Đặc điểm về kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 46)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01/01/1997, bao gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong,

Thuận Thành, Tiên Du. Diện tích tự nhiên là 822,7km2, dân số toàn tỉnh trên 1

triệu người. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Có thể khái quát mật độ phân bổ đất đai qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Số đơn vị hành chính, diện tích đất tự nhiên, dân số trung bình và mật độ dân số

TT Địa bàn Phường Xã Diện tích TN (km2) Dân số TB (người) Mật độ dân số (người/km2) 1 Bắc Ninh 13 6 82,6 188.138 2.277 2 Từ Sơn 7 5 61,1 161.897 2.650 3 Yên Phong 1 13 96,9 156.592 1.615 4 Quế Võ 1 20 155,1 155.360 1.002 5 Tiên Du 1 13 95,6 139.191 1.456 6 Thuận Thành 1 17 117,8 157.522 1.337 7 Gia Bình 1 13 107,6 95.220 885 8 Lương Tài 1 13 105,9 100.740 951 Tổng cộng 26 100 822,7 1.154.660 1.403

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh (2015) Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh Bắc Ninh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây.

Có thể khái quát tình hình sử dụng đất đai qua bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh 2013-2015.

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh 2013-2015 STT Loại đất Năm STT Loại đất Năm 2013(ha) Năm 2014(ha) Năm 2015(ha) So sánh (%) 14/13 15/14 BQ 1 Đất nông nghiệp 45.431 43.988 42.168 96,82 95,86 96,34 2 Đất phi nông nghiệp 36.417 37.971 39.806 104,27 104,83 104,55

Trong đó: 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 516 551 625 106,78 113,43 110,105

2.2 Đất khu công nghiệp 5.146 5.707 6.281 110,90 110,06 110,48 - Đất xây dựng khu công

nghiệp 4.095 4.532 4.983 110,67 109,95 110,31 - Đất xây dựng cụm công nghiệp 1.051 1.175 1.298 111,80 110,47 111,14 2.3 Đất phát triển hạ tầng 13.191 13.590 14.002 103,02 103,03 103,02 2.4 Đất ở tại đô thị 1.935 2.019 2.127 104,34 105,35 104,85 3 Đất chưa sử dụng 423 312 297 73,76 95,19 84,48

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh (2015)

- Dân số lao động: Năm 2015, dân số Bắc Ninh là 1.153.660 người, trong đó, nam 557.220 người chiếm 48,3% và nữ 575.071 người chiếm 51,7%; khu vực thành thị 318.516 người, chiếm 27,6% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn

813.715 người, chiếm 72,4%. Mật độ dân số trung bình là 1.376 người/km2...

Bảng 3.3. Tình hình dân số lao động tỉnh Bắc Ninh năm 2013-2015

Năm Tổng số (người) Thành thị (người) Cơ cấu (%) Nông thôn (người) Cơ cấu (%) Trong độ tuổi LĐ (người) Cơ cấu (%) 2013 1.108.150 289.311 26,11 818.839 73,89 712.649 64,31 2014 1.132.231 319.516 28,22 812.715 71,78 721.289 63,71 2015 1.154.660 330.219 28,6 824.441 71,4 737.828 63,90 Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh (2015) Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỉ lệ 72,3%, dân số sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 27,7%, thấp hơn so tỉ lệ dân đô thị của cả nước (29,6%). Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần số nông thôn.

Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 63,97% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh.

- Giá trị sản xuất: Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh.

Bảng 3.4 cho thấy tăng trưởng kinh tế chặng đường gần 15 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn không ít khó khăn thử thách, song nhịp phát triển kinh tế luôn giữ ở mức cao.

