Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 34)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý vệ sinh, an toàn lao động

2.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong

khu công nghiệp

Theo Điều 82, Chương VI quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, Luật số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 quy định nội dung quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động gồm những nội dung sau:

2.1.4.1. Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành, các

cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động địa phương sẽ cụ thể hóa

các quy phạm đó và xây dựng các quy trình an toàn lao động phù hợp với điều

kiện sản xuất tại các doanh nghiệp.Tiếp theo họ sẽ tiến hành triển khai và giám

sát việc thực hiện các quy phạm và các quy trình chính sách và chuẩn mực về an toàn lao động đảm bảo ngăn ngừa tai nạn lao động đến mức tối đa. Giám sát thường xuyên việc kiểm tra và đối chiếu về báo cáo hoạt động an toàn và sức khỏe. Thực tế điều kiện làm việc tại doanh nghiệp được tạo ra và phụ thuộc vào cả yếu tố thiên nhiên và yếu tố sản xuất khác nhau. Do vậy chi phí để bảo đảm các điều kiện tiêu chuẩn theo các quy phạm rất khác nhau tùy theo vùng miền, đặc điểm ngành sản xuất. Việc quy định và quản lý thống nhất sẽ có chuẩn mực chung cho quản lý, đồng thời quản lý thống nhất sẽ cho phép duy trì mặt bằng chung thống nhất không có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp góp phần tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Đồng thời cần xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động dựa trên nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của các quá trình sản xuất và các biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể, trong quá trình sản xuất.

Việc thực hiện và chấp hành các quy định pháp luật về ATVSLĐ phụ thuộc vào mức độ nhận thức của các đối tượng đó là nhà quản lý và người lao động. Nên pháp luật còn quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, nội dung huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ. Để bảo đảm các quy định này cần điều phối việc thực hiện các chương trình ATVSLĐ để nâng cao ý thức và giám sát việc thực thi ATVSLĐ tại các doanh nghiệp. Đồng

thời phải tổ chức đánh giá việc tuân thủ an toàn lao động, đánh giá rủi ro và các mối nguy hiểm đến ATVSLĐ.

An toàn, vệ sinh lao động là tổng hợp các biện pháp được tiến hành nhằm thiết lập điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động, hạn chế thấp nhất khả năng bị tai nạn lao động hoặc giảm thiểu tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp.

2.1.4.2. Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Cũng như mọi chính sách khác, muốn đi vào cuộc sống thì công tác tuyên truyền là việc làm đầu tiên phải triển khai. Việc tiếp thu, thực thi đến đâu tùy thuộc mức độ nhận thức và tính tự giác chấp hành của người sử dụng lao động và người lao động. Nên việc tuyên truyền cần phải tiến hành sâu rộng trên nhiều phương diện và công cụ khác nhau như phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức phối hợp giữa tổ chức công đoàn và cơ quan quản lý để tuyên truyền. Đồng thời tư vấn, hỗ trợ các đơn vị phòng ban chức năng trong công việc thực hiện chương trình an toàn và sức khỏe của công ty.

Các thông tin về quy định ATVSLĐ sẽ là cơ sở để tất cả người sử dụng lao động và người lao động để nắm được quyền và nghĩa vụ trong chấp hành các quy định này. Các quy định này sẽ được cung cấp thông qua công tác tổ chức tuyên truyền. Trong thực tế điều này rất cần thiết vì thông tin về những quy định này là không đối xứng. Người lao động nhiều trường hợp không biết những gì mình đang làm và môi trường làm việc phải đạt những tiêu chuẩn quy định nhưng thực tế không như vậy. Những thông tin này giúp họ có thể tham gia giám sát và thực hiện tốt hơn.

Việc tổ chức này có nhiều hình thức khác nhau ngoài phương tiện thông tin đại chúng mà những hình thức khác như phát tờ rơi, tổ chức lớp học, hay hội thi… rất hữu ích. Những người thực hiện bao gồm ngoài các cơ quan quản lý nhà nước thì tổ chức công đoàn hay đoàn thể tự doanh nghiệp tới địa phương tham gia vào.

Theo Điều 13, Mục I, Chương II Luật số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 quy định như sau:

Người sử dụng lao động phải thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động; hướng

dẫn quy định về an toàn, vệ sinh lao động cho người đến thăm, làm việc tại cơ sở của mình.

Nhà sản xuất phải cung cấp thông tin về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động kèm theo sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng trong quá trình lao động.

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động của mình; tuyên truyền, vận động xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, gây hại, nguy hiểm cho sức khỏe bản thân và cộng đồng trong quá trình lao động.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương.

Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, lồng ghép thông tin về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với các chương trình, hoạt động thông tin, truyền thông khác (Quốc hội, 2015).

2.1.4.3. Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Tổ chức đào tạo tập huấn về quản lý an toàn, vệ sinh lao động có 2 nội dung chính:

- Các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

- Tổ chức quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp. Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì có 3 đối tượng sau cần phải (bắt buộc) được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:

1. Người lao động bao gồm:

+ Người đang làm việc, người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề, thử việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

+ Người lao động hành nghề tự do được doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuê mướn, sử dụng.

2. Người sử dụng lao động và người quản lý (gọi chung là người sử dụng lao động) bao gồm:

+ Chủ doanh nghiệp, cơ sở hoặc người được chủ cơ sở uỷ quyền điều hành sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

+ Giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, cơ sở; Thủ trưởng các tổ chức cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng lao động;

+ Người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương.

3. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở doanh nghiệp cơ sở. Để bảo đảm các quy định này cần điều phối việc thực hiện các chương trình ATVSLĐ để nâng cao ý thức và giám sát việc thực thi ATVSLĐ tại các doanh nghiệp. Đồng thời phải tổ chức đánh giá việc tuân thủ ATVSLĐ, đánh giá rủi ro và các mối nguy hiểm đến an toàn lao động.

Quy định này sẽ nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong vấn đề này. Đồng thời người lao động không chỉ được hưởng mà còn có nghĩa vụ chấp hành và thực hiện tốt các quy định này. Đồng thời các cơ quan quản lý cũng cần tổ chức đào tạo huấn luyện cán bộ quản lý và sử dụng lao động những kiến thức về ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp phòng chống tác hại của môi trường lao động, phải tổ chức cho người lao động học tập các kiến thức đó.

Nội dung về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được quy định cụ thể chi tiết trong Chương III, Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016.

Tổ chức đào tạo tập huấn về quản lý ATVSLĐ này có 2 mảng kiến thức: - Các quy định của pháp luật về ATVSLĐ

- Tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp.

Cơ quan tổ chức sẽ bao gồm: Sở lao động và Thương binh xã hội với chức năng quản lý nhà nước về công tác này. Các cơ quan phối hợp bao gồm Công đoàn, hiệp hội doanh nghiệp …

Đối tượng đào tạo và tập huấn gồm: các nhà quản trị doanh nghiệp, lãnh đạo tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ATVSLĐ, người lao động...

Hình thức tổ chức đào tạo: chủ yếu đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại

Kinh phí cho quá trình này bao gồm nguồn của cơ quan quản lý nhà nước và nguồn đóng góp của các doanh nghiệp (Nguyễn Thị Bích Diệu, 2014).

2.1.4.4 Tổ chức thanh, kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp

các hình thức: Thanh tra Nhà nước, kiểm tra của cấp trên với cấp dưới; tự kiểm tra của cơ sở và việc kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn các cấp.

a. Thanh tra Nhà nước:

Hệ thống thanh tra Nhà nước về ATVSLĐ ở nước ta hiện nay gồm: Thanh tra về An toàn lao động (thuộc Bộ LĐTBXH); Thanh tra về vệ sinh lao động (thuộc Bộ Y tế). Thanh tra viên có quyền xử lý tại chỗ các vi phạm, có quyền đình chỉ hoạt động sản xuất ở những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động hoặc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Thanh tra ATVSLĐ là một trong những hoạt động chuyên ngành của thanh tra Nhà nước về lao động. Trong số 6 nhiệm vụ của thanh tra lao động thì nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành an toàn lao động, vệ sinh lao động được xếp hàng đầu. Điều này cho thấy Đảng và Nhà nước coi công tác quản lý ATVSLĐ là cực kỳ quan trọng.

Mục đích của thanh tra an toàn lao động là đảm bảo về tính mạng, sức khỏe đối với người lao động và đảm bảo an toàn về vận hành, sử dụng các phương tiện, thiết bị và nơi làm việc, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của sản xuất kinh doanh. Mục đích của thanh tra vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường lao động.

Hàng năm, Thanh tra Nhà nước về ATVSLĐ xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra định kỳ. Khi thấy có dấu hiệu vi phạm hoặc có khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm ATVSLĐ thì phải tiến hành thanh, kiểm tra đột xuất.

b. Thanh tra địa phương, cấp ngành

Đặc điểm của môi trường làm việc là thường xuyên thay đổi vì nhiều yếu tố tác động liên tục và phương tiện làm việc, trang thiết bị, máy móc cũng dễ xảy ra sự cố bất thường trong quá trình vận hành vì nhiều lý do khác nhau, cho nên tại thời điểm này có thể đạt yêu cầu kỹ thuật ATVSLĐ nhưng chỉ sau thời gian ngắn lại không đảm bảo các tiêu chí an toàn nữa. Vì thế, các cấp ở địa phương hoặc ngành trong phạm vi quản lý của mình cũng phải tiến hành các đợt kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về ATVSLĐ đối với cơ sở. Việc kiểm tra chủ yếu là để đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp thực hiện đúng các biện pháp ATVSLĐ trong sản xuất chứ không để ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

c. Tự kiểm tra của cơ sở sản xuất

đánh giá tình hình, phát hiện những sai sót, tồn tại và đề ra các biện pháp khắc phục. Hình thức tự kiểm tra của cơ sở là biện pháp quan trọng, chủ yếu nhất, đảm bảo tính kịp thời, tính phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ rủi ro của công tác quản lý ATVSLĐ. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 quy định rõ công tác tự kiểm tra của cơ sở:

- Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra về ATVSLĐ trong cơ sở lao động. Bảo đảm việc kiểm tra toàn diện được tiến hành ít nhất 6 tháng/1 lần ở cấp cơ sở và ít nhất 3 tháng/1 lần ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Nội dung, hình thức, thời gian tự kiểm tra do NSDLĐ quyết định theo mẫu hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này (Bộ LĐ- TBXH và Bộ Y tế,2011).

- Bộ phận ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất có trách nhiệm kiểm tra về ATVSLĐ theo định kỳ ít nhất 1 tháng 1 lần các bộ phận sản xuất và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; kiểm tra môi trường lao động; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm; kiểm tra, giám sát các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động (Bộ LĐ-TBXH và Bộ Y tế,2011).

Hàng năm, cơ quan quản lý Nhà nước phải nắm rõ số lượng doanh nghiệp được thanh tra thường xuyên, đột xuất. Từ kết quả thanh, kiểm tra phải đánh giá được tỷ lệ doanh nghiệp đủ điều kiện và chấp hành tốt công tác ATVSLĐ/tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra; tỷ lệ doanh nghiệp không đủ điều kiện và không chấp hành tốt công tác ATVSLĐ/tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra (Bộ LĐ-TBXH và Bộ Y tế,2011) .

d. Vai trò của tổ chức công đoàn

Ngoài 3 chủ thể trên, pháp luật còn quy định vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc kiểm tra công tác ATVSLĐ, khoản 2 điều 22 Thông tư liên tịch

số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT (ngày 10/1/2011) nêu rõ: “Tổ chức đoàn

kiểm tra độc lập của Công đoàn hoặc tham gia các đoàn tự kiểm tra do các cơ sở lao động tổ chức”. Đồng thời Công đoàn cấp trên tiến hành việc kiểm tra cấp dưới trong hoạt động ATVSLĐ. Trong doanh nghiệp có trên 1.000 lao động trực tiếp, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở phải cử đại diện tham gia Hội đồng bảo hộ lao động với vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng, định kỳ 6 tháng – hàng năm có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện công tác ATVSLĐ của đơn vị.

Bên cạnh đó, Công đoàn còn có trách nhiệm giám sát các ngành, các cấp tương ứng, NSDLĐ, NLĐ trong việc chấp hành ATVSLĐ. Công đoàn trong doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn hoạt động đối với mạng lưới an toàn vệ sinh viên.

2.1.4.5. Điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Công tác điều tra, thống kê là hết sức quan trọng, nhằm mục đích phân tích, xác định được các nguyên nhân tai nạn lao động, nguyên nhân mắc bệnh nghề nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp tai nạn tương tự tái diễn, điều chỉnh tiêu chuẩn quy trình về an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời để phân rõ trách nhiệm đối với những người liên quan đến tai nạn.

Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định:

“1. Việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như sau:

a) NSDLĐ có trách nhiệm khai báo ngay với Thanh tra Sở LĐTBXH nơi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên và sự cố nghiêm trọng;

b) Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động nhẹ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 34)