Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các
LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN, TỈNH BẮC NINH
4.2.1. Chính sách pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
Chính sách từng bước được đổi mới, lợi ích của người lao động được đặt lên hàng đầu, sự an toàn về tính mạng và sức khỏe của người lao động luôn được quan tâm và gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp. Về cơ bản đã tạo hành lang pháp lý cho các đối tượng liên quan, góp phần bảo vệ an toàn, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dung lao động và người lao động trong công tác phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, bồi thường tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.
Tuy nhiên một số quy định của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động còn chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế thị trường, chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập thương mại quốc tế, chưa thể hiện rõ sự bình đẳng của các bên trong quan hệ lao động tập thể, chưa bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp; chưa đáp ứng được việc điều chỉnh đối với khu vực không có quan hệ lao động; nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn ban hành đã lâu, trở nên lạc hậu so với tiến bộ khoa học - công nghệ, sự phát triển của sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Để thực hiện được các quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại Bộ luật lao động, Chính phủ và các Bộ đã phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và đã xuất hiện sự chưa đồng bộ giữa các quy định Bộ luật và các văn bản quy định, hướng dẫn khác cả về nội dung và gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Một số văn bản được hướng dẫn chậm nên thiếu đồng bộ; một số nội dung của văn
bản hướng dẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn với quy định của Bộ luật, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Bảng 4.21. Đánh giá của các đối tượng về chính sách an toàn, vệ sinh lao động
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp Người lao động
Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Chính sách phù hợp 21 75,00 133 88,67 Chính sách kịp thời 16 53,33 105 70,00 Chính sách có tính ổn định 11 36,67 80 53,33 Hướng dẫn thực hiện cụ thể 15 50,00 77 51,33 Chính sách có tính đồng bộ 18 60,00 103 68,67 Tổng số ý kiến trả lời 30 100 150 100
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của DN và NLĐ tại KCN Tiên Sơn về chính sách pháp luật ATVSLĐ cho thấy hiện nay chính sách mặc dù đã khá phù hợp nhưng tính ổn định chưa cao. Cụ thể, chỉ có 36,67% DN cho rằng chính sách có tính ổn định, 53,33% NLĐ cùng quan điểm trên. Tính đồng bộ của chính sách được đánh giá chưa cao, với 40% DN cho rằng chính sách chưa có tính đồng bộ. Có thể minh chứng cho những đánh giá trên thông qua một số nội dung sau:
Một số nội dung ATVSLĐ được quy định trong Bộ luật Lao động, đồng thời cũng được quy định phân tán tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Khoáng sản, Luật Hóa chất, Luật Xây dựng,…ít nhiều gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện
Thiếu các quy định chi tiết về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc, kiểm soát môi trường lao động, xử lý sự cố ứng cứu khẩn cấp trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng;
Chưa quy định về nguyên tắc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, bồi dưỡng bằng hiện vật;
Chưa quy định về giáo dục an toàn, vệ sinh lao động và tư vấn an toàn, vệ sinh lao động;
Chưa quy định cụ thể về máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, trách nhiệm của chủ đầu tư và người sử dụng lao động trong việc lập, phê duyệt phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường, khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
4.2.2. Nhận thức của người sử dụng lao động
Nếu chủ doanh nghiệp có nhận thức tốt về an toàn, vệ sinh lao động thì ở đó vấn đề thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động cũng được cải thiện và ngược lại.
Qua kết quả điều tra hiểu biết của DN về chính sách pháp luật ATVSLĐ ta thấy tỷ lệ hiểu biết về pháp luật ATVSLĐ của các DN chưa cao (chỉ chiếm 43% hiểu rõ), có 50% DN hiểu biết chưa rõ và 7% không hiểu về chính sách ATVSLĐ. Đa số các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiểu biết về pháp luật ATVSLĐ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ lệ không hiểu biết về pháp luật ATVSLĐ cao nhất.