Bảng 3.4. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013-2015 của tỉnh Bắc Ninh

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lượng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số lượng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số lượng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1 GDP (giá so sánh năm 2010) 616.381 100 594.750 100 689.101 100 - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 7.094 1,15 7.249 1,22 7.319 1,06 - Công nghiệp - xây dựng 592.128 96,07 569.599 95,77 662.409 96,1 3 - Dịch vụ 17.159 2,78 17.902 3,01 19.373 2,81 2 GDP (giá thực tế) 739.261 100 707.421 100 776.161 100 - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 8.430 1,14 8.819 1,25 8.997 1,16 - Công nghiệp - xây dựng 710.053 96,05 676.058 95,57 742.507 95,6 6 - Dịch vụ 20.778 2,811 22.544 3,19 24.657 3,18

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh (2015)

Công nghiệp: Xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp

hiện đại hầu như không đáng kể.Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 15 khu công

nghiệp tập trung: hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt

động. Giá trị sản xuất công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí thứ 2 trong toàn quốc sau thành phố Hồ Chí Minh. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 42,8 tỷ USD (2015), tăng bình quân 67,2%/năm. Sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước mà còn tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể để tiếp tục đầu tư phát triển. Ngành tiểu thủ công nghiệp rất phát triển với nhiều làng nghề truyền thống và được ví là “Vùng đất trăm nghề”, một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới như đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ Sơn), đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình),…

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 12 toàn quốc và là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc. Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Ninh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 7 trong toàn quốc, thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Nguyễn Lê Phúc, 2015).

Nông nghiệp: Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của thời tiết nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,5% (theo giá năm 1994). Năng suất, sản lượng cây trồng tăng đáng kể: năng suất lúa ước đạt 60 tạ/ha; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 60 tấn; giá trị trồng trọt ước đạt 73,9 triệu đồng/ha năm 2010, tăng gần gấp 2 lần so với mục tiêu Đại hội. Chăn nuôi phát triển khá, đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể, bước đầu chuyển sang chăn nuôi tập trung, giá trị sản xuất khu vực chăn nuôi tăng bình quân 4,6%/năm; nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 11,4%/năm; trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, cải tạo vườn tạp được duy trì và phát triển. Hình thành mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp với tổ hợp sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, tạo liên kết doanh nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa (Nguyễn Lê Phúc, 2015).

Nhờ phát huy những lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh và những truyền thống nhân văn tốt đẹp, kết hợp với việc chủ động tìm tòi và khai thác những cơ hội phát triển trong thời đại mới, Bắc Ninh đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Bắc Ninh có 15 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích đất quy hoạch 6.847 ha; đến nay tỷ lệ lấp đầy trên diện tích thu hồi

đạt 84,97%. Đến hết năm 2015, các KCN của tỉnh đã thu hút được 918 dự án, với tổng vốn đăng ký 12,275 tỷ USD.

Các khu công nghiệp được phân bố trên 7 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh cụ thể:

Huyện Quế Võ gồm: KCN Quế Võ, KCN Quế Võ II; KCN Quế Võ III: Thành phố Bắc Ninh gồm: KCN Nam Sơn- Hạp Lĩnh, KCN Đại Kim Bắc Ninh.

Huyện Tiên Du gồm: KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn; KCN Tiên Sơn. Huyện Yên Phong gồm: KCN Yên Phong; KCN Yên Phong II.

Thị xã Từ Sơn gồm: KCN Việt Nam-Singapore (VSIP Bắc Ninh); KCN Hanaka; KCN Tiên Sơn.

Huyện Thuận Thành gồm: KCN Thuận Thành II, KCN Thuận Thành III. Huyện Gia Bình gồm: KCN Gia Bình.

Qua 19 năm hình thành và phát triển, các KCN đã tạo nên giá trị gia tăng cao về giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2015 các KCN đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp đạt 511.000 tỷ đồng. Các KCN là nhân tố quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2015, giá trị xuất

khẩu của các KCN ước đạt 23,3 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt 18,5 tỷUSD, xuất

siêu 4,8 tỷ USD.

Các KCN đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động, đồng thời tạo việc làm với thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là địa bàn lân cận các KCN. Năm 2015, các KCN tỉnh đã sử dụng 198.301 lao động, trong đó lao động địa phương chiếm 33,1%. Thu nhập bình quân của lao động trực tiếp sản xuất đạt khoảng 3 triệu/ người/ tháng; lao động gián tiếp đạt khoảng 6,5 triệu đồng/người/tháng. Các KCN góp phần tăng thu ngân sách địa phương. Nếu năm 2005, các KCN nộp ngân sách 51 tỷ đồng thì đến năm 2015 các KCN tỉnh Bắc Ninh nộp ngân sách hơn 6.000 tỷ đồng.

