Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý vệ sinh, an toàn lao động

2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

2.1.3.1. Với người lao động

Công tác an toàn, vệ sinh lao động có vai trò: Bảo đảm cho người lao động được làm việc trong những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh thuận lợi hơn.

Hạn chế tác động xấu của môi trường làm việc đến người lao động thông qua việc trang bị các thiết bị bảo hộ phù hợp với công việc của người lao động đang làm. Người lao động được quan tâm, chăm sóc sức khỏe, khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, qua đó phát hiện được bệnh và chữa trị kịp thời.

Thực hiện công tác an toàn lao động sẽ giúp người lao động nắm vững quy định, quy trình về an toàn trong lao động, thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động nâng cao ý thức chủ quan của người lao động.

Bên cạnh việc đảm bảo, nâng cao sức khỏe cho người lao động về mặt thể chất, tinh thần cho người lao động. Tạo cho người lao động sự thoải mái, tâm lý, yên tâm lao động (Phan Mạnh Hùng, 2014).

2.1.3.2. Với doanh nghiệp và cộng đồng xã hội

cạnh tranh thì phải đảm bảo ATVSLĐ, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, hiệu quả. Thực tế cho thấy, khi tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) xảy ra, người lao động và thân nhân của họ không những bị mất mát về con người, suy giảm sức khỏe mà khả năng làm việc, thu nhập cũng bị giảm sút, dẫn đến đói nghèo và những đau đớn về thể xác, tinh thần. Đối với người sử dụng lao động, khi TNLĐ xảy ra sẽ gây thiệt hại về chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng; chi phí về y tế, giám định thương tật, BNN và bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ, BNN và thân nhân của họ; uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng; hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải ngừng việc để khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân gây tai nạn, gây tâm lý lo lắng, căng thẳng cho cả người sử dụng lao động và người lao động, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút, thậm chí có thể bị phá sản. Từng bước cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo ATVSLĐ là nâng cao năng suất lao động, khi vấn đề an toàn tại nơi làm việc được cải thiện, sự thiệt hại về nguyên vật liệu và các sự cố cũng như TNLĐ, BNN giảm xuống thì khối lượng sản phẩm tăng lên và chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao. Một khi việc bảo đảm ATVSLĐ đi vào thực chất và là hoạt động thường xuyên ở mỗi cơ sở thì những chương trình nhằm giải quyết vấn đề ATVSLĐ sẽ đạt được kết quả mong đợi và tích cực góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người lao động cũng như sự phát triển của xã hội (Dẫn theo Đức Thảo, 2013).

Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp thúc đẩy và tạo lập môi trường pháp lý ngày càng đầy đủ, ổn định và hiệu quả đảm bảo ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý đáp ứng yêu cầu đảm bảo ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp trước hết thể hiện ở việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, đó là: Luật Lao động; Luật ATVSLĐ; các văn dưới luật: Nghị định, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành...

Thông qua các văn bản pháp luật, điều chỉnh được các mối quan hệ xã hội, các chủ thể doanh nghiệp, cá nhân người lao động phải đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh, từ đó tạo dựng nên một môi trường lao động đảm bảo được các yêu cầu về ATVSLĐ, giúp cho người lao động yên tâm làm việc ổn định, lâu dài, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp góp phần tạo lập môi trường kinh tế, kỹ thuật, xã hội bảo đảm cho công tác ATVSLĐ được thuận lợi và đạt hiệu quả cao, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)