Bảng 4.22. Kết quả điều tra hiểu biết của doanh nghiệp về chính sách pháp luật an toàn, vệ sinh lao động
Chỉ tiêu
Số DN điều
tra
Chính sách pháp luật về ATVSLĐ Rõ Chưa rõ Không biết SL (DN) % SL (DN) % SL (DN) % Loại hình DN DN NN 4 3 75 1 25 0 0 DN ĐTNN 13 7 53,8 5 21,7 1 7,7 DN NQD 13 3 23,1 9 69,2 1 7,7 Cộng 30 13 43,3 15 50 2 6,7
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016) Kết quả điều tra cho thấy 90% khối DN NN đều cho rằng công tác ATVSLĐ cần được coi trọng, nhưng tỷ lệ này ở khối DNNQD chỉ là 38,46% đây cũng là khối duy nhất có doanh nghiệp cho rằng công tác ATVSLĐ là không quan trọng.
Hộp 4.1 Ý kiến của lãnh đạo Doanh nghiệp về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động
Chúng tôi đã nhận thấy công tác đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động là rất cân thiết và hết sức ủng hộ. Hàng năm chúng tôi có tổ chức tập huấn về ATVSLĐ cho người lao động, và có nhắc nhở nhưng do ý thức của người lao động chưa cao, đặc biệt là một số người lao động chưa nhận thấy được hậu quả xấu trực tiếp nên vẫn coi thường. Nguồn: Phỏng vấn sâu Ông Kim Yung Soo, công ty TNHH VS Tech, (2016)
Công tác đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động đã được doanh nghiệp quan tâm chỉ đạo song chưa có hiệu quả. Vấn đề tồn tại ở đây có lẽ là do cách làm chưa phù hợp nên người lao động chưa thấy thiết thực. Công tác giám sát, nhắc nhở chưa thường xuyên và chưa có chế tài nên ý thức chấp hành đảm bảo ATVSLĐ của người lao động chưa cao.
Công tác thanh, kiểm tra ATVSLĐ cho thấy tỷ lệ DNNQD có vi phạm là cao nhất, sau đó đến DN ĐTNN. Các DNNQD trong KCN chủ yếu là những DN tư nhân, quy mô nhỏ tập trung ở ngành nghề cơ khí, sản xuất gia công sắt thép, sản xuất sản phẩm từ giấy, tái chế nhựa, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong nước. Chủ doanh nghiệp chủ yếu không qua đào tạo về quản lý. Thị trường tiêu thụ trong nước ít chịu sự giám sát, ràng buộc của khách hàng nên việc xây dựng nhà xưởng, môi trường làm việc, đầu tư về ATVSLĐ gần như mang tính chất hình thức. Người sử dụng lao động thiếu quan tâm, đầu tư cải thiện điều kiện lao động; đưa vào sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn; không huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động; không xây dựng quy định, nội quy an toàn lao động; bố trí lao động làm việc không phù hợp với ngành nghề chuyên môn được đào tạo; thiếu kiểm tra, nhắc nhở lao động tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; không trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; chủ quan, chạy theo năng suất, tiến độ.
Các DNĐTNN thường có quy mô lớn hơn, chủ doanh nghiệp tuy không điều hành trực tiếp nhưng yêu cầu người quản lý, điều hành thuê phải có trình độ, có kinh nghiệm và am hiểu luật pháp, đồng thời ngay từ ban đầu đã thiết kế, đầu tư nhà xưởng đáp ứng được các tiêu chí tối thiểu về ATVSLĐ.
Bên cạnh yêu cầu về điều kiện làm việc đảm bảo an toàn thì quy định các doanh nghiệp phải bố trí cán bộ phụ trách ATVSLĐ hoặc thành lập Hội đồng bảo hộ lao động cũng là một nội dung nhằm tăng cường quản lý về công tác này. Hầu
hết các doanh nghiệp có bố trí người phụ trách nhưng số cán bộ làm công tác ATVSLĐ được đào tạo chuyên sâu BHLĐ rất ít, chủ yếu doanh nghiệp chọn người ở bộ phận cơ điện, kỹ thuật để kiêm nhiệm thêm.
