Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013-2015 của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 52)

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lượng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số lượng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số lượng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1 GDP (giá so sánh năm 2010) 616.381 100 594.750 100 689.101 100 - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 7.094 1,15 7.249 1,22 7.319 1,06 - Công nghiệp - xây dựng 592.128 96,07 569.599 95,77 662.409 96,1 3 - Dịch vụ 17.159 2,78 17.902 3,01 19.373 2,81 2 GDP (giá thực tế) 739.261 100 707.421 100 776.161 100 - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 8.430 1,14 8.819 1,25 8.997 1,16 - Công nghiệp - xây dựng 710.053 96,05 676.058 95,57 742.507 95,6 6 - Dịch vụ 20.778 2,811 22.544 3,19 24.657 3,18

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh (2015)

Công nghiệp: Xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp

hiện đại hầu như không đáng kể.Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 15 khu công

nghiệp tập trung: hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt

động. Giá trị sản xuất công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí thứ 2 trong toàn quốc sau thành phố Hồ Chí Minh. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 42,8 tỷ USD (2015), tăng bình quân 67,2%/năm. Sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước mà còn tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể để tiếp tục đầu tư phát triển. Ngành tiểu thủ công nghiệp rất phát triển với nhiều làng nghề truyền thống và được ví là “Vùng đất trăm nghề”, một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới như đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ Sơn), đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình),…

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 12 toàn quốc và là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc. Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Ninh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 7 trong toàn quốc, thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Nguyễn Lê Phúc, 2015).

Nông nghiệp: Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của thời tiết nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,5% (theo giá năm 1994). Năng suất, sản lượng cây trồng tăng đáng kể: năng suất lúa ước đạt 60 tạ/ha; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 60 tấn; giá trị trồng trọt ước đạt 73,9 triệu đồng/ha năm 2010, tăng gần gấp 2 lần so với mục tiêu Đại hội. Chăn nuôi phát triển khá, đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể, bước đầu chuyển sang chăn nuôi tập trung, giá trị sản xuất khu vực chăn nuôi tăng bình quân 4,6%/năm; nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 11,4%/năm; trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, cải tạo vườn tạp được duy trì và phát triển. Hình thành mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp với tổ hợp sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, tạo liên kết doanh nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa (Nguyễn Lê Phúc, 2015).

Nhờ phát huy những lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh và những truyền thống nhân văn tốt đẹp, kết hợp với việc chủ động tìm tòi và khai thác những cơ hội phát triển trong thời đại mới, Bắc Ninh đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Bắc Ninh có 15 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích đất quy hoạch 6.847 ha; đến nay tỷ lệ lấp đầy trên diện tích thu hồi

đạt 84,97%. Đến hết năm 2015, các KCN của tỉnh đã thu hút được 918 dự án, với tổng vốn đăng ký 12,275 tỷ USD.

Các khu công nghiệp được phân bố trên 7 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh cụ thể:

Huyện Quế Võ gồm: KCN Quế Võ, KCN Quế Võ II; KCN Quế Võ III: Thành phố Bắc Ninh gồm: KCN Nam Sơn- Hạp Lĩnh, KCN Đại Kim Bắc Ninh.

Huyện Tiên Du gồm: KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn; KCN Tiên Sơn. Huyện Yên Phong gồm: KCN Yên Phong; KCN Yên Phong II.

Thị xã Từ Sơn gồm: KCN Việt Nam-Singapore (VSIP Bắc Ninh); KCN Hanaka; KCN Tiên Sơn.

Huyện Thuận Thành gồm: KCN Thuận Thành II, KCN Thuận Thành III. Huyện Gia Bình gồm: KCN Gia Bình.

Qua 19 năm hình thành và phát triển, các KCN đã tạo nên giá trị gia tăng cao về giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2015 các KCN đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp đạt 511.000 tỷ đồng. Các KCN là nhân tố quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2015, giá trị xuất

khẩu của các KCN ước đạt 23,3 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt 18,5 tỷUSD, xuất

siêu 4,8 tỷ USD.

Các KCN đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động, đồng thời tạo việc làm với thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là địa bàn lân cận các KCN. Năm 2015, các KCN tỉnh đã sử dụng 198.301 lao động, trong đó lao động địa phương chiếm 33,1%. Thu nhập bình quân của lao động trực tiếp sản xuất đạt khoảng 3 triệu/ người/ tháng; lao động gián tiếp đạt khoảng 6,5 triệu đồng/người/tháng. Các KCN góp phần tăng thu ngân sách địa phương. Nếu năm 2005, các KCN nộp ngân sách 51 tỷ đồng thì đến năm 2015 các KCN tỉnh Bắc Ninh nộp ngân sách hơn 6.000 tỷ đồng.

Tôi chọn KCN Tiên Sơn làm điểm nghiên cứu vì đây là KCN được xây dựng đầu tiên của tỉnh, loại hình sản xuất của doanh nghiệp đa dạng, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng lao động lớn. Thực tế trong 3 năm trở lại đây, các doanh nghiệp trong các KCN Tiên Sơn đã cố gắng hoàn thiện môi trường làm việc, trang bị các máy móc thiết bị đảm bảo ATVSLĐ theo quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều trường hợp nguồn vốn ít, quy mô nhỏ nên không thể cải thiện được.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong KCN có tới 50% là quy mô nhỏ, ít vốn, số lao động khoảng 50 - 200 lao động, tập trung ở ngành nghề gia công sắt thép, sản xuất các sản phẩm gia dụng từ giấy, từ nhựa tiêu thụ ở thị trường nội địa. Chủ doanh nghiệp không qua đào tạo về quản lý mà chỉ cần có vốn là thành lập doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ trong nước ít chịu sự giám sát, ràng buộc của khách hàng nên nhà xưởng sản xuất, môi trường làm việc, công tác đầu tư, quản lý về ATVSLĐ gần như làm qua loa, lập hồ sơ để đối phó với cơ quan chức năng là phổ biến.

Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường có quy mô lớn hơn, chủ doanh nghiệp tuy không điều hành trực tiếp nhưng yêu cầu người quản lý, điều hành thuê phải có trình độ, có kinh nghiệm và am hiểu luật pháp, đồng thời với nguồn vốn nhiều, ngay từ ban đầu đã thiết kế, đầu tư nhà xưởng đáp ứng được các tiêu chí tối thiểu về ATVSLĐ.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và khái quát được tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. Số liệu thứ cấp được thu thập ở giáo trình, bài giảng, các báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Các thông tin, số liệu đã được công bố thể hiện ở bảng 3.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 52)