Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư đến 31/12/2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 82 - 87)

Nếu tính các dự án FDI trong các KCN của tỉnh Hưng Yên, thì trong số 167 dự án FDI có 158 dự án có hình thức đầu tư là 100% vốn FDI chiếm 94,61% tổng số dự án FDI trong KCN, với số vốn là 2.435.500 nghìn USD; có 9 dự án là hình thức liên doanh chiếm 5,39% tổng số dự án FDI trong KCN tổng dự án, với vốn là 611.997 nghìn USD. Như vậy, chúng ta thấy nguồn vốn FDI trong KCN tỉnh Hưng Yên theo chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài.

4.2.3.3. Về đối tác đầu tư

Đến năm 2016, đã có 27 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án FDI đầu tư vào tỉnh Hưng Yên. Trong đó, quốc gia có dự án FDI lớn nhất là Nhật bản với 119 dự án, chiếm 33,06% số dự án FDI toàn tỉnh, tổng số vốn đăng ký là 1.920 triệu USD, chiếm 62,56% vốn đăng ký; số vốn đăng ký bình quân là 16,13 triệu USD, lớn hơn trung bình cả nước (cả nước là 13 triệu USD). Các đối tác Nhật Bản đầu tư vào tỉnh Hưng Yên với các thương hiệu tiêu biểu như: Honda, Canon, Toyota, Nippon, Daikin, Inax….

Bảng 4.12. FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp đến 31/12/2016

STT Quốc gia vùng lãnh thổ Số dự án Số vốn đăng ký (Nghìn USD) 1 Nhật Bản 119 1.920.299 2 Hàn Quốc 115 561.014 3 Trung Quốc 54 198.904 4 Mỹ 3 20.743 5 Đài Loan 10 27.222 6 Pháp 2 14.754 7 Thái Lan 3 17.427 8 Đức 6 21.369 9 Hà Lan 8 9.273 10 Thụy Sỹ 2 70.500 11 Hồng Kông 9 35.235 12 Italia 5 52.500 13 Xingapo 4 49.247 14 Malaixia 3 14.649 15 Belarút 1 16.258 Tổng 360 3.069.524

Đối tác đầu tư lớn thứ hai vào Hưng Yên là Hàn Quốc với các thương hiệu lớn như: Hyundai, LG, Dorco,…. với 115 dự án, chiếm 31,94% số dự án FDI toàn tỉnh, tổng số vốn đăng ký là 561 triệu USD, chiếm 18,28% vốn đăng ký. Mặc dù số vốn bình quân trên một dự án là 4,9 triệu USD, thấp hơn trung bình cả nước nhưng các DN có vốn FDI của Hàn Quốc luôn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế của tỉnh. Trung Quốc là đối tác lớn thứ ba với 54 dự án được cấp phép, chiếm 15,00% số dự án FDI toàn tỉnh, tổng số vốn đăng ký là 224 triệu USD, chiếm 6,48% vốn đăng ký; số vốn đăng ký bình quân là 3,7 triệu USD, bằng 1/3 trung bình trung cả nước. Đứng thứ tư là Đài Loan với 10 dự án được cấp phép, chiếm 2,77% số dự án FDI toàn tỉnh, tổng số vốn đăng ký là 27,2 triệu USD, chiếm 0,89% vốn đăng ký; số vốn đăng ký bình quân là 2,7 triệu USD, bằng 1/4 trung bình cả nước.

Sau các đối tác trên, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Hà Lan, Đức, Italy, Mỹ và một số nước trong khu vực châu Á, châu Âu đã đầu tư vào tỉnh; trong số các nước này thì Thụy Sỹ có vốn đăng ký bình quân là 35 triệu USD/dự án, lớn gấp 4 lần trung bình toàn tỉnh và lớn gấp 2,7 lần so với trung bình cả nước; tiếp đến là Singapore có vốn đăng ký bình quân là 12,3 triệu USD/dự án. Các dự án FDI này là những năng lực bổ sung hết sức cần thiết để công nghiệp tỉnh tiếp tục có bước phát triển nhanh, vững chắc trong thời gian tới.

