Kết quả đo kiểm môi trường lao động tại năm 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 111)

Năm

Số cơ sở đo MTLĐ

Nhiệt độ Tốc độ gió Ánh sáng Bụi Ồn Hơi khí độc

Số mẫu Số mẫu vượt tiêu chuẩn Tỷ lệ (%) Số mẫu Số mẫu vượt tiêu chuẩn Tỷ lệ (%) Số mẫu Số mẫu vượt tiêu chuẩn Tỷ lệ (%) Số mẫu Số mẫu vượt tiêu chuẩn Tỷ lệ (%) Số mẫu Số mẫu vượt tiêu chuẩn Tỷ lệ (%) Số mẫu Số mẫu vượt tiêu chuẩn Tỷ lệ (%) 2013 12 287 65 22,65 287 45 15,68 219 38 17,35 51 6 11,76 139 35 25,18 167 0 0,00 2014 15 427 62 14,52 427 87 20,37 416 53 12,74 156 12 7,69 166 36 21,69 251 18 7,17 2015 19 408 83 20,34 408 89 21,81 419 61 14,56 180 24 13,33 279 57 20,43 246 15 6,10 Tổng 46 1.122 210 18,72 1.122 221 19,70 1,054 152 14,42 387 42 10,85 584 128 21,92 664 33 4,97

Nguồn: TT Bảo vệ sức khỏe lao động môi trường và Giám định y khoa Bắc Ninh (2013;2014;2015)

Việc trang bị bảo hộ lao động cho người lao động ngày càng được doanh nghiệp quan tâm và cải thiện. Qua điều tra tại 30 doanh nghiệp trong KCN Tiên Sơn thì 95% doanh nghiệp có lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy. Tại các doanh nghiệp ở văn phòng hay nhà xưởng đều có thiết bị sơ cấp cứu như bông băng, các loại thuốc dùng cho vết cắt, vết thương, giảm đau, hạ sốt. 100% người lao động được trang bị quần áo bảo hộ khi tham gia làm việc, mũ bảo vệ là 94,67%, khẩu trang 88%, găng tay bảo vệ và giày bảo vệ là 63,33%. Việc trang bị chi tiết từng loại bảo hộ lao động cho người lao động tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất của từng doanh nghiệp.

Bảng 4.12. Kết quả điều tra trang bị bảo hộ lao động cơ bản của người lao động tại doanh nghiệp

Nội dung Số người (n=150) Tỷ lệ (%)

Mũ bảo vệ 142 94,67

Khẩu trang 132 88,00

Quần áo bảo hộ 150 100

Găng tay bảo vệ 95 63,33

Giầy bảo vệ 95 63,33

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016) Trang bị bảo hộ lao động là điều hết sức cần thiết không chỉ cho người lao động mà còn cho cả người sử dụng lao động. Người lao động an tâm làm việc, năng suất lao động không ngừng tăng lên tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Phòng tránh được các tai nạn lao động nghiêm trọng, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hầu hết những tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra thì nguyên nhân thường là do người lao động không được trang bị các phương

tiện bảohộ lao động khi làm việc, tiếp xúc với mối đe dọa nguy hiểm. Đã có rất

nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra khi doanh nghiệp vì tiết kiệm chi phí mà không đầu tư trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. Hoặc có trang bị đi chăng nữa chỉ nhằm mang tính chất đối phó với sự kiểm tra của các cơ quan chức năng. Sử dụng bảo hộ lao động đảm bảo an toàn cho người lao động cũng chính là hình thức bảo vệ an toàn cho doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra tại doanh nghiệp trong KCN Tiên Sơn, có 23,33% người lao động cho rằng trang bị bảo hộ lao động của doanh nghiệp được đánh giá là tốt, 13,33% đánh giá không tốt, 44% cho là bình thường.

