Với vai trò là tổ chức đại diện cho tiếng nói, quyền lợi của người lao động, tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp đã có những hoạt động nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động cả về việc nâng cao đời sống và an toàn trong lao động. Các tổ chức công đoàn đã tham mưu với chủ doanh nghiệp triển khai thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực: kẽ vẻ các panô, khẩu hiệu, cấp phát hàng nghìn tờ rơi về an toàn vệ sinh lao động, cung cấp các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cán bộ công đoàn làm công tác bảo hộ lao động cho cơ sở, tổ chức các lớp tập huấn công tác an toàn vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh viên và huấn luyện công tác an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ, công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, Liên đoàn Lao động tỉnh còn phối hợp với Công đoàn các khu công nghiệp triển khai xây dựng góc tuyên truyền bảo hộ lao động tại một số doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài có số lượng lớn người lao động vào làm việc nhằm hình thành nơi để công nhân lao động có điều kiện học tập, tìm hiểu các kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, quyền và nghĩa vụ của người lao động đối với việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Bên cạnh đó, tổ chức công đoàn còn tham mưu với chủ doanh nghiệp, các ngành có liên quan quan tâm kiện toàn mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở
Bảng 4.28. Số lượng tổ chức công đoàn cơ sở
Nội dung ĐVT DNNN DN ĐTNN DN NQD
1. Số DN có tổ chức CĐCS DN 4 10 9
- Tỉ lệ DN có tổ chức CĐCS % 100,00 76,92 69,23
2. Số lượng NLĐ tham gia công đoàn Người 20 50 45
- Tỷ lệ NLĐ tham gia công đoàn % 100,00 76,92 69,23
Nguồn : Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Tổ chức công đoàn là cầu nối giữa người lao động và chủ doanh nghiệp, là tổ chức quan tâm trực tiếp đến quyền lợi cũng như đời sống của NLĐ Tuy nhiên, trong số các doanh nghiệp được điều tra mới chỉ có 23/30 DN số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Đó là một vấn đề bất lợi với người lao động, bởi trong doanh nghiệp khi chưa có tổ chức công đoàn họ sẽ không có một tổ chức đại diện để nói lên tiếng nói của mình.
Hộp 4.3. Công đoàn với người lao động
Thực ra thì đại diện công đoàn có được tham gia họp, có đưa ý kiến của công nhân lên ban lãnh đạo nhưng rồi để đấy chứ có được tham gia bàn bạc, quyết định cái gì đâu. Nguồn: Phỏng vấn sâu Bà Phạm Thị Biên, Công ty CS Tech,(2016).
Tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn, thành lập tổ chức công đoàn cơ sở còn mang tính hình thức, có rất nhiều tổ chức công đoàn mặc dù được thành lập nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, hoạt động của họ mới chỉ dừng lại ở hoạt động chăm lo đời sống cho NLĐ, hoàn toàn chưa giúp đỡ cho người lao động trong việc đòi hỏi quyền lợi của họ với chủ doanh nghiệp...
Biểu đồ 4.2. Kết quả đánh giá của người lao động về tổ chức công đoàn cơ sở
Nguồn : Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Theo kết quả điều tra có thể thấy trong các loại hình doanh nghiệp được điều tra thì công đoàn của các DNNN và DNĐTNN được đánh giá cao. Còn với các DNNQD thì hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở mờ nhạt hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam. Trong DNNQD, tổ chức công đoàn cơ sở ít quan tâm đến người lao động, hoàn toàn chưa giúp đỡ cho người lao động trong việc đòi hỏi quyền lợi của họ với chủ doanh nghiệp. Chính vì vậy, mà mức độ vi phạm ATVSLĐ tại DNNQD cao hơn khối DN còn lại.
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN, TỈNH BẮC NINH
4.3.1. Quan điểm định hướng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đến năm 2020 năm 2020
4.3.1.1. An toàn lao động gắn với mục tiêu xác định tính mạng, sức khỏa của người lao động là trên hết
Mục tiêu của thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ cuối cùng là để đảm bảo mỗi cá nhân, người lao động được làm việc trong môi trường an
0 5 10 15 20 25 30 Tốt Bình thường Chưa tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Tuyên truyền, phổ biến pháp luật Đàm phán xây dựng thỏa ước lao động
Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề về NLĐ DNNN DN ĐTNN DN NQD
toàn, công việc an toàn. Vì vậy một nguyên tắc bất di bất dịch là an toàn lao động gắn với mục tiêu xác định tính mạng sức khỏe của người lao động là trên hết và không bao giờ xa rời mục tiêu này trong bất cứ chương trình hành động hay kế hoạch nào.
