Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong
4.1.6. Thực trạng tổ chức thanh, kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động
tại các doanh nghiệp
Việc kiểm tra, thanh tra về thực hiện ATVSLĐ tại các doanh nghiệp là công việc được tiến hành thường xuyên, qua công tác kiểm tra thanh tra để kịp thời nắm bắt tình hình thực hiện và những tồn tại mà DN hay mắc phải để từ đó có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ DN thực hiện theo đúng quy định. Mặt khác giúp các doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời và thực hiện tốt hơn các quy định này.
Bảng 4.14. Tình hình tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Tiên Sơn
ĐVT: Đoàn
Tuyến thanh tra
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số đoàn Đoàn liên ngành Số đoàn Đoàn liên ngành Số đoàn Đoàn liên ngành Huyện 3 2 5 2 7 2 Tỉnh 5 3 7 4 8 5 Tổng số 8 5 12 6 15 7
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh (2015) Trong những năm gần đây Ban chỉ đạo liên ngành các cấp đã được kiện toàn và đi vào hoạt động, cùng với nó là hoạt động thanh kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ các cấp cũng được đẩy mạnh. Công tác kiểm tra về ATVSLĐ trong các khu công nghiệp được tăng cường qua các năm, trong đó có khu công nghiệp Tiên Sơn. Kết quả thống kê từ Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh năm 2015 cho thấy, số đoàn kiểm tra cấp tỉnh giảm nhưng tỷ lệ đoàn kiểm
tra liên ngành tăng lên. Đối với cấp huyện, tổ chức được các đoàn kiểm tra với số lượng năm sau tăng hơn năm trước và tỷ lệ các đoàn liên ngành cũng cao hơn. Qua đó cho thấy sự quan tâm của chính quyền huyện, các cơ quan chuyên môn tới vấn đề ATVSLĐ ngày càng cao. Việc tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra theo hướng liên ngành được đẩy manh, qua đó nâng cao hiệu quả kiểm tra, tránh chồng chéo, tạo thuận lợi cho DN.
Bảng 4.15. Tình hình kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp qua 3 năm
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Tổng số DN DN 98 125 215
2 Số DN đã kiểm tra DN 20 58 75
3 Tỷ lệ DN đã kiểm tra % 20,41 46,40 34,88
4 Số DN phát hiện sai sót DN 17 49 60
5 Tỷ lệ DN phát hiện sai sót/DN kiểm tra % 85 84,48 80
6 Tỷ lệ DN phát hiện sai sót/Tổng số DN % 17,35 39,20 27,91
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh (2013, 2014, 2015) Hàng năm, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội có kế hoạch thanh kiểm tra các doanh nghiệp, nhưng nhân lực mỏng nên chỉ tập trung ở những doanh nghiệp đông lao động và thường kết hợp thanh kiểm tra nhiều nội dung cùng lúc. Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra tăng dần qua các năm, năm 2013 là 20,41% đến năm 2015 tỷ lệ này là 34,88%. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp được kiểm tra vẫn còn rất thấp. Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp phát hiện sai sót trên số DN kiểm tra giảm dần qua các năm (năm 2013 là 85% đến năm 2015 là 80%). Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức cao. Điều đó cho thấy cơ quan nhà nước cần phải tăng cường công tác kiểm tra để tổng kết rút kinh nghiệm cho các DN chấp hành quy định quản lý ATVSLĐ đồng thời phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền hỗ trợ để cho DN càng hiểu rõ và thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
Qua kiểm tra, các đơn vị đã thực hiện các quy định của pháp luật về công tác ATVSLĐ như: Xây dựng kế hoạch ATVSLĐ; xây dựng các nội quy, quy trình vận hành các loại máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động; cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức ký cam kết thực hiện tốt công
tác ATVSLĐ giữa các tổ đội sản xuất; tổ chức huấn luyện công tác ATVSLĐ, khám sức khỏe định kỳ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; thường xuyên kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
Tuy nhiên, một số đơn vị vẫn còn những hạn chế, yếu kém, Đoàn thanh tra đã kiến nghị và yêu cầu sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện công tác ATVSLĐ, đó là công tác xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm chưa cụ thể, thiếu một số nội dung theo quy định tại Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/1/2011; một số máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ khi đến xây dựng công trình trên địa bàn nhưng chưa đăng ký với cơ quan quản lý lao động tại địa phương; công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, khám sức khỏe định kỳ và lập sổ theo dõi sức khỏe cho người lao động chưa đầy đủ; việc bồi dưỡng cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chưa đảm bảo; hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên hiệu quả còn hạn chế. Ngoài ra nội dung thanh kiểm tra chủ yếu là kiểm tra trên hồ sơ sổ sách và một số trang thiết bị thông thường, chưa có điều kiện kiểm tra kỹ tính năng sử dụng hoặc khó kiểm tra được quy trình thực hiện có đúng với quy định hay không, nên nhiều doanh nghiệp tìm cách đối phó với ngành chức năng bằng hệ thống hồ sơ sổ sách bài bản, logic.
Bảng 4.16. Đánh giá của DN về công tác thanh tra kiểm tra ATVSLĐ trong KCN Tiên Sơn
STT Chỉ tiêu
Số ý kiến
Tỷ lệ (%)
1 Đội ngũ kiểm tra có trình độ chuyên môn cao 20 66,67
2 Sự phối hợp giữa các đoàn kiểm tra liên ngành tốt 25 83,33
3 Cán độ đoàn kiểm tra thân thiện, hòa nhã 17 56,67
4 Quy trình thanh tra, kiểm tra nhanh gọn 25 83,33
5 Kết quả thanh tra kiểm tra rõ ràng 30 100,00
6 Các hình thức xử lý vi phạm phù hợp 27 90,00
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Qua điều tra đánh quá của DN về công tác thanh tra kiểm tra ATVSLĐ trong KCN Tiên Sơn về kết quả thanh tra kiểm tra rõ ràng hay không, thì 100% DN cho rằng kết quả kiểm tra rõ ràng, 90% cho rằng hình thức xử lý là phù hợp,
83,33% cho rằng đã có sự phối hợp tốt giữa các đoàn liên ngành trong quá trình kiểm tra. Tuy nhiên khi nói tới cán bộ trong đoàn kiểm tra thì DN cho rằng cán bộ chưa được hòa nhã, thân thiện (tỷ lệ 46,67%).