2.2.1. Kinh nghiệm quản lý an toàn, vệ sinh lao động ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang Đức
Liên quan đến hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp, luật pháp của Cộng hoà Liên bang Đức cơ bản quy định tương đối cụ thể. Việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp được doanh nghiệp hết sức chú trọng. Công tác phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp luôn được các doanh nghiệp quan tâm và áp dụng các giải pháp do chính phủ đưa ra. Trên cơ sở của các giải pháp phòng ngừa đó là: Đánh giá rủi ro/quản lý, can thiệp của doanh nghiệp vào công tác an toàn, vệ sinh lao động, tăng cường giám sát sức khoẻ cho người lao động, đào tạo nghề cho người lao động nhận thức được nguy cơ đối với công việc mà mình đang đảm trách để có thể biết và ngăn chặn được các mối nguy trong quá trình lao động sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách pháp luật của Đức cũng có quy định về quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ này được đóng từ doanh nghiệp, mức tuỳ theo nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra. Quỹ được chi trả cho việc tuyên truền, huấn luyện, đầu tư cải thiện điều kiện lao động, khen thưởng, bồi thường... Cơ quan quản lý quỹ thay mặt doanh nghiệp đứng ra giải quyết các vụ tai nạn lao động, vì vậy doanh nghiệp không mất quá nhiều thời gian để giải quyết tai nạn lao động, thời gian dành cho sản xuất tăng (Dẫn theo Hà Tất Thắng, 2015).
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Hàn Quốc phục vụ cho công tác quản lý an toan vệ sinh lao động tương đối hoàn thiện và được quy định một cách chặt chẽ. Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và triển khai công tác về an toàn, vệ sinh lao động: Thành lập Cơ quan an toàn Hàn Quốc trực thuộc Chính phủ (KOSHA). KOSHA có bộ máy từ trung ương đến địa phương của Hàn Quốc. Cơ quan này như một đơn vị sự nghiệp được cấp một phần kinh phí từ ngân sách trung ương và thu phí từ các dịch vụ đào tạo, huấn luyện an toàn, kiểm tra và chứng nhận chất lượng an toàn của máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Cơ quan này được quyền thanh tra, kiểm tra và xử phạt rất cao đối với các hành vi vi phạm. Việc tổ chức triển khai công tác an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp của Hàn Quốc được thực hiện hết sức nghiêm túc, thường xuyên. Cán bộ làm công tác an toàn, người lao động được đào tạo an toàn cả lý thuyết và thực hành một cách bài bản với thời gian từ 2 đến 3 tháng (Dẫn theo Việt Dũng, 2016).
2.2.2. Kinh nghiệm thực hiện quy định an toàn, vệ sinh lao động ở một số địa phương, doanh nghiệp
2.2.2.1. Kinh nghiệm tại tỉnh Hưng Yên
Trong những năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo. Vì vậy, công tác an toàn vệ sinh lao động đã được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm coi trọng. Bên cạnh đó, vai trò quản lý của nhà nước trong công tác an toàn vệ sinh lao động cũng được tăng cường, nhiều văn bản pháp luật quy định về công tác an toàn vệ sinh lao động đã được ban hành và triển khai thực hiện đồng bộ ở các Bộ, ngành, địa phương. Vai trò của các cấp Công đoàn trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về công tác bảo hộ lao động được nâng lên. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên thường xuyên được kiện toàn và hoạt động ngày càng đi vào nền nếp, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã tiến hành cấp phát hàng nghìn tờ rơi, treo panô, áp phích tuyên truyền về công tác an toàn, vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ, tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về bảo hộ lao động, đặc biệt là nâng cao nhận thức, kinh nghiệm trong hoạt động cho cán bộ Công đoàn các cấp và mạng lưới an toàn vệ sinh viên là một việc hết sức cần thiết (Dẫn theo Nguyễn Duy Hưng, 2016).
