Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông
4.3.1. Cơ sở khoa học của định hướng và giải pháp
ĐNNo là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc QLNN về ĐNNo phải được dựa trên các quan điểm:
- QLNN về ĐNNo là phải chú ý đến lợi ích của người nông dân, của ngành
nông nghiệp
Quan điểm QLNN về ĐNNo là phải quan tâm đến lợi ích của người nông dân, dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ và nông trại là con đường cơ bản và lâu dài,
nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác sử dụng tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ. Quản lý và SDĐNNo phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người nông dân, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ, cải tạo ĐNNo.
QLNN về ĐNNo gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH HĐH, phát triển theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho thị trường, bảo đảm an ninh lương thực.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, khai thác triệt để, tiết kiệm quỹ ĐNNo
Trong những năm tới, huyện Quỳnh Phụ cần phải chú trọng tới công tác QLNN về ĐNNo, khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên, đất chưa sử dụng.
Ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp, điều chỉnh và bố trí hợp lý cơ cấu ĐNNo, đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với phân vùng hệ sinh thái, đảm bảo SDĐNNo bền vững, khai thác triệt để đất trồng cây hàng năm, phát triển kinh tế VAC, ổn định diện tích trồng lúa, tăng nhanh diện tích gieo trồng, hạn chế tới mức thấp nhất việc chuyển đất trồng lúa năng suất cao sang sử dụng mục đích khác. Mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa, cây cảnh, rau đậu các loại, ứng dụng các tiến bộ công nghệ sinh học, từng bước thực hiện một nền nông nghiệp sạch, thoả mãn nhu cầu cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp.
Khi lấy ĐNNo sang cho các ngành khác phải tiết kiệm đất, đồng thời thâm canh, tăng vụ và có các biện pháp cải tạo, khai thác đất chưa sử dụng, để bù vào diện tích ĐNNo mất đi do chuyển sang mục đích khác nhằm duy trì sản lượng lương thực, thực phẩm và tạo sản lượng hàng hoá cao nhất, tăng giá trị thu nhập trên 1 ha ĐNNo.
- Quan điểm điều chỉnh những bất hợp lý trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Việc SDĐNNo chưa có quy hoạch là nguyên nhân chính tạo ra việc SDĐ lãng phí và bất hợp lý làm kìm hãm quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện.
Do đó khi lập quy hoạch, kế hoạch SDĐNNo cần điều chỉnh những bất hợp lý trong quản lý và SDĐ, nhằm nâng cao hiệu quả SDĐ.
- Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp phải gắn liền với quan điểm kết hợp
giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng
Việc QLNN về đất không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, phát triển kinh tế nhiều thành phần thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH phải đảm bảo an ninh, quốc phòng, quán triệt phương châm: Kinh tế kết hợp với quốc phòng và quốc phòng kết hợp với kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội, các gia đình chính sách...
- Quản lý nhà nước trên quan điểm tăng cường bảo vệ cảnh quan môi trường
QLNN về đất đai không thể tách rời với bảo vệ cảnh quan môi trường. Khi chuyển đất sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và phát triển dịch vụ sinh ra số lượng các chất thải lớn cần phải được xử lý kịp thời.
Trong sản xuất nông nghiệp các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng và các chất thải từ chăn nuôi cũng cần phải xem xét cụ thể để tăng cường công tác QLNN cho hợp lý, tránh làm ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái.
- Có chính sách phát triển hài hoà Công nghiệp hóa, đô thị hóa
Nhà nước cần có chính sách phát triển cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thị trấn, tạo việc làm tại nông thôn, giảm mức chênh lệch giữa đô thị và nông thôn, tạo công ăn việc làm cho các vùng, nhất là việc làm cho thanh niên nông thôn.
Quỳnh Phụ diện tích ĐNNo trong những năm qua đang nhường dần chỗ cho đô thị hóa - công nghiệp hóa, rõ ràng việc ổn định đời sống, tìm việc làm cho người nông dân sau khi thu hồi đất là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Để giải quyết thoả đáng một bài toán kinh tế-xã hội phức tạp, trước hết quy hoạch phải được tính toán, cân nhắc cẩn trọng, sao cho hợp lý tối đa SDĐ, không tác động xấu cho môi trường, dân sinh. Công khai, minh bạch trong các quy hoạch và
"dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" sẽ góp phần quan trọng tránh được nhiều tiêu cực nảy sinh trong quá trình hình thành, thực thi các dự án. Có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm khắc với cá nhân, tập thể để lãng phí đất, không đưa vào sử dụng ngay, hoặc để dự án "treo". Nhà nước tích cực hỗ trợ nông dân tận dụng hết quỹ đất còn lại của họ và cũng phải quản lý việc dồn điền đổi thửa những khu đất canh tác này. Bên cạnh đó, có chính sách ưu tiên đào tạo nghề, chú trọng đào tạo tại chỗ cho người nông dân theo hướng thâm canh hiện đại, mang lại thu nhập thuần nông cao hơn hẳn trước. Kinh nghiệm ở nhiều nơi cho thấy, quỹ đất 10% giao cho các hộ làm dịch vụ, cũng phải có quy định, hướng dẫn cụ thể, tốt nhất tìm cách liên kết các hộ, thành lập các tổ hợp, hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ cho chính các khu công nghiệp, du lịch bên cạnh, tạo sự phát triển hài hoà cho cả hai phía.