Bảng 4.23. Ý kiến của doanh nghiệp về công tác an toàn vệ sinh lao động có được coi trọng
Chỉ tiêu
Số DN điều
tra
Chính sách pháp luật về ATVSLĐ Quan trọng Bình thường Không quan
trọng SL (DN) % SL (DN) % SL (DN) % Loại hình DN DN NN 4 3 90 1 10 0 0 DN ĐTNN 13 8 61,5 5 38,5 0 0 DN NQD 13 5 38,46 6 46,15 2 15,4 Cộng 30 14 46,67 14 46,67 2 6,67
Nguồn: Kết quả phiếu điều tra (2015) Một yếu tố nữa có nguyên nhân từ NSDLĐ có ảnh hưởng đến công tác quản lý ATVSLĐ, đó là việc đầu tư dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị ban đầu của doanh nghiệp. Đánh giá chung về yếu tố này có thể phân chia như sau:
Do việc thu hút đầu tư vào KCN giai đoạn đầu quá chú trọng về số lượng, tăng tỷ lệ diện tích lấp đầy nên chưa có sự chọn lọc chất lượng dự án, nên đa số các dự án đầu tư có quy mô nhỏ và hàm lượng công nghệ không cao. Các doanh nghiệp này với các ngành nghề chủ yếu là sản xuất sắt thép thủ công, sản xuất giấy. Do công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu nên trong quá trình sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường KCN và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đồng thời môi trường, điều kiện làm việc cũng nhưng chính sách đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ cũng bị xem nhẹ.
Đối với các dự án đầu tư sử dụng máy móc công nghệ trung bình chủ yếu khai thác nguồn lao động: là những dự án có quy mô đầu tư ở mức vừa và nhỏ, tập trung vào các ngành nghề như gia công hàng hóa, sản xuất các mặt hàng có hàm lượng công nghệ thấp như dệt may, sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng- sản phẩm nhựa, bao bì. Những doanh nghiệp này nhìn chung máy móc thiết bị công nghệ đầu tư còn chắp vá. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này có ý thức trong việc cải tiến, nâng cấp hoặc đầu tư đổi mới từng bước một,
đồng thời chú ý công tác quản lý, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách về ATVSLĐ đối với NLĐ để khắc phục những hạn chế do dây chuyền sản xuất lạc hậu nên NLĐ vẫn được làm việc trong môi trường đảm bảo an toàn.
Đối với các dự án đầu tư mới có máy móc thiết bị tương đối hiện đại, công nghệ tiên tiến: Nhóm này bao gồm dự án quy mô lớn và có hàm lượng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, ít sử dụng lao động phổ thông, đa số sử dụng lao động có tay nghề cao. Nhóm doanh nghiệp này không chỉ có dây chuyền công nghệ mới, an toàn mà còn có chiến lược phát triển bền vững, tự giác xây dựng và thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn về ATVSLĐ, đồng thời chú trọng trong công tác tuyên truyền, huấn luyện và giám sát NLĐ thực hiện tốt công tác này.
4.2.3. Nhận thức của người lao động
Nhận thức về ATVSLĐ của người lao động có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước về ATVSLĐ. Đặc biệt trong quá trình tiếp nhận những chủ chương, chính sách, chương trình về ATVSLĐ và trong phát hiện, phản hồi các hành vi vi phạm về pháp luật về ATVSLĐ.