Tính đến hết ngày 31/12/2016, các dự án FDI đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ thì Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 đối tác đầu tư lớn nhất vào các KCN của tỉnh. Trong 167 dự án FDI đầu tư vào các KCN của tỉnh thì chỉ tính riêng Nhật Bản đã có tới 98 dự án đầu tư, chiếm 58,86% tổng số các dự án vào các KCN của tỉnh tương đương với 73,59% tổng số vốn đăng ký vào các KCN của tỉnh. Trong đó, KCN Thăng Long II thu hút các dự án đầu tư từ Nhật Bản với tổng số 72/77 dự án. Tiếp theo là Hàn Quốc với 34 dự án FDI đầu tư vào các KCN của tỉnh, chiếm 20,36% tổng số các dự án vào các KCN của tỉnh tương đương với 14,27% tổng số vốn đăng ký vào các KCN của tỉnh. Các quốc gia còn lại là Singapore, Thụy Sĩ, Đức, Thái Lan và Trung Quốc, mỗi quốc gia có 01 dự án. KCN Phố Nối A, trong tổng số 73 dự án FDI có 26 dự án từ Hàn Quốc với số vốn 379,9 triệu USD, Nhật Bản 26 dự án với số vốn 325,7 triệu USD…

4.2.3.4. Vốn FDI theo ngành kinh tế

Trong cơ cấu FDI theo ngành kinh tế thì các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp gồm: công nghiệp sản

xuất, lắp ráp máy móc thiết bị; công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, tin học, y tế; sản xuất thức ăn chăn nuôi; công nghiệp dệt may; sản xuất linh kiện máy bay, tàu biển, ô tô; sản xuất sản phẩm, linh kiện nhựa; sản xuất vật liệu xây dựng;...

Bảng 4.13. Số lượng dự án FDI trên địa bàn tỉnh đã đi vào SXKD đến 31/12/2016 đến 31/12/2016 Chia theo ngành kinh tế Số lượng dự án đã đi vào hoạt động (DA) Vố đầu tư đăng ký (Nghìn USD) Vốn đầu tư thực hiện (Nghìn USD) Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký (%) 1. Ô tô xe máy 22 150.000 75.000 50,00 2. Dệt may 38 290.000 120.500 41,55 3. Nhựa 30 95.000 45.000 47,37 4. Vật liệu XD 15 120.000 75.000 62,50 5. Điện dân dụng 12 625.000 455.000 72,80 6. Máy móc TB 21 10.000 3.950 39,50 7. Điện tử, điện lạnh 29 650.000 450.000 69,23 8. Thức ăn gia súc 6 150.000 60.000 40,00 9. Khác 30 379.914 117.467 30,92 Công nghiệp nặng 24 192.500 113.200 58,81 10. Cơ khí 19 65.000 31.600 48,62 11. Hóa chất 2 25.000 14.970 59,88 Tổng cộng 227 2.670.150 1.522.397 57,02

Nguồn: Cục Thống kê Hưng Yên (2016)

Như vậy, qua phân tích cơ cấu FDI theo ngành kinh tế, chúng ta có thể nhận thấy, xu hướng chung của các nhà ĐTNN chỉ chú trọng tới các lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệu quả kinh tế cao; đặc biệt là khai thác lợi thế về nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi cho việc xuất, nhập nguyên vật liệu và sản phẩm. Tính đến 31/12/2016, ngành có số dự án FDI đang hoạt động SXKD lớn nhất là ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic với 33 dự án FDI; đứng thứ hai là ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn với 27 dự án FDI; đứng thứ ba là ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản với 25 dự án FDI; đứng thứ tư là ngành sản xuất trang phục với 21 dự án FDI...