2.2.2.2. Kinh nghiệm tại tỉnh Nam Định
Hàng năm, tỉnh đều tổ chức chu đáo Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN với nhiều hoạt động sôi nổi, sâu rộng nhằm huy động và thu hút sự tham gia hưởng ứng của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng xã hội. Qua các hoạt động của tuần lễ, nhận thức của các doanh nghiệp được nâng cao, góp phần bảo đảm an toàn vệ sinh lao động ngày càng tốt hơn. Cũng trong khuôn khổ Tuần lễ, tỉnh đã tăng cường thanh, kiểm tra các đơn vị có nguy cơ cao về an toàn lao động và cháy nổ nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế để khắc phục.
Đồng thời, các địa phương, đơn vị cũng tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành tại các doanh nghiệp trên địa bàn; tổ chức đo kiểm tra môi trường lao động tại doanh nghiệp; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; tổ chức lớp huấn luyện… góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức về an toàn vệ sinh lao động của các đơn vị, tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh.
Đặc biệt, tại nhiều doanh nghiệp ở tỉnh hàng năm các cấp công đoàn cũng đẩy mạnh các phong trào thi đua bảo đảm an toàn vệ sinh lao động. Qua đó, một mặt nâng cao ý thức, nhận thức cho người lao động về quyền và trách nhiệm của họ trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, mặt khác tham gia với lãnh đạo chuyên môn các đơn vị trong việc xây dựng, tổ chức đôn đốc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm. Cũng nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, kết hợp cải tiến công nghệ, tăng năng suất, hiệu quả lao động với bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, trang bị phương tiện bảo hộ cho người lao động.
Đặc biệt, ở các khu công nghiệp, tỉnh cũng luôn có sự giám sát về an toàn vệ sinh lao động thông qua Ban Quản lý các khu công nghiệp. Theo đó, Ban Quản lý các khu công nghiệp cử cán bộ thường xuyên đến các doanh nghiệp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về pháp luật lao động; tiếp xúc với lao động và người sử dụng lao động, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ và tư vấn để các bên trong quan hệ lao động thực hiện đúng luật, bảo đảm hài hòa quyền lợi. Phần lớn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, như: cử cán bộ chuyên trách thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, ban hành kế hoạch bảo hộ lao động, lập sổ theo dõi cấp phương tiện bảo hộ cá nhân, đầu tư, lắp đặt hệ thống chống nóng cho xưởng sản xuất, huấn luyện công tác an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, niêm yết nội
quy vận hành an toàn lao động, định kỳ kiểm định máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, thực hiện đo kiểm môi trường lao động, che chắn thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, thực hiện tốt việc khám sức khoẻ định kỳ đối với người lao động, có chế độ phụ cấp cho lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại (Dẫn theo Mỹ Hằng, 2014).
2.2.2.3. Kinh nghiệm tại công ty Cổ phần đầu tư, xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh
Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất tấm lợp Amiăng - xi măng, tấm lợp kim loại nhẹ hàng đầu Việt Nam. Công ty thực hiện khá tốt các quy định về ATLĐ, BHLĐ. Các khẩu hiệu, panô áp phích, trang thiết bị PCCC được Công ty trang bị đầy đủ, bố trí gọn gàng ngăn nắp để đúng nơi quy định, dây chuyền máy móc thiết bị được lau chùi sạch sẽ sau mỗi ca sản xuất, đặc biệt việc vệ sinh nhà xưởng được quét dọn thường xuyên, cho nên toàn bộ mặt bằng nhà xưởng luôn sạch sẽ, công nhân của nhà máy đều được khám sức khỏe định kỳ và mang trang phục BHLĐ đầy đủ. Công tác ATVSLĐ - PCCN luôn được lãnh đạo Công ty đặt lên hàng đầu, hàng năm Công ty có tổ chức tập huấn công tác ATVSLĐ - PCCN cho người lao động. Đặc biệt, Công ty đã đầu tư nhiều tiền của vào sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng, thiết bị nhằm tạo môi trường làm việc thông thoáng. Khâu nhập liệu xi măng cũng được Công ty đầu tư, thay vì dùng xi măng bao như trước đây thì nay xi măng được bơm vào Silo nên đã giảm gần như triệt để lượng bụi phát tán trong quá trình nhập và xuất xi măng. Nước thải, trong quá trình sản xuất được doanh nghiệp tuần hoàn tái sử dụng 100%, do vậy đã tiết kiệm cho Công ty hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Do làm tốt công tác ATVSLĐ - PCCN nên đơn vị có sự phát triển ổn định, công ăn việc làm của người lao động luôn được đảm bảo. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã xây dựng các hệ thống xử lý các chất thải rắn, lỏng và khí được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đánh giá xác nhận, đầu tư máy lọc bụi làm giảm lượng bụi thải ra môi trường ở mức thấp nhất, thường xuyên kiểm tra máy, thiết bị và cải thiện điều kiện làm việc để người lao động được làm việc trong môi trường an toàn (Dẫn theo Nguyễn Hiền, 2013).