Bảng 4.24. Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2015
Ngành sản xuất Tổng số LĐ
Phân loại LĐ theo tuổi đời (người) <18 18 tuổi - 30 tuổi 31 tuổi - 45 tuổi >46 tuổi
SX cơ khí, linh kiện điện tử 17.031 0 11.070 4.258 1.703
Chế biến thực phẩm 2.226 0 1.447 623 156
SX giấy, bao bì 1.954 0 1.309 430 215
Ngành nghề khác 4.730 0 3.453 710 568
Tổng 23.987 0 17.279 6.020 2.641
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2015) Quan bảng 4.24 ta thấy số lao động độ tuổi từ 18 đến 30 là 17.279 người chiếm 72,03% tổng số lao động trong KCN. Hầu hết các doanh nghiệp tuyển dụng lao động dưới 35 tuổi, để khai thác sức lao động nên tuổi đời bình quân lao động chỉ từ 28-30 tuổi. Người lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, chưa quen với tác phong công nghiệp và bị hạn chế về kỷ luật lao động, chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động nên chưa hiểu biết đầy đủ về các mối nguy hiểm cần phải đề phòng; đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Bảng 4.25. Tổng hợp kết quả điều tra nhận thức của người lao động tại doanh nghiệp về bảo hộ lao động
Chỉ tiêu
Số mẫu điều
tra (n-150) Nhận thức của NLĐ với việc sử dụng BHLĐ
Số LĐ Tỷ lệ (%) Khi có yêu cầu Tỷ lệ (%) Tự giác Tỷ lệ (%) Được sự nhắc nhở của đồng nghiệp Tỷ lệ (%) HĐLĐ không xác định thời hạn 51 34 9 17,65 42 84,35 0 HĐLĐ từ 12<36 tháng 72 48 10 13,89 56 77,78 6 8,33 HĐLĐ < 12 tháng và học việc 27 18 12 44,44 10 37,04 5 18,5 2 Tổng 150 100 31 20,67 108 72,67 11 7,33
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016) Qua bảng tổng hợp kết quả điều tra nhận thức của NLĐ tại DN về BHLĐ cho thấy: Số lượng lao động ký HĐLĐ không xác định thời hạn chiếm tỷ lệ 34%, số HĐLĐ từ 12 đến 36 tháng chiếm 48%, số HĐLĐ dưới 12 tháng và học việc chiếm tỷ lệ 18%. Muốn khai thác nguồn lao động phổ thông có sức khỏe nhưng không muốn trả lương cao, không muốn tăng thêm chi phí về bảo hiểm xã hội do phải tăng ngạch, bậc lương nên các doanh nghiệp có xu hướng chỉ ký 2 lần hợp đồng lao động có thời hạn (tối đa là 36 tháng làm việc) rồi chủ động sàng lọc lao động lâu năm, lao động lớn tuổi để thay bằng lao động mới trẻ, khỏe hơn. Thực trạng này buộc NLĐ sau khi chấm dứt HĐLĐ với doanh nghiệp phải tìm việc làm ở doanh nghiệp khác nhưng cũng có thể thỏa thuận với doanh nghiệp cũ để ký hợp đồng học nghề và ký lại HĐLĐ với mức lương khởi điểm. Nhận thức về bảo hộ lao động ở từng nhóm người lao động có sự khác biệt rõ rệt. Nhóm lao động hợp đồng lao động dưới 12 tháng và học việc chỉ có 37,04% có ý thức tự giác với việc sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn là 84,31%.
Hộp 4.2. Vai trò và trách nhiệm của người lao động về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động
Hàng năm Công ty vẫn có tập huấn về ATVSLĐ cho người lao động, nhưng tôi chưa thấy hết trách nhiệm của cá nhân và thực ra chúng tôi cũng không cho là quan trọng lắm, vì vậy đã không tham gia đầy đủ, thậm chí còn chưa nghiêm túc. Khi làm việc, thực sự tôi thấy việc phải đeo khẩu trang hay đội mũ và đi giày bảo hộ vướng víu, nếu có thể tôi sẽ chọn không dùng những thứ đó khi làm việc trong nhà máy. Phỏng vấn sâu Ông Nguyễn Văn Tính, Công ty TNHH VS Tech , (2016)
Ý kiến trên cho thấy người lao động chưa thấy rõ trách nhiệm và sự cần thiết phải tham ra tập huấn về ATVSLĐ, chưa thấy rõ lợi tác dụng của việc sử