Kế hoạch sử dụng ĐNNo huyện Quỳnh Phụ đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 66 - 69)

TT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2010 (ha) Cơ cấu (%) DT quy hoạch đến năm 2020 (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp 14903,40 100 14552,43 100,00 Đất trồng lúa 11475,26 77 11356,35 78,04 1 Đất trồng cây hàng năm khác 889,23 5,97 850,49 5,84

2 Đất trồng cây lâu năm 1223,36 8,21 1113,21 7,65 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1196,15 8,03 1126,95 7,74

4 ĐNNo khác 119,40 0,80 105,43 0,72

Nguồn: UBND huyện Quỳnh Phụ (2016) Như vậy diện tích ĐNNo giảm dần theo các năm đến năm 2020 diện tích ĐNNo giảm đi 350,97 ha so với 2010. Năm 2010 Đất nuôi trồng thuỷ sản giảm

nhanh theo thời gian, từ chiếm tỷ trọng 8,03% năm 2010 đến năm 2020 giảm đến 7,74%. Kèm theo đó, diện tích đất trồng cây lâu năm cũng giảm từ 1.223,36 ha năm 2010 còn 1.113,21 ha năm 2020.

Kết quả khảo sát ý kiến của người dân cho thấy, có đến 70% ý kiến đánh giá công tác quản lý quy hoạch ở địa phương đang bị buông lỏng, tình trạng sử dụng đất trái với quy hoạch, lấn chiếm đất nằm trong quy hoạch để xây dựng nhà ở đang diễn ra rất phức tạp ở địa phương.

Kết quả khảo sát ý kiến của người dân cho thấy, trên 27% ý kiến đánh giá công tác quản lý quy hoạch ở địa phương là kém và rất kém, cán bộ quản lý đất đai đang bị buông lỏng công tác quy hoạch, tình trạng sử dụng đất trái với quy hoạch, lấn chiếm đất nằm trong quy hoạch để xây dựng nhà ở đang diễn ra rất phức tạp ở địa phương.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy tình trạng chung hiện nay ở cấp quản lý là tuy có sự làm trái quy hoạch nhưng phần lớn cán bộ huyện vẫn cho rằng tình trạng lấn chiếm quy hoạch ít diễn ra ở địa phương mình, công tác quản lý đất đai vẫn bám sát quy hoạch và chỉ tiêu được giao từ cấp trên.

Bảng 4.8. Đánh giá về công tác quản lý quy hoạch đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)

Tổng 120 100 - Rất tốt 6 5,00 - Tốt 30 25,00 - Trung bình 51 42,50 - Kém 23 19,17 - Rất kém 10 8,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2016)

4.1.5. Thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Việc giao ĐNNo ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về quản lý đất đai, nội dung này đã được quy định cụ thể trong Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 về việc giao ĐNNo cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Nội dung này tác động trực tiếp đến quản lý SDĐ nông nghiệp nhất là trong điều kiện Đô thị hóa- Công nghiệp hóa, việc giao đất nông ngiệp ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về QLNN về ĐNNo.

Căn cứ trên những văn bản của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh, trong những năm qua Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ đã chỉ đạo, triển khai thực hiện việc giao ĐNNo ổn định lâu dài cho hộ nông dân và một số địa phương trong huyện các hộ dân đã được cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, tuy nhiên số hộ được cấp giấy chứng nhận SDĐ còn tương đối thấp.

Diện tích ĐNNo phải thu hồi trong năm kế hoạch là 518.45 ha, trong đó: - Đất trồng lúa nước phải thu hồi là 469,59 ha;

- Đất trồng cây hàng năm khác phải thu hồi là 32,27 ha; - Đất trồng cây lâu năm phải thu hồi là 6,22 ha;

- Đất nuôi trồng thủy sản phải thu hồi là 10,27 ha; - ĐNNo khác phải thu hồi là 0,1 ha.

Diện tích đất phi nông nghiệp phải thu hồi là 45,06 ha, trong đó: - Đất an ninh phải thu hồi là 0,03 ha;

- Đất thương mại dịch vụ phải thu hồi là 1,3 ha;

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải thu hồi là 2,22 ha;

- Đất phát triển hạ tầng (đất xây dựng cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, dịch vụ xã hội, đất giao thông, thủy

lợi, công trình năng lượng, công trình bưu chính, viễn thông và chợ) phải thu hồi

là 32,05 ha;

- Đất bãi thải, xử lý chất thải phải thu hồi 0,1 ha; - Đất ở tại nông thôn phải thu hồi là 6,47 ha; - Đất ở đô thị phải thu hồi là 0,72 ha;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan phải thu hồi là 1,16 ha;

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải thu hồi là 0,09 ha; - Đất sinh hoạt cộng đồng phải thu hồi là 0,79 ha;

- Đất có mặt nước chuyên dùng phải thu hồi là 0,03 ha.Trong những năm qua bên cạnh việc giao đất cho người dân có nhu cầu SDĐ, huyện còn thực hiện các công tác về giao đất, phục vụ kịp thời cho việc phát triển kinh tế- xã hội như việc giao đất để xây dựng trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện, các công trình giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao...); cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thuê đất để sản xuất và kinh doanh trên địa bàn huyện.

Các chỉ tiêu chi tiết phân theo đơn vị hành chính các xã, thị trấn thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)