Đào tạo vệ sinh lao động cho các đối tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 66)

TT Nội dung Số lớp đào tạo (Lớp) Số doanh nghiệp (DN) Tổng số học viên (Người)

1 Vệ sinh lao động cho cán bộ y tế cơ sở 05 86 148

2 Vệ sinh lao động cho cán bộ quản lý

doanh nghiệp 02 45 67

3 Vệ sinh lao động cho người lao động 35 51 955

4 Phòng chống bệnh nghề nghiệp 02 42 100

5 Nâng cao sức khỏe nơi làm việc 04 80 350

Nguồn: Y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh (2015) Trung Tâm Y tế dự phòng tỉnh mở các lớp đào tạo, tập huấn VSLĐ cho cán bộ y tế cơ sở, cán bộ công đoàn và các đối tượng công nhân lao động, cán bộ quản lý, an toàn vệ sinh viên của các cơ sở sản xuất song song với khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong các ngành, nghề sản xuất.

Bảng 4.10. Kết quả điều tra đánh giá đào tạo an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn

Chỉ tiêu

Thực hiện đào tạo ATVSLĐ

Có đào tạo/phù hợp Không đào tạo/chưa phù hợp SL (người) % SL (người) %

Doanh nghiệp 21 70 9 30

Người lao động 90 60 60 40

NLĐ được đào tạo 60 66,67 30 33,33

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Qua bảng tổng hợp kết quả điều tra về đào tạo ATVSLĐ có 70% doanh nghiệp được điều tra có thực hiện đào tạo ATVSLĐ cho người lao động, 60% người lao động tại các doanh nghiệp được đào tạo ATVSLĐ, tới 40% người lao động chưa được đào tạo về ATVSLĐ. Trong đó chỉ có 66,67% người lao động được đào tạo thấy rằng chương trình đào tạo là phù hợp với họ, còn lại 33,33% cho rằng chương trình đào tạo không phù hợp. Điều này phần nào cho thấy chất lượng của lớp ATVSLĐ chưa sát với thực tế người lao động. Nguyên nhân có thể do nhận thức của người lao động, hoặc có thể do trình độ của người giảng dạy tại các lớp học về ATVSLĐ.

4.1.5. Thực trạng trang thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp

Theo số liệu kết quả kiểm tra môi trường lao động hằng năm TT Bảo vệ sức khỏe lao động môi trường và Giám định y khoa Bắc Ninh DN thực hiện đo kiểm chủ yếu là doanh nghiệp lớn ở khối DNNN và DN ĐTNN. Số lượng DN thực hiện đo kiểm môi trường lao động định kỳ bình quân 3 năm tăng 3,33%. Tuy nhiên con số này vẫn còn quá thấp so với tổng số DN đang hoạt động trong KCN. Qua bảng kết quả đo kiểm môi trường lao động từ năm 2013 đến 2015 cho thấy trong 3 năm có khoảng 21,92% vị trí lao động tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép công nhân phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao; 10,85% vị trí lao động nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép công nhân làm việc trong môi trường có nhiều bụi; 18,72% làm việc trong môi trường nóng bức; 4,97% làm việc trong môi trường có hóa chất, khí độc hại; vẫn còn gần 14,42% công nhân phải làm việc trong môi trường thiếu sáng. Điều này cho thấy công tác chăm sóc và đảm bảo sức khỏe cho người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn. Nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người lao động. Các doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc việc đo kiểm môi trường lao động từ đó có căn cứ để xây dựng biện pháp cải thiện điều kiện lao động và bồi dưỡng hiện vật cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)