4.3.1.2. An toàn lao động gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Nội dung ATVSLĐ phải phù hợp và tôn trọng nguyên tắc “phát triển bền vững”; công tác ATVSLĐ phải luôn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên; phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường và việc làm bền vững. Chúng ta cần tiến tới “Việc làm xanh”. Môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và bảo vệ môi trường nói chung thường là “hai mặt của một vấn đề”. Cần có nhiều biện pháp làm giảm tác động xấu tại nơi làm việc trong môi trường nói chung, giúp bảo vệ người dân địa phương. Khi kết hợp những biện pháp bảo vệ môi trường dưới tác động của quá trình sản xuất, phải hết sức chú trọng việc bảo vệ sức khỏe của NLĐ. Việc làm bền vững góp phần trực tiếp làm giảm tác động về môi trường của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế hay toàn bộ nền kinh tế thông qua giảm tiêu thụ năng lượng và tiết kiệm tài nguyên, giảm xả chất thải, ô nhiễm và bảo tồn hay phục hồi hệ sinh thái. Ứng dụng các biện pháp ATVSLĐ là động lực chính để “làm xanh” doanh nghiệp và nền kinh tế. Bên cạnh đó, phát triển nhanh và mạnh các doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (với trên 95% số doanh nghiệp hiện có và đóng góp trên 47% GDP hằng năm của Việt Nam) phải đi đôi với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ATVSLĐ. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn phát sinh những yếu tố nguy hiểm, độc hại mới tác động tới NLĐ, họ phải đối mặt với điều kiện làm việc có nhiều nguy cơ mất an toàn mới, việc phát triển công nghệ mới đi kèm với các nguy cơ rủi ro mới chưa có các biện pháp phát hiện kịp thời và chủ động phòng tránh. Do đó, các quy định pháp luật phải có những điều chỉnh phù hợp với thực tế, tiến tới hòa hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế về ATVSLĐ.
4.3.1.3. An toàn, vệ sinh lao động phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện từ trung ương đến địa phương
Nhà nước thống nhất quản lý an toàn lao động và tổ chức bộ máy từ trung ương đến cơ sở để thực hiện chức năng này. Hạt nhân trung tâm của quản lý và ở cấp cao nhất trong bộ máy là chính phủ. Từ chính phủ là trung tâm một hệ thống
bộ máy bên dưới được phân cấp và phối hợp hoạt động với chủ thể quản lý là nhà nước còn khách thể quản lý ở đây là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
4.3.1.4. Đảm bảo sự tham gia của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. Đảm bảo và nâng cao cao năng lực đội ngũ thanh tra an toàn vệ sinh lao động
Công đoàn là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, là tổ chức có nhiều khả năng nhất trong việc bảo vệ quyền của người lao động nói chung và quyền được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động của người lao động nói riêng. Vậy mà trên thực tế tổ chức công đoàn vẫn chưa thực hiện được vai trò của mình hay nói cách khác là làm tròn vai. Vì vậy Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung đã quy định về quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực an toàn lao động - vệ sinh lao động chương (XIII). Từ đó đề cao vai trò của tổ chức công đoàn với các quy định từ điều 153 đến 156 của Bộ luật cùng đề cập trong Luật Công đoàn năm 1990. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp không ngừng tăng, đang tạo nên những thách thức không nhỏ đối với lực lượng thanh tra lao động trên cả nước. Sự phát triển mạnh của công nghệ mới, đi kèm là xuất hiện nhiều rủi ro mới mà lực lượng thanh tra chưa bắt kịp. Việc đào tạo đội ngũ thanh tra thông thạo hệ thống pháp luật và hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ trong hoạt động nghề nghiệp chưa phù hợp yêu cầu phát triển. Số lượng doanh nghiệp ngày càng lớn trong khi lực lượng thanh tra lao động lại mỏng.
4.3.1.5. Nhà nước thống nhất quản lý an toàn - vệ sinh lao động
Việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động chủ yếu ở việc xây dựng và ban hành các quy định về bảo hộ lao động; xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vào ngân sách nhà nước; thanh tra việc thực hiện các quy định về an toàn - vệ sinh lao động
4.3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
4.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
ATVSLĐ là hết sức cần thiết. Các văn bản pháp luật quy định việc đảo bảo ATVSLĐ; chính sách đối với người bị TNLĐ, BNN; trách nhiệm và nghĩa vụ quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác ATVSLĐ. Hệ thống văn bản pháp luật càng đầy đủ, rõ ràng, minh bạch thì càng thuận lợi cho việc quản lý và tổ chức thực hiện của DN.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATVSLĐ nhằm kịp thời thể chế hóa, mục tiêu, quan điểm, định hướng xây dựng đất nước của Đảng. Chỉ thị số 29- CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí Thư về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hòa và hội nhập quốc tế yêu cầu " Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATVSLĐ phù hợp với các quy định, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia"
Trong bối cảnh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều thì việc nghiên cứu xây dựng Luật ATVSLĐ theo hướng tách ra từ Bộ luật lao động như đang làm là hướng đi đúng, góp phần làm rõ khung pháp lý về ATVSLĐ của Việt Nam, đảm bảo tính thực thi cao hơn.
