyết phục. Trong trường hợp không hoà giải được thì giải quyết theo luật định.

- Công tác quản lý phải bám sát thực tế, kịp thời nhanh chóng và nhạy bén. Cán bộ quản lý phải có tính thần trách nhiệm học hỏi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp thu những văn bản, thay đổi mới trong công tác quản lý để kịp thời báo cáo, cập nhập giúp cho công tác QLNN của huyện nhanh chóng, hiệu quả. Hàng năm huyện các cán bộ phải tham gia tập huấn các lớp nghiệp vụ, đồng thới lực lượng cán bộ này phải truyền thụ, về các xã để phổ biến kiến thức, những văn bản, những thay đổi mới của các văn bản có liên quan.

- Về ban hành, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, UBND huyện xác định đây là một công tác trọng tâm của huyện. Trong thời gian tới do có nhiều thay đối trong cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của huyện nói riêng. Các văn bản quy phạm pháp luật cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Việc ban hành văn bản của huyện phải kịp thời hơn, cụ thể, sâu sát giúp cho các đối tượng dễ tiếp cận hơn. Các cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường phải luôn tiếp nhận truyền tải nội dung, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính xã, thị trấn…

- Về quy hoạch, bố trí cơ cấu SDĐNNo trên địa bàn huyện.

Huyện đã xây dựng quy hoạch chuyển dịch cơ cấu đất đai đến năm 2020, trong đó có cụ thể quy hoạch chuyển dịch từng loại đất trong quỹ ĐNNo. Trên diện tích ĐNNo của huyện phải có cơ chế, bố trí sao cho hiệu quả đơn vị sản xuất lớn hơn, đưa một bộ phận ĐNNo vào quỹ đất khác phục vụ chuyển dịch cơ cấu của huyện. Tiến tới xây dựng một huyện Quỳnh Phụ phát triển nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu nhanh chóng, hiệu quả. Hàng năm phải phấn đầu hoàn thành công tác kế hoạch đã đặt ra đáp ứng kịp thời cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện. Từ đó hoàn thành công tác quy hoạch xác định đến năm 2020.

- Về công tác thu tài chính ĐNNo, chủ yếu ĐNNo của huyện là đất giao không thu tiền SDĐ, tiền thu SDĐ là không nhiều. Do vậy huyện xác định chủ trương cho công tác thu tài chính của huyện đối với ĐNNo là phải tuân thủ các quy định của pháp luật, thu đúng, thu đủ bổ sung một phần cho ngân sách Nhà nước. Song song với nó Huyện phải làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm SDĐNNo, khai thác, sử dụng không đúng mục đích…

- Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tổ chức thực hiện QLNN về ĐNNo

Chỉ đạo các Bộ, các ngành, các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân, từng bước nâng cao nhận thức của người dân, ý thức trách nhiệm của người dân trong quản lý và SDĐ, nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa các lợi ích của cá nhân, tập thể và lợi ích xã hội. Nhà nước cần quy định chế độ phối hợp giữa các cơ quan QLNN và thông tin báo cáo theo hướng nhanh gọn và rõ ràng. Tiếp tục phân công, phân cấp, phân quyền hạn trong quản lý đất có gắn với trách nhiệm của các cấp rõ ràng, quy chế bàn giao, quy định chế độ trách nhiệm đối các chức vụ QLĐĐ khi hết nhiệm kỳ công tác về hưu hoặc luân chuyển cán bộ. Phân định bộ máy quản lý đất đai và ĐNNo, có thể tăng cường

nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho cấp xã và thị trấn, tăng số lượng cán bộ làm công tác địa chính tại cấp xã, phường, thị trấn, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với các xã, thị trấn. Hoàn thiện các quy chế, tiêu chuẩn bổ nhiệm đề bạt cán bộ, quy chế xử lý đối với người đề bạt cán bộ, nếu lựa chọn những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, đạo đức vào các vị trí quản lý cũng sẽ phải chịu trách nhiệm. Xây dựng quy chế xử lý kỷ luật, bãi miễn, cách chức đối cán bộ vi phạm cũng như tiêu chuẩn cán bộ địa chính ở các cấp. Quy định chế độ thưởng phạt rõ ràng, tiếp tục nghiên cứu cải cách chế độ tiền lương, trước mắt lương của cán bộ công chức phải đủ sống và chi trả các nhu cầu cần thiết. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng mà Chính phủ đã ban hành, có các quy chế thanh tra, kiểm tra, biện pháp xử lý cụ thể đối các tổ chức cá nhân không chấp hành luật pháp như: không lập và thực hiện quy hoạch, lập quy hoạch nhưng chất lượng kém nhằm hạn chế tình trạng quy hoạch "treo", cũng như việc ra những quyết định hành chính kém hiệu quả, thiếu tính khả thi dẫn đến các vi phạm và tham nhũng về đất đai.

Nhà nước tích cực hỗ trợ nông dân tận dụng hết quỹ đất còn lại của họ và cũng phải quản lý việc dồn điền đổi thửa những khu đất canh tác này. Bên cạnh đó, có chính sách ưu tiên đào tạo hướng nghiệp, chú trọng đào tạo tại chỗ cho người nông dân theo hướng thâm canh hiện đại, mang lại thu nhập cao.

Điều chỉnh quy hoạch bất hợp lý, kiểm tra việc thực hiện QHSDĐ của CQQ nhằm phát hiện và kịp thời điều chỉnh các sai sót. Đối với những vị trí đã được quy hoạch và phê duyệt thì buộc phải thực hiện một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó, huyện cũng cần quy định rõ ràng hơn về quyền và trách nhiệm, phương thức phối hợp giữa các phòng, ban của huyện một cách chặt chẽ đỗi với các xã, thị trấn trong QLNN về đất đai. Phát hiện và xử lý các vi phạm ngay từ khi mới bắt đầu nhen nhói nhằm giảm lãng phí của cải của xã hội.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của các xã. Tiếp tục giải quyết đơn thư khiếu kiện và nâng cao chất lượng giải quyết đơn thư. Đưa cán bộ có kinh nghiệm về các cơ sở để tiếp xúc, đối thoại với nhân dân tiếp thu, nắng nghe ý kiến của nhân dân và những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân đặc biệt là tình hình đơn thư khiếu kiện của người dân.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố công tác quản lý và SDĐ đai từ trung ương đến địa phương; tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến

thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời chú trọng hơn đến công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)