Bảng 4.14. Số lượng dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp đang hoạt động SXKD đang hoạt động SXKD

Chi theo ngành công nghiệp 2010 2013 2014 2015 2016

- Sản xuất chế biến thực phẩm 3 6 6 8 10

- Dệt 8 11 14 15 17

- Sản xuất trang phục 16 15 16 20 21 - Sản xuất da và các SP có liên quan 1 3 3 4 5 - Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre 0 0 0 0 1 - Sản xuất giấy và SP từ giấy 4 5 5 5 6 - Sản xuất hóa chất và SP hóa chất 1 5 4 6 7 - Sản xuất SP từ cao su và plastic 7 20 24 28 33 - Sản xuất SP từ khoáng phi kim loại khác 3 3 4 3 4 - Sản xuất kim loại 3 5 4 5 4 - Sản xuất SP từ kim loại đúc sẵn 13 24 25 27 27 - Sản xuất SP điện tử, máy vi tính và sản 6 10 13 14 25 - Sản xuất thiết bị điện 5 6 5 7 12 - Sản xuất MM, TB chưa được phân vào đâu 6 15 12 12 14 - Sản xuất xe có động cơ 6 15 14 16 16 - Sản xuất phương tiện vận tải khác 15 17 15 14 14 - Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 4 4 6 7 7 - Hoạt động thu gom, xử lý rác thải 1 2 1 2 2

Tổng số 103 167 172 195 227

Nguồn: Cục Thống kê Hưng Yên (2016)

4.2.4. Những thành tựu và tác động của việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hưng Yên công nghiệp tỉnh Hưng Yên

4.2.4.1. Bổ sung nguồn vốn đầu tư

Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong gần 20 năm qua liên tục tăng và duy trì ở mức cao, trung bình tăng 20,24%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 1997 là 918 tỷ đồng, năm 2016 đạt 28.184 tỷ đồng, tăng gấp 30,7 lần so với năm 1997. Trong đó nguồn vốn FDI vẫn duy trì mức độ tăng mạnh qua các năm, nhất là từ khi địa phương có các chính sách khuyến khích thu hút ĐTNN; các dự án FDI đầu tư vào tỉnh Hưng Yên đã góp phần bổ sung vào nguồn vốn đầu tư cho tỉnh. Vốn đầu tư phát triển của khu vực FDI năm 1997 chiếm 12,5% tổng nguồn vốn của tỉnh; năm 2005 đạt 452.394 triệu đồng, chiếm 8,69%; năm 2010 đạt 1.886.777 triệu đồng, chiếm 15,11%; năm 2016 đạt 9.560.747 triệu đồng, chiếm 33,92% tổng nguồn vốn của tỉnh và tăng gấp 2,5 lần so với năm 1997.

Bảng 4.15. Vốn đầu tư theo giá hiện hành chia theo khu vực kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng số Chia ra: Vốn khu vực Nhà nước Vốn khu vực ngoài Nhà nước Vốn khu vực FDI Năm 2010 12.483.886 1.808.179 8.788.930 1.886.777 Năm 2011 14.078.641 1.241.760 10.599.463 2.237.418 Năm 2012 17.525.201 2.804.205 11.639.891 3.081.105 Năm 2013 19.665.167 3.594.848 11.734.278 4.336.041 Năm 2014 22.458.982 4.023.758 11.918.781 6.516.443 Năm 2015 25.328.961 4.000.026 13.276.924 8.052.011 Năm 2016 28.183.986 4.231.201 14.392.038 9.560.747 Nguồn: Cục Thống kê Hưng Yên (2016)

Với sự thu hút được nhiều dự án trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh, nhất là các dự án FDI đã góp phần tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng dần hàng năm và cao hơn trung bình của cả nước, trong đó: Năm 1997 chiếm 35,56%; năm 2001 chiếm 42,25%; năm 2006 chiếm 62,61%; năm 2010 chiếm 48,62%; năm 2011 chiếm 49,34%; năm 2015 chiếm tới 53,78% và năm 2016 chiếm tới 54,76%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 82 - 87)