Bảng 4.13. Đánh giá của người lao động về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp

Tiêu thức Khám sức khỏe định kỳ Trang bị bảo hộ LĐ Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Rất tốt 20 13,33 29 19,33 11 7,33 Tốt 25 16,67 35 23,33 60 40,00 Bình thường 80 53,33 66 44,00 61 40,67 Không tốt 25 16,67 20 13,33 18 12,00

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016)

4.1.6. Thực trạng tổ chức thanh, kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp tại các doanh nghiệp

Việc kiểm tra, thanh tra về thực hiện ATVSLĐ tại các doanh nghiệp là công việc được tiến hành thường xuyên, qua công tác kiểm tra thanh tra để kịp thời nắm bắt tình hình thực hiện và những tồn tại mà DN hay mắc phải để từ đó có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ DN thực hiện theo đúng quy định. Mặt khác giúp các doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời và thực hiện tốt hơn các quy định này.

Bảng 4.14. Tình hình tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Tiên Sơn

ĐVT: Đoàn

Tuyến thanh tra

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số đoàn Đoàn liên ngành Số đoàn Đoàn liên ngành Số đoàn Đoàn liên ngành Huyện 3 2 5 2 7 2 Tỉnh 5 3 7 4 8 5 Tổng số 8 5 12 6 15 7

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh (2015) Trong những năm gần đây Ban chỉ đạo liên ngành các cấp đã được kiện toàn và đi vào hoạt động, cùng với nó là hoạt động thanh kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ các cấp cũng được đẩy mạnh. Công tác kiểm tra về ATVSLĐ trong các khu công nghiệp được tăng cường qua các năm, trong đó có khu công nghiệp Tiên Sơn. Kết quả thống kê từ Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh năm 2015 cho thấy, số đoàn kiểm tra cấp tỉnh giảm nhưng tỷ lệ đoàn kiểm

tra liên ngành tăng lên. Đối với cấp huyện, tổ chức được các đoàn kiểm tra với số lượng năm sau tăng hơn năm trước và tỷ lệ các đoàn liên ngành cũng cao hơn. Qua đó cho thấy sự quan tâm của chính quyền huyện, các cơ quan chuyên môn tới vấn đề ATVSLĐ ngày càng cao. Việc tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra theo hướng liên ngành được đẩy manh, qua đó nâng cao hiệu quả kiểm tra, tránh chồng chéo, tạo thuận lợi cho DN.

Bảng 4.15. Tình hình kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp qua 3 năm

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Tổng số DN DN 98 125 215

2 Số DN đã kiểm tra DN 20 58 75

3 Tỷ lệ DN đã kiểm tra % 20,41 46,40 34,88

4 Số DN phát hiện sai sót DN 17 49 60

5 Tỷ lệ DN phát hiện sai sót/DN kiểm tra % 85 84,48 80

6 Tỷ lệ DN phát hiện sai sót/Tổng số DN % 17,35 39,20 27,91

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh (2013, 2014, 2015) Hàng năm, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội có kế hoạch thanh kiểm tra các doanh nghiệp, nhưng nhân lực mỏng nên chỉ tập trung ở những doanh nghiệp đông lao động và thường kết hợp thanh kiểm tra nhiều nội dung cùng lúc. Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra tăng dần qua các năm, năm 2013 là 20,41% đến năm 2015 tỷ lệ này là 34,88%. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp được kiểm tra vẫn còn rất thấp. Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp phát hiện sai sót trên số DN kiểm tra giảm dần qua các năm (năm 2013 là 85% đến năm 2015 là 80%). Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức cao. Điều đó cho thấy cơ quan nhà nước cần phải tăng cường công tác kiểm tra để tổng kết rút kinh nghiệm cho các DN chấp hành quy định quản lý ATVSLĐ đồng thời phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền hỗ trợ để cho DN càng hiểu rõ và thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.