2.2.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Qua kinh nghiệm của một số quốc gia, các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp, tỉnh Bắc Ninh đã tăng cường quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn bằng các biện pháp như:
Tuyên truyền giáo dục huấn luyện trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện thường xuyên, sâu rộng trong công nhân viên chức làm cho cán bộ công nhân có nhận thức về tính quan trọng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, có ý thức nghiêm chỉnh và thành thói quen trong sản xuất.
Đưa những yêu cầu về bảo hộ lao động và kế hoạch thực hiện một cách thường xuyên, gắn với kế hoạch Bảo hộ lao động với kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính của các cấp, các ngành và của Nhà nước.
Thực hiện chặt chẽ chế độ kiểm tra, thanh tra giám sát, thưởng phạt kịp thời, nghiêm minh, đề cao kỷ luật, pháp luật của Nhà nước đối với việc thực hiện An toàn, vệ sinh lao động.
Bảo đảm các yêu cầu trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo các quy phạm quy trình kỹ thuật an toàn và tiêu chuẩn vệ sinh ngay từ khi thiết kế, xây dựng, chế tạo, lắp đặt
Thống kê, phân tích tình hình tai nạn lao động, sự cố sản xuất, tình hình bệnh tật của người lao động để có biện pháp phòng ngừa.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Ninh thuộc khu vực phía Bắc Việt Nam, vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 31 kim về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương, Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền bắc. Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng lưới đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy ra biển Đông. Ngoài ra, Bắc Ninh cách Hà Nội, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 30- 35 phút đi bằng ô tô. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giao lưu với bên ngoài.
Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, 2015).
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hìnhcủa tỉnh tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống
Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có độ cao phổ biến 300-400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, 2015).
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh (2016)
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-16°C. Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm. Nhiệt độ trung bình: 23,3°C. Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 79% (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, 2015).
- Thủy văn: Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật
độ khá cao từ 1,0 - 1,2km/km2 (theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ
thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình.
Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, thủy văn của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công
tác tưới và tiêu thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, 2015).
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01/01/1997, bao gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong,
Thuận Thành, Tiên Du. Diện tích tự nhiên là 822,7km2, dân số toàn tỉnh trên 1
triệu người. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Có thể khái quát mật độ phân bổ đất đai qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Số đơn vị hành chính, diện tích đất tự nhiên, dân số trung bình và mật độ dân số
TT Địa bàn Phường Xã Diện tích TN (km2) Dân số TB (người) Mật độ dân số (người/km2) 1 Bắc Ninh 13 6 82,6 188.138 2.277 2 Từ Sơn 7 5 61,1 161.897 2.650 3 Yên Phong 1 13 96,9 156.592 1.615 4 Quế Võ 1 20 155,1 155.360 1.002 5 Tiên Du 1 13 95,6 139.191 1.456 6 Thuận Thành 1 17 117,8 157.522 1.337 7 Gia Bình 1 13 107,6 95.220 885 8 Lương Tài 1 13 105,9 100.740 951 Tổng cộng 26 100 822,7 1.154.660 1.403
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh (2015) Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh Bắc Ninh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải