Tuyên truyền quy định pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 64)

vệ sinh lao động

Năm

Buổi tuyên truyền (buổi) Các hình thức khác Doanh nghiệp tổ chức Công đoàn tổ chức Hội thi ATVSLĐ (lần) Phát tờ rơi (lượt phát) 2013 68 4 0 68 2014 98 4 1 98 2015 176 5 1 176

Nguồn: Sở LĐ TB và XH, Công đoàn KCN Tiên Sơn (2013;2014;2015) Hiện nay, hình thức tuyên truyền thông qua phát thanh và sử dụng tờ rơi, tờ gấp đang phát huy hiệu quả tốt nhất do nhiều người có khả năng tiếp cận, đồng thời chi phí hợp lý nên có thể thực hiện với mức độ thường xuyên hơn. Tại KCN Tiên Sơn công tác tuyên truyền ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Năm 2013 có 68 doanh nghiệp tổ chức đến năm 2015 có 176 doanh nghiệp tổ chức. Tại các buổi tuyên truyền các đối tượng tham ra đều được phát tờ rơi có nội dung về pháp luật ATVSLĐ. Số lượng công đoàn tổ chức tuyên truyền chưa cao mới chỉ dừng lại ở con số khá thấp (5 buổi năm 2015). Nhận thức được tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ, Liên đoàn lao động tỉnh đã tổ chức hội thi về ATVSLĐ với mục đích nâng cao nhận thức cho người lao động và người sử dụng lao động về việc chấp hành quy định pháp luật về ATVSLĐ, PCCN, phòng chống TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe NLĐ, bảo vệ tài sản nhà nước cũng như công dân, tạo môi trường lao động an toàn, lành mạnh cho NLĐ, qua đó nêu cao tinh thần trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với công tác ATVSLĐ – PCCN.

Việc tuyên truyền, hỗ trợ tập huấn về ATVSLĐ được đánh giá qua bảng 4.6.

Qua bảng 4.6 ta thấy 100% các doanh nghiệp được điều tra đều nhận được các văn bản liên quan đến thực hiện quy định pháp luật về ATVSLĐ. Trong số các doanh nghiệp được điều tra có 90 % doanh nghiệp tham gia các buổi tập huấn tuyên truyền về quy định pháp luật về ATVSLĐ. Như vậy có thể thấy, chính sách về ATVSLĐ được các doanh nghiệp rất quan tâm để nắm bắt và thực hiện tốt.

Bảng 4.6. Đánh giá của người sử dụng lao động về tình hình tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động năm 2015

STT Dạng hỗ trợ Đã nhận hay đã phổ biến (%) Chưa nhận hay chưa tham gia (%)

1 Được nghe phổ biến các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về ATVSLĐ

90 10

2 Được nhận các văn bản liên quan đến thực hiện quy định pháp luật về ATVSLĐ

100 0

3 Nhận giải đáp thắc mắc về quy định pháp luật ATVSLĐ

60 40

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Nhiều vấn đề thắc mắc xung quanh vấn đề ATVSLĐ ngày càng được bản thân người lao động và người sử dụng lao dộng quan tâm nhưng chỉ có 60 % số doanh nghiệp được điều tra là nhận được sự giải đáp từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Bảng 4.7. Đánh giá của người lao động về tình hình tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động năm 2015

STT Dạng hỗ trợ Đã nhận hay đã phổ biến (%) Chưa nhận hay chưa tham gia (%)

1 Được nghe phổ biến các văn bản hướng dẫn

thực hiện quy định pháp luật về ATVSLĐ 60 40

2 Được nhận các văn bản liên quan đến thực

hiện quy định pháp luật về ATVSLĐ 20 80

3 Nhận giải đáp thắc mắc về quy định pháp luật

ATVSLĐ 30 70

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Qua điều tra có 60% người lao động được nghe phổ biến, có đến 80% NLĐ không nhận được các văn bản liên quan đến thực hiện quy định về ATVSLĐ, số

còn lại nhận được văn bản chủ yếu là do tự tìm hiểu trên phương tiện truyền thông không phải là từ NSDLĐ. Đặc biệt khi NLĐ có thắc mắc về quy định pháp luật ATVSLĐ chỉ có 30% được giải đáp. Như vậy có thể thấy, chính sách về ATVSLĐ chưa thực sự được phổ biến đến NLĐ. Khi chuẩn bị bước vào quá trình làm việc là người lao động đã bắt đầu đối mặt với rủi ro do tình trạng thiếu an toàn hoặc tình trạng vệ sinh không đảm bảo. Họ không chỉ là người hưởng và còn phải có nghĩa vụ chấp hành và thực hiện tốt các quy định này.

Nhìn chung việc thực hiện công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh Bắc Ninh những năm qua đã đi vào nề nếp và được thực hiện liên tục với nhiều hình thức khác nhau. Các quy định của nhà nước và doanh nghiệp về ATVSLĐ đã được tuyên truyền đến các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại nhất định như việc tổ chức tuyên truyền tiến hành đại trà trên diện rộng trong khi đối tượng công nhân có trình độ rất khác nhau nên mức độ nhận thức cũng rất khác nhau. Việc rút kinh nghiệm qua các đợt tiến hành tổ chức tuyên truyền chưa được thực hiện ngay và có những điều chỉnh tiếp theo do các cơ quan quản lý chưa thực sự quan tâm tới điều này.

4.1.4. Thực trạng tổ chức đào tạo và tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Trung tâm huấn luyện ATLĐ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động môi trường và Giám định y khoa tỉnh tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho chủ sử dụng lao động và lao động trong toàn tỉnh. Đo môi trường làm việc và giám định sức khỏe cho người lao động.... Sở cũng tham mưu với UBND tỉnh xây dựng các chính sách, văn bản quy định chặt chẽ về chế độ cho người lao động, công tác ATVSLĐ, bảo hộ lao động... đối với doanh nghiệp khi vào đầu tư tại tỉnh, để người lao động yên tâm gắn bó cùng các doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ nên các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến thực hiện huấn luyện ATVSLĐ. Để công tác này thực sự có hiệu quả, các doanh nghiệp đã tổ chức đào tạo và tập huấn về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp của mình dưới sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức công đoàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 64)