Tôi chọn KCN Tiên Sơn làm điểm nghiên cứu vì đây là KCN được xây dựng đầu tiên của tỉnh, loại hình sản xuất của doanh nghiệp đa dạng, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng lao động lớn. Thực tế trong 3 năm trở lại đây, các doanh nghiệp trong các KCN Tiên Sơn đã cố gắng hoàn thiện môi trường làm việc, trang bị các máy móc thiết bị đảm bảo ATVSLĐ theo quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều trường hợp nguồn vốn ít, quy mô nhỏ nên không thể cải thiện được.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong KCN có tới 50% là quy mô nhỏ, ít vốn, số lao động khoảng 50 - 200 lao động, tập trung ở ngành nghề gia công sắt thép, sản xuất các sản phẩm gia dụng từ giấy, từ nhựa tiêu thụ ở thị trường nội địa. Chủ doanh nghiệp không qua đào tạo về quản lý mà chỉ cần có vốn là thành lập doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ trong nước ít chịu sự giám sát, ràng buộc của khách hàng nên nhà xưởng sản xuất, môi trường làm việc, công tác đầu tư, quản lý về ATVSLĐ gần như làm qua loa, lập hồ sơ để đối phó với cơ quan chức năng là phổ biến.

Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường có quy mô lớn hơn, chủ doanh nghiệp tuy không điều hành trực tiếp nhưng yêu cầu người quản lý, điều hành thuê phải có trình độ, có kinh nghiệm và am hiểu luật pháp, đồng thời với nguồn vốn nhiều, ngay từ ban đầu đã thiết kế, đầu tư nhà xưởng đáp ứng được các tiêu chí tối thiểu về ATVSLĐ.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và khái quát được tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. Số liệu thứ cấp được thu thập ở giáo trình, bài giảng, các báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Các thông tin, số liệu đã được công bố thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, thông tin về quản lý an toàn, vệ sinh lao động trên Thế giới và Việt Nam.

- Các giáo trình và bài giảng: Quản lý hành chính nhà nước, An toàn và vệ sinh lao động, Báo cáo ngành…

- Các bài báo, bài viết từ tạp chí, từ internet có liên quan tới đề tài.

- Các luận văn liên quan đến đề tài.

- Thư viện Học viện Nông Nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Đà Nẵng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

- Thư viện, internet

Số liệu về tình hình chung của tỉnh Bắc Ninh và tình hình quản lý an toàn, vệ sinh lao động.

- Báo cáo kết quả KT – XH qua các năm của tỉnh. Các báo cáo an toàn, vệ sinh lao động qua các năm.

- Niên giám thống kê

- UBND tỉnh, Sở Lao động thương binh xã hội, Sở y tế

- Ban quản lý các khu công nghiệp

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau:

1) Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

4) Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu nhờ phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp. Đề tài tiến hành điều tra các lãnh đạo cấp sở, phòng ban, doanh nghiệp, người lao động, trong đó cán bộ lãnh đạo phải là các cán bộ quản lý an toàn, vệ sinh lao động; doanh nghiệp và người lao động được phỏng vấn là bất kỳ thể hiện ở bảng 3.6.

Phương pháp thu thập

Tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra các đối tượng là người lao động, người sử dụng lao động, chủ tịch công đoàn tại doanh nghiệp, cán bộ cấp sở đang làm nhiệm vụ liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động. Phương pháp

quan sát nhằm đối chiếu, so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra. Điều tra phỏng vấn không chính thức nhằm thu thập thêm thông tin về cách nhìn nhận của người lao động và người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động.

Bảng 3.6. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu thập Cơ quan nhà nước 8 người (Sở LĐTBXH, Sở Y tế, Liên đoàn lao đông tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp)

Những đánh giá về việc tổ chức thực hiện (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá…) và đề xuất giải pháp cho công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh . - Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Doanh nghiệp 30 người (chủ doanh nghiệp, chủ tịch công đoàn) Nhận định về những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp; đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động và đề xuất giải pháp quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp. - Điều tra phỏng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 46)