Qua kiểm tra, các đơn vị đã thực hiện các quy định của pháp luật về công tác ATVSLĐ như: Xây dựng kế hoạch ATVSLĐ; xây dựng các nội quy, quy trình vận hành các loại máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động; cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức ký cam kết thực hiện tốt công

tác ATVSLĐ giữa các tổ đội sản xuất; tổ chức huấn luyện công tác ATVSLĐ, khám sức khỏe định kỳ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; thường xuyên kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ

Tuy nhiên, một số đơn vị vẫn còn những hạn chế, yếu kém, Đoàn thanh tra đã kiến nghị và yêu cầu sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện công tác ATVSLĐ, đó là công tác xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm chưa cụ thể, thiếu một số nội dung theo quy định tại Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/1/2011; một số máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ khi đến xây dựng công trình trên địa bàn nhưng chưa đăng ký với cơ quan quản lý lao động tại địa phương; công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, khám sức khỏe định kỳ và lập sổ theo dõi sức khỏe cho người lao động chưa đầy đủ; việc bồi dưỡng cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chưa đảm bảo; hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên hiệu quả còn hạn chế. Ngoài ra nội dung thanh kiểm tra chủ yếu là kiểm tra trên hồ sơ sổ sách và một số trang thiết bị thông thường, chưa có điều kiện kiểm tra kỹ tính năng sử dụng hoặc khó kiểm tra được quy trình thực hiện có đúng với quy định hay không, nên nhiều doanh nghiệp tìm cách đối phó với ngành chức năng bằng hệ thống hồ sơ sổ sách bài bản, logic.

Bảng 4.16. Đánh giá của DN về công tác thanh tra kiểm tra ATVSLĐ trong KCN Tiên Sơn

STT Chỉ tiêu

Số ý kiến

Tỷ lệ (%)

1 Đội ngũ kiểm tra có trình độ chuyên môn cao 20 66,67

2 Sự phối hợp giữa các đoàn kiểm tra liên ngành tốt 25 83,33

3 Cán độ đoàn kiểm tra thân thiện, hòa nhã 17 56,67

4 Quy trình thanh tra, kiểm tra nhanh gọn 25 83,33

5 Kết quả thanh tra kiểm tra rõ ràng 30 100,00

6 Các hình thức xử lý vi phạm phù hợp 27 90,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Qua điều tra đánh quá của DN về công tác thanh tra kiểm tra ATVSLĐ trong KCN Tiên Sơn về kết quả thanh tra kiểm tra rõ ràng hay không, thì 100% DN cho rằng kết quả kiểm tra rõ ràng, 90% cho rằng hình thức xử lý là phù hợp,

83,33% cho rằng đã có sự phối hợp tốt giữa các đoàn liên ngành trong quá trình kiểm tra. Tuy nhiên khi nói tới cán bộ trong đoàn kiểm tra thì DN cho rằng cán bộ chưa được hòa nhã, thân thiện (tỷ lệ 46,67%).

4.1.7. Thực trạng điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Công tác điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp rất quan trọng trong quản lý về ATVSLĐ. Chính vì vậy Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế đã ra thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT (ngày 21/5/2012) để hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.

Bảng 4.17. Thống kê số vụ tai nạn lao động trên địa bàn các khu công nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2013 (Vụ) Năm 2014 (Vụ) Năm 2015 (Vụ) So sánh (%) 14/13 15/14 BQ Số vụ tai nạn 58 65 42 112,07 72,24 92,16 Số người bị thương nhẹ 45 56 38 124,44 67,86 96.15 Số người bị thương nặng 13 8 4 61,54 30,77 46,16 Số người chết 1 1 100 0 50 Số LĐ nữ bị TNLĐ 14 20 12 142,86 60 101,43

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Ban Quản lý các KCN (2015) Qua bảng 4.17 ta thấy số vụ tai nạn lao động năm 2014 tăng 12,07% so với năm 2013, số lao động nữ bị tai nạn lao động tăng 78,57% so với năm 2013. Năm 2015 số vụ TNLĐ và số người bị thương, số người chết đều giảm đi đáng kể. Bình quân ba năm số tai nạn lao động giảm 7,84%, số người bị thương nặng giảm 53,84%.

Khi bắt đầu làm việc là NLĐ đã bắt đầu đối mặt với những rủi ro, bắt nguồn từ chính nơi NLĐ làm việc. Như việc bắt đầu phải chịu ảnh hưởng tác hại của nghề nghiệp và do đó có thể bị bệnh nghề nghiệp. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải được hưởng các chế độ bù đắp về vật chất, để có thể bù lại phần nào sự thiệt hại của họ về thu nhập từ tiền công lao động do bị bệnh nghề nghiệp làm mất đi một phần sức lao động. Phải giúp họ khôi phục sức khoẻ và chức năng nếu có thể. Để tránh được bệnh nghề nghiệp đòi hỏi phải có chế độ khám sức khỏe định kỳ cho lao động.

Bảng 4.18. Số doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn có khám sức khỏe định kỳ qua 3 năm

STT Nội dung ĐVT 2013 2014 2015 1 Tổng số DN DN 98 125 215 2 Tổng số LĐ của các DN Người 19.519 21.897 23.981 3 Số DN khám SKĐK DN 65 97 175 4 TS NLĐ được khám SKĐK Người 12.688 16.861 20.384 5 Tỷ lệ DN khám SKĐK % 66,33 77,60 81,40 6 Tỷ lệ LĐ khám SKĐK % 65 77 85

Nguồn: Sở Y tế Bắc Ninh năm (2013;2014;2015)

Qua bảng 4.18 ta thấy việc thực hiện quy định về khám SKĐK cho người lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Tiên Sơn tăng dần qua các năm, năm 2013 tỷ lệ % DN thực hiện khám SKĐK cho người lao động là 66,33% đến năm 2015 tỷ lệ này là 81,40%, tỷ lệ lao động được khám SKĐK năm 2013 là 65% đến năm 2015 tỷ lệ là 85%. Từ đó cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng quan tâm tới sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, việc khám SKĐK tăng lên nhưng tỷ lệ lao động mắc bệnh nghề nghiệp lại có xu hướng giảm dần. Phải chăng môi trường lao động ngày càng được cải thiện, hay chất lượng của buổi khám SKĐK của doanh nghiệp chưa đảm bảo? Hay người sử dụng lao động cố tình né tránh việc bồi thường cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bằng cách ký hợp đồng lao động có thời hạn chưa đủ dài? Làm sao để quản lý được các doanh nghiệp không giấu giếm các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong cơ sở mình?

Bảng 4.19. Kết quả điều tra thực hiện điều tra, thống kê tai nạn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn

STT Chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Có thực hiện báo cáo định kỳ về TNLĐ 15 50

2 Có thành lập đoàn điều tra khi xảy ra TNLĐ 14 46,67

3 Điều tra thống kê TNLĐ được phổ biến tới NLĐ 15 50

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Kết quả điều tra về thực hiện thống kê TNLĐ cho thấy chỉ có 50% (15/30 DN) thực hiện báo cáo định kỳ về TNLĐ với Sở LĐTBXH. Khi xảy ra TNLĐ chỉ 46,67% thành lập đoàn điều tra, chỉ có 50% điều tra thống kê TNLĐ được

phổ biến với NLĐ. Như vậy có thể thấy rằng, việc tuân thủ quy định pháp luật về điều tra, thống kê TNLĐ của DN trong KCN Tiên Sơn còn hạn chế. Khi có TNLĐ xảy ra phần lớn là DN tự thỏa thuận với NLĐ. Nguyên nhân gây ra TNLĐ phần lớn là không được phổ biến tới NLĐ trong DN. Công tác thống kê báo cáo phụ thuộc doanh nghiệp chứ chưa có sự kiểm tra, đánh giá của cơ quan quản lý Nhà nước. Những doanh nghiệp quy mô nhỏ ít quan tâm thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ so với những doanh nghiệp lớn. Hiện nay chưa có chế tài xử phạt đối với hành vi không nộp báo cáo tổng hợp hình hình lao động cơ sở, nên các DN gần như là không chấp hành.

4.1.8. Thực trạng xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động

Những vi phạm quy định về an toàn vệ sinh lao động mà các doanh nghiệp nói chung tại các khu công nghiệp thường mắc phải là: Xây dựng kế hoạch ATVSLĐ; Xây dựng các nội quy, quy trình vận hành các loại máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động; Cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức ký cam kết thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giữa các tổ đội sản xuất; Tổ chức huấn luyện công tác ATVSLĐ, khám sức khỏe định kỳ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; Thường xuyên kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Những vụ việc vi phạm quy định về an toàn vệ sinh lao động đều bị xử lý hành chính, nhưng mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 111)