Cần hết sức coi trọng công tác quản lý và tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ ở doanh nghiệp. Cần xây dựng bộ máy tổ chức, quản lý công tác ATVSLĐ ở các đơn vị cơ sở theo nguyên tắc nêu cao trách nhiệm, nghĩa vụ của NSDLĐ, người quản lý, vừa có sự phân công, phân cấp, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ để huy động sự tham gia của các đoàn thể, các đơn vị chức năng và của NLĐ trong cơ sở vào hoạt động ATVSLĐ, bảo đảm thực hiện đồng bộ các hoạt động trong chu trình quản lý ATVSLĐ ở cơ sở.
Cần có cơ chế để bảo đảm sự tham gia của các ngành, địa phương, cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội vào hoạt động ATVSLĐ. Cần xây dựng và ban hành qui định cụ thể về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, các phương thức hoạt động trong ATVSLĐ của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong quá trình thực hiện ATVSLĐ. Việc thành lập một tổ chức dưới dạng như một Hội đồng hoặc Ban chỉ đạo về công tác ATVSLĐ từ Trung ương đến địa phương, cơ sở để vừa làm tham mưu cho các cấp chính quyền (ở Trung ương, địa phương) hoặc cho NSDLĐ (ở doanh nghiệp) vừa là tổ chức đầu mối để điều hoà, phối hợp sự tham gia, cộng tác cùng thực hiện công tác ATVSLĐ là một hình thức hay, cần được triển khai.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù
hợp với các quy định, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý theo hướng thống nhất, tập trung, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục triệt để tình trạng phân tán, chồng chéo trong quản lý nhà nước.
Các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, căn cứ vào yêu cầu của sản xuất kinh doanh và điều kiện cơ sở vật chất và vốn, tìm biện pháp chuyển đổi công nghệ phù hợp theo hướng hiện đại, nhằm khắc phục ảnh hưởng không tốt đến môi trường và sức khỏe công nhân. Có thể từng bước thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm, không an toàn bằng những khâu ít nguy hiểm hơn hoặc tiến hành cơ giới hóa, tự động hóa các khâu đó. Hạn chế cấp phép thành lập doanh nghiệp ở những ngành gia công sử dụng công nghệ đã qua sử dụng, lạc hậu. Nhà nước cần ban hành tiêu chuẩn và xây dựng các trung tâm kiểm định về chất lượng, đánh giá sự tác động của máy móc, công nghệ tới môi trường và sức khỏe công nhân trong khu vực chịu ảnh hưởng.
Xây dựng sửa đổi nội quy ATVSLĐ tại doanh nghiệp và thực hiện chấp hành, định kỳ xem xét và sửa đổi nếu cần phù hợp với quy mô, tính chất hoạt
động của doanh nghiệp với các nội dung xây dựng chính sách an toàn vệ sinh lao
động có các mục tiêu thật rõ ràng và khả thi.
4.3.2.2. Tăng cường tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp
Công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến kiến thức có vai trò hết sức đặc biệt để nâng cao nhận thức, hiểu biết về ATVSLĐ cho các đối tượng, từ nhà quản lý, NSDLĐ cho đến NLĐ. Từ đó khơi dậy ý thức trách nhiệm, nhiệt tình, tính chủ động, tự giác của mọi đối tượng, tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy công tác ATVSLĐ đạt hiệu quả cao.
Hoạt động thông tin, tuyên truyền về AT,VSLĐ trong thời gian qua đã có nhiều bước đổi mới đáng kể cả về nội dung, hình thức tuyên truyền; mở rộng hơn các nhóm đối tượng, đan xen nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng tạo sự quan tâm, thu hút người xem, người nghe. Tuy nhiên, nội dung thông tin, tuyên truyền còn mang tính chung chung, nêu vấn đề; chưa có nhiều các thông tin mang tính hướng dẫn, định hướng cụ thể đặc biệt và có sự phân loại cụ thể đến từng nhóm đối tượng cho sát với trình độ nhận thức, trình độ công nghệ, điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các chủ thể tham gia lao động sản xuất. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chưa thường xuyên, liên tục mới chỉ tập trung trong thời gian diễn ra Tuần lễ quốc gia hoặc khi có sự kiện về
TNLĐ, cháy nổ; các thông tin có tính chất hướng dẫn chi tiết hoặc trợ